Tiến sỹ có 2 năm kinh nghiệm mới được làm dịch vụ quan trắc môi trường
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.Nghị định quy định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong 2 lĩnh vực: quan trắc tại hiện trường và phân tích môi trường.
Nghị định này quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; hồ sơ và thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Cụ thể, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường phải có đủ 3 điều kiện.
Đầu tiên, tổ chức phải có quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường.
Cử nhân ra trường phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm mới được “nắm” phòng thí nghiệm quan trắc môi trường (Ảnh: Baotintuc.vn).
Video đang HOT
Tổ chức cần có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường. Cụ thể, người đứng đầu của tổ chức phải có trình độ từ đại học trở lên. Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận.
Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường.
Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường; trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường. Cụ thể, phải có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số quan trắc môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của nhà sản xuất;..
Nghị định cũng quy định tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường phải đáp ứng 3 điều kiện, trong đó về điều kiện nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi trường, người đứng đầu của tổ chức phải có trình độ từ đại học trở lên; người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và phải có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 3 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Thạc sỹ, 2 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường.
Nghị định có hiệu lực từ 15/2/2015.
P.Thảo
Theo Dantri
Cấm "ngặt" hủ tục đa thê, ép vợ góa lấy anh em trai của chồng
Chính phủ lệnh cấm áp dụng những tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình như hôn nhân đa thê; Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ; Thách cưới cao mang tính chất gả bán; Phong tục "nối dây"; Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn...
Nghị định 126 năm 2014 được Chính phủ ban hành thể hiện quy định chi tiết về việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình.
Theo Nghị định, những tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ gồm: 1- Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; 2- Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; 3- Cưỡng ép kết hôn do xem "lá số" và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo; 4- Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên; 5- Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ; 6- Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái; 7- Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo.
(Ảnh minh họa)
Đặc biệt, cấm áp dụng những tập quán lạc hậu gồm: 1- Chế độ hôn nhân đa thê; 2- Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; 3- Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ; 4- Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché... để dẫn cưới); 5- Phong tục "nối dây" (Khi người chồng chết, người vợ goá bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng goá bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố); 6- Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ; 7- Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.
Tại Nghị định, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và UBND các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xoá bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xoá bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với nhiều tập quán tốt đẹp, đa dạng, phong phú. Việc ban hành Nghị định có nội dung quy định chi tiết việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình là rất thiết thực. Những quy định trên thể hiện việc tôn trọng những tập quán tốt đẹp, đồng thời cũng nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, khuyến khích phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp, xóa bỏ tập tục lạc hậu...
P.Thảo
Theo Dantri
Tăng nặng mức xử phạt xe quá tải lên gấp 4,5 lần Mức phạt tăng nặng đối với chủ phương tiện được đưa ra trong Nghị định 107/2014/NĐ-CP là 36 triệu đồng, tăng gấp 4,5 lần so với hiện tại. Riêng lái xe quá tải sẽ bị phạt tới 8 triệu đồng và tước bằng lái 3 tháng. Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ về bổ sung Nghị định số 171 tăng...