Tiến sĩ gốc Việt được vinh danh tại Australia trong lĩnh vực nghiên cứu về sa sút trí tuệ
Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh, người Việt ở Australia là một trong bốn nhà nghiên cứu tiêu biểu được nêu tiểu sử đánh dấu những gương mặt thành công nổi bật trong nghiên cứu về sa sút trí tuệ.
Tại Báo cáo Tổng kết Sáng kiến Thúc đẩy nghiên cứu sa sút trí tuệ quốc gia 2014-2019 của chính phủ Australia do Viện nghiên cứu Sa sút trí tuệ quốc gia (thuộc Hội đồng nghiên cứu y học và sức khỏe LB Úc – NNIDR) xuất bản, thông tin về tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh đã được đăng tải.
Tiểu sử thông tin về tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh được đăng tải (Ảnh: VOV)
Đây là những người được lựa chọn trong tổng số 366 nhà nghiên cứu sa sút trí tuệ hàng đầu của Úc hiện đang làm việc tại 29 trường đại học và viện nghiên cứu trên toàn Úc đã nhận được kinh phí nghiên cứu thông qua Sáng kiến trị giá 200 triệu đô la trong vòng 5 năm này.
Sáu nghiên cứu trường hợp cùng với tiểu sử của bốn nhà nghiên cứu tiêu biểu được trình bày trong Báo cáo nhằm làm nổi bật những thành công rực rỡ trong nghiên cứu sa sút trí tuệ ở tất cả các lĩnh vực dự phòng, điều trị, chẩn đoán và chăm sóc.
Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh là một trong bốn nhà nghiên cứu tiêu biểu được lựa chọn để trình bày tiểu sử trong Báo cáo 2014-2019. Ông là người Úc gốc Việt duy nhất nhận được tài trợ từ Sáng kiến Thúc đẩy Nghiên cứu Sa sút Trí tuệ của Chính phủ Úc. Tài trợ của ông thuộc loại hỗ trợ phát triển nhà nghiên cứu (fellowship) với đề tài: “Thiết lập danh mục hoàn chỉnh các thuốc có khả năng gây suy giảm nhận thức”.
Ông sinh ra và lớn lên tại Thái Bình, là cựu học sinh chuyên toán Chuyên Thái Bình rồi trở thành sinh viên trường Dược. Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ, ông Nguyễn Tuấn Anh ở lại trường làm giảng viên trước khi sang Sydney để giành học vị