Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu: Cho vay ngang hàng là kênh vay vốn phù hợp với DN nhỏ và vừa
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu mới đưa ra kiến nghị Chính phủ và Quốc hội sớm đưa ra những quy định để điều chỉnh hoạt động cho vay ngang hàng, bởi vì đây là một kênh tài chính mới mẻ có thể hỗ trợ kết nối các nhà đầu tư và doanh nghiệp vay vốn, bổ sung thêm một kênh tài chính khi hệ thống ngân hàng vốn đã quá tải.
Tại Hội thảo khoa học “Liên kết – Hành động vì hàng Việt” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) tổ chức vào chiều ngày 15/11/2019, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Verig đề nghị Chính phủ và Quốc hội sớm đưa ra những quy định để điều chỉnh hoạt động P2P Lending (cho vay ngang hàng), bởi vì đây là một kênh tài chính mới mẻ có thể hỗ trợ kết nối các nhà đầu tư và doanh nghiệp vay vốn, bổ sung thêm một kênh tài chính khi hệ thống ngân hàng vốn đã quá tải.
Theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, 98% doanh nghiệp Việt Nam là các DNNVV, đó là các doanh nghiệp sản xuất ra phần lớn các sản phẩm tiêu dùng “Made in Vietnam” nhưng đây lại là thành phần kinh tế gặp nhiều khó khăn trong việc đi tìm nguồn vốn kinh doanh. Mặc dù Chính phủ đã có các chính sách thuế ưu đãi cho DNNVV, các quỹ hỗ trợ và đặc biệt là quỹ bảo lãnh tín dụng giúp các DNNVV vay vốn tại các ngân hàng. Nhưng tất cả những hỗ trợ đó còn rất hạn chế, các doanh nghiệp phải chủ động đi tìm nguồn vốn phù hợp với nhu cầu tài chính và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp mình.
Những hạn chế này có thể được tháo gỡ nhờ việc ứng dụng CNTT để kết nối các nhà đầu tư với doanh nghiệp vay vốn mà một trong những điển hình là các công cụ để phát triển hệ thống cho vay ngang hàng (P2P Lending), qua đó các công ty Fintech kết nối các nhà đầu tư với doanh nghiệp vay vốn qua ứng dụng CNTT. Hoạt động cho vay ngang hàng đang được phát triển nhanh hơn tại nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
“Tại Việt Nam mặc dù hoạt động P2P Lending chưa có chính sách cụ thể nhưng cũng đã phát triển khá mạnh mẽ, có tới khoảng 50 công ty Fintech đang có hoạt động P2P Lending. Do đó, nhà nước cần sớm có chính sách quản lý P2P Lending để người dân có thể tự cho nhau vay vốn mà không qua hệ thống ngân hàng. Đây cũng là một kênh tài chính mới mẻ có thể hỗ trợ DNNVV tìm kiếm nguồn vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh”, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đề xuất Chính phủ và Quốc hội sớm có chính sách điều chỉnh dịch vụ cho vay ngang hàng P2P Lending.
Mới đây, khi dịch vụ P2P Lending đang có phát triển khá mạnh mẽ, vào tháng 7/2019, Ngân hàng Nhà nước đã ra công văn khuyến nghị về hoạt động cho vay ngang hàng. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước khẳng định pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định về hoạt động vay ngang hàng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn hệ thống, Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) như sau: Nghiên cứu, tìm hiểu, nắm rõ rủi ro phát sinh từ hoạt động vay ngang hàng để hướng dẫn, thông báo trong nội bộ TCTD về các rủi ro tiềm ẩn của hoạt động; thận trọng trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận hợp tác với các công ty vay ngang hàng để đảm bảo việc hợp tác giữa các TCTD với các công ty này đúng quy định pháp luật; trong quá trình hợp tác đề nghị các công ty vay ngang hàng công bố đầy đủ, minh bạch, trung thực thông tin về nội dung hợp tác, giao dịch; đảm bảo việc hợp tác, kết nối, giao dịch các công ty vay ngang hàng an toàn, hiệu quả, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của TCTD và khách hàng.
