Tiến sĩ Trần Đình Bá cược 5 triệu USD với Thứ trưởng Bộ GTVT
Tiến sĩ Trần Đình Bá lại gây sốc khi đưa ra lời cược 5 triệu USD với Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông về “đường sắt đồ cổ”.
Tàu hỏa – Ảnh: Ngọc Thắng
Trong thư gửi Quốc hội, Chính phủ, Bộ GTVT, ông Nguyễn Ngọc Đông và báo giới, ông Bá cho rằng khẳng định của ông Đông trong bài viết “Hiện đại đường sắt VN” đăng trên Báo Thanh Niên ngày 3.8.2013 là “lấy sọt đánh úp nhân dân”.
Theo ông Bá, dự án nâng cấp đường sắt khổ 1 m để hành trình Bắc – Nam rút xuống còn 21 – 23 giờ của Cục ĐSVN là tính cua trong lỗ, lừa dối nhân dân. Qua 3 thế kỷ thế giới đã liên tục cải tiến nâng cấp, đường sắt khổ 1,435 m chiếm khoảng 65%, khổ 1,520 m và 1,620 m chiếm khoảng 32% đang dùng ở các nước châu Âu, Nga, Mông Cổ và Ấn Độ. Loại đường sắt khổ hẹp 1 m và 1,067 m “thời tiền sử” hiện chỉ còn sót lại khoảng 3% chủ yếu ở Đài Loan, Nhật, Ấn Độ, Việt Nam và ASEAN được coi là “đường sắt đồ cổ”, là rác công nghệ phải thay thế .
Video đang HOT
Ông Bá cho rằng, đường sắt vẫn chỉ khổ 1 m nên tốc độ trung bình không vượt nổi 45-50 km/giờ hành trình Bắc- Nam không thể có 12-15 tiếng và cũng sẽ không thể có 21-23 tiếng.
“Vậy mà tại sao Cục ĐSVN lại để dự án đi theo “vết xe đổ đó”. Sau 9 năm “nâng cấp đường sắt 120 km/giờ” hành trình Bắc – Nam vẫn chưa vượt qua 32 tiếng, lật tàu vẫn diễn ra như cơm bữa. Vậy mà trả lời phỏng vấn báo giới, ông thứ trưởng lại tuyên bố: “Đường đơn hiện đại khổ 1 m cũng có thể chạy tàu tối đa lên 120 km/giờ như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Với tốc độ trung bình 80-90 km/giờ hành trình Bắc- Nam xuống còn 21-23 giờ”. Như vậy ông đã bất chấp khoa học để tiếp tục bảo vệ một dự án đã quá sai lầm và đang thất bại thảm hại!”, thư ông Bá viết.
Với những lập luận trên, ông Bá thách đấu với ông Nguyễn Ngọc Đông 2 điều: Ông Đông ngồi lên tàu chạy thực nghiệm 120 km/giờ để có tốc độ trung bình 80 – 90 km/giờ để hành trình Bắc – Nam đạt 21 – 23 giờ. Nếu thành công ông Bá sẽ coi ông Đông là “người anh hùng” và thưởng 5 triệu USD.
Ngược lại, nếu ông Đông không dám thử nghiệm, lại để xảy ra lật tàu chết người, ông Đông phải trả cho ông Bá 5 triệu USD. Ông Đông sẽ phải chịu trách nhiệm về sáng kiến này và sẽ được ông Bá gọi là… “nhà phá hoại vĩ đại”.
Cũng trong thư, ông Bá cho hay đã lập xong dự án đầu tư 5 tỉ USD xây đường sắt khổ 1,435 m trong 1 năm, chiếm 5% GDP của cả nước. “Dự án khôn ngoan và thông minh này sẽ nhanh chóng thủ tiêu đường sắt đồ cổ, vừa có đường sắt hiện đại 1.435 m nối mạng quốc tế tiết kiệm vốn đấu tư hàng chục tỉ USD”.
Theo Thanh niên
Chợ bán "hồn muôn năm cũ" chỉ có ở Hà Nội
Những món đồ tưởng là đồ bỏ đi với nhiều người nhưng ở phiên chợ đặc biệt này lại trở thành những vật có giá trị.
ảnh minh họa
Hình thành một cách ngẫu nhiên, chẳng có hóa đơn, không được quảng cáo rầm rộ nhưng khu chợ mang tên chợ xưa với cách ví von "mua của người chán bán cho người cần" này, vẫn thu hút rất đông khách đến mua hàng.
Chợ xưa chỉ họp duy nhất vào thứ 7 hàng tuần, quy tụ những người đam mê đồ cổ từ khắp vùng miền đất nước. Các mặt hàng ở đây đều rất đặc biệt với đủ loại từ chiếc đèn dầu Hoa Kỳ, đồng hồ quả lắc, đài cát sét, loa, tem cổ, cho đến những loại vật dụng sinh hoạt tưởng chỉ tồn tại trong thời bao cấp như điện thoại quay số, bàn là liên xô... Hầu hết các món đồ này đều có niên đại từ vài chục đến hàng trăm năm và được giới chơi đồ cổ săn lùng từ nhiều vùng, nhiều nguồn khác nhau.
Thu hút khách đông nhất là những quán bán tiền cổ. Những tờ tiền của nhiều nước khác nhau được bọc cẩn thận trong những núi ni lông để khách tiện chọn lựa. Giá của những tờ tiền như này dao động từ vài chục cho đến vài trăm nghìn một tờ.
Cách mua bán ở phiên chợ xưa cũng rất đặc biệt. Thông thường, đối với những món đồ cổ thuộc hàng độc sẽ được người bán tổ chức phiên đấu giá ngay tại chợ, người trả giá cao nhất sẽ là người cuối cùng được sở hữu món đồ. Những buổi đấu giá như thế thường diễn ra rất sôi nổi và thu hút rất đông người tham gia.
Nhiều chủ hàng trưng bày những món đồ vật mình có chỉ với mục đích giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm về đánh giá, thẩm định đồ cổ, hoặc đơn giản là cho nhau xem những món đồ độc.
Không giống những khu chợ khác, người mua - người bán ở đây đều phải là những người có sự am hiểu nhất định về lịch sử, văn hóa. Nhiều người, lặn lộn đến đây chỉ để được một lần chạm tay vào những món đồ tưởng chỉ còn lại ở thời quá vãng, cũng có khi chỉ để trao đổi, chia sẻ về văn hóa ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của dân tộc.
Xuân Ngọc - Hà Trang
Theo Dantri
Giải mã hang ma yểm bùa khiến nhiều người đột tử Nhiều người dân ở Tuyên Quang từ bao năm nay vẫn đồn thổi về câu chuyện trên địa bàn tồn tại một cái hang bí ẩn, bên trong chứa rất nhiều đồ cổ, châu báu nhưng không ai dám tới gần vì sẽ chết bất đắc kỳ tử, không thì cũng phát điên phát dại. Người thì bảo trong hang có ma, có...