Tại buổi tọa đàm “Thúc đẩy triển khai cơ chế sandbox trong kinh tế chia sẻ tại Việt Nam” tổ chức ngày 7/11 vừa qua, đại diện Ví điện tử Moca đã đề xuất với những ý tưởng mới như mô hình vay ngang hàng P2P, sẽ cần thời gian thử nghiệm dài hơn để kiểm chứng vì liên quan đến nhiều tầng lớp xã hội và gây ra ảnh hưởng lớn đến an ninh xã hội. Phương pháp và thời gian thực hiện cần cân bằng giữa yếu tố quản lý của cơ quan nhà nước và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư với tầm nhìn dài hạn, tránh việc lợi dụng cơ chế sandbox để khai thác lợi nhuận trong ngắn hạn.
Video đang HOT
Hiện nay đang tồn tại một khoảng trống pháp lý đối với Fintech nói chung và dịch vụ cho vay ngang hàng nói riêng. Theo đó thể chế quản lý hoạt động Fintech chưa được đề cập tại bất cứ văn bản pháp lý cụ thể nào. Bên cạnh đó, chưa có quy định về đơn vị chuyên trách hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của Fintech. Ngoại trừ hoạt động trung gian thanh toán, các hoạt động Fintech chưa được quy định và điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý, như hoạt động vay ngang hàng, trong khi theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước đang có hơn 40 công ty hoạt động trong lĩnh vực này.
Đỗ Quyên
Theo doanhnghiepvn.vn
Cho vay ngang hàng và nỗi lo mang tên "đa cấp"
Cho vay ngang hàng (P2P lending) sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng xảy ra những biến tướng từ hình thức cho vay này nhằm trục lợi cho một số cá nhân, tổ chức hoạt động P2P.
Phát biểu tại Tọa đàm khoa học "Cho vay ngang hàng (P2P lending) - Lợi ích, rủi ro và quản lý" tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) cho rằng, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các công ty fintech trong những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ, cung cấp các giải pháp tài chính mới trên nền tảng số. Trong đó, mô hình các công ty cho vay ngang hàng (P2P Lending) cung cấp các nền tảng kết nối platform giữa người đi vay và cho vay trực tiếp.
ThS. Phạm Xuân Hòe - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Theo ông Hòe, P2P Lending không chỉ mang lại lợi ích cho người vay như dễ tiếp cận vốn, dễ ứng dụng, thời gian xét duyệt khoản vay nhanh. Đối với người cho vay, lợi nhuận mang lại cao hơn, nhiều cơ hội lựa chọn người vay. Đối với thị trường, đa dạng hơn về kênh dẫn vốn, tiếp cận tài chính. Đồng thời, tài nguyên dữ liệu về dân cư, doanh nghiệp được khai thác hiệu quả. Đây cũng là yếu tố quan trọng hỗ trợ, thúc đẩy cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Thậm chí, nếu quản lý tốt thúc đẩy cạnh tranh, "đổi mới sáng tạo" phân bổ vốn hiệu quả theo nguyên tắc thị trường, chi phí đi vay có thể giảm.
Nói về lợi ích từ P2P Lending, chuyên gia Cấn Văn Lực cũng thừa nhận, nếu được quản lý tốt, P2P Lending sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính-ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục.
"Những cái gì mới ta phải chấp nhận và cởi mở với nó. Tôi cho rằng, nếu như ta phát triển tốt sẽ giảm trừ đáng kể tín dụng đen. Thực tế như Tima giải ngân tới 64 nghìn tỷ tương đương 1 ngân hàng nhỏ nhất ở Việt Nam hiện nay. Trong khi đó, Tima hoạt động chỉ có 200 nhân viên. Rất hiệu quả", ông Lực nhấn mạnh.
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng - Giám đốc Trường Đào tạo BIDV
Mặc dù vậy, theo ông Lực hình thức cho vay này đang chứa đựng nhiều rủi ro. Nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro được các bên chỉ ra là do sự thiếu hụt về hành lang pháp lý. Chính vì thế, khi xảy ra rủi ro, sự phân định trách nhiệm giữa các bên sẽ gặp khó khăn.
Ngoài ra, rủi ro đạo đức xảy ra khi bên vay không trả được nợ, và/hoặc công ty P2P dùng tiền đầu tư sai mục đích, quản lý kém hoặc phá sản... dẫn đến khả năng mất một phần vốn của nhà đầu tư...
"Mô hình P2P này không phải là không qua trung gian. Trung gian ở đây không phải là trung gian tài chính mà là trung gian công nghệ. Vấn đề đặt ra, bên cho vay với bên đi vay quan hệ trực tiếp như thế nào? Khác với Uber và Grab, ông lái xe và người đi xe được gặp nhau. Với P2P Lending này thì gần như người đi vay và người cho vay không gặp nhau. Cho nên vai trò của công ty đứng giữa là công ty P2P vô cùng quan trọng.
Khi rủi ro xảy ra, bên cho vay hay nhà đầu tư có ủy quyền, ủy thác cho công ty P2P thu nợ hay không cũng là vấn đề. Nếu các công ty P2P Lending phá sản thì ai sẽ là người bảo vệ NĐT, ai là người xử lý tiếp những hợp đồng còn lại?
Rủi ro tín dụng ai chịu? Công ty P2P chắc chắn không chịu. Như vậy, người cho vay sẽ là người phải chịu rủi ro tín dụng. Nếu mất vốn thì sao? Cho nên những người tham gia trò chơi này rủi ro tương đối cao. Chính vì thế nên lãi suất cho vay cũng sẽ cao", ông Lực cho hay.
Cũng phải nói thêm rằng, đây là vấn đề mới tại Việt Nam. Hiện cơ quan quản lý còn đang loay hoay không biết làm thế nào. "Ở Việt Nam chúng ta là sợ trách nhiệm, không biết tôi không làm, khó quá thôi không cho làm. Uber và Grab loay hoay 2 năm vừa qua chính là dẫn chứng. NHNN nếu không quyết tâm thúc đẩy hình thức cho vay qua P2P Lending thì sẽ rơi vào tình trạng tương tự như Uber và Grab", ông Lực nhấn mạnh.
Đóng góp về sự phát triển của cho vay ngang hàng tại Việt Nam, một vài quan điểm cho rằng, cho vay ngang hàng có những lợi ích nhãn tiền song với trình độ dân trí còn thấp như hiện nay, nhiều khả năng xảy ra những biến tướng của hình thức cho vay này như công ty P2P lừa đảo, áp dụng lãi suất và phí cao bất chấp khả năng trả nợ của bên vay, hoặc bên vay trốn tránh trả nợ.
Nghiêm trọng hơn là công ty P2P hoạt động như các hình thức đa cấp, lôi kéo và lợi dụng người dân thiếu hiểu biết về tài chính ở những vùng nông thôn để trục lợi. Điều này dễ dẫn tới những rủi ro và kéo theo những bất ổn về xã hội không khác gì hình thức tín dụng đen hiện nay.
Thậm chí, là nhiều khả năng xảy ra những biến tướng của hình thức cho vay này như công ty P2P lừa đảo, áp dụng lãi suất và phí cao bất chấp khả năng trả nợ của bên vay, hoặc bên vay trốn tránh trả nợ...
PGS.TS Trần Đăng Khâm
Cùng quan ngại, PGS.TS Trần Đăng Khâm cho rằng, chúng ta cần hết sức cần thận khi cho phép phát triển P2P Lending.
"Chúng ta cứ cho hình thức này phát triển và chỉ đặt vấn đề về quản lý. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có quản lý được không? Và ai là người đứng ra quản lý?Nếu quản lý chúng ta quản lý cái gì?", ông Khâm đặt vấn đề.
Theo ông Khâm, chúng ta cần nhìn nhận thấu đáo cho sự phát triển của hình thức này. Bên cạnh đó, các quốc gia đều xem hoạt động này là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện và phải được cơ quan thẩm quyền cấp phép. Tuy nhiên, theo cách nhìn khác nhau nên tại mỗi nước việc quản lý hoạt động P2P được giao cho các cơ quan khác nhau như Ngân hàng Trung ương, Cơ quan quản lý tài chính, Ủy ban Chứng khoán, Ủy ban Dịch vụ tài chính...
Tại Việt Nam, theo ông Khâm, NHNN cần xác định rõ lĩnh vực, hoạt động nào cần cấp giấy phép để từ đó có sự quản lý, kiểm soát hiệu quả nhất khi phát triển cho vay ngang hàng thời gian tới.
Theo danviet.vn
Pháp lý thử nghiệm cho fintech: Chờ đến bao giờ? Cơ quan quản lý nhà nước đã và đang triển khai xây dựng khung pháp lý thử nghiệm cho lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quá trình này cần được đẩy nhanh hơn nữa để tránh rủi ro cho thị trường và thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp fintech Việt Nam. Xây dựng khung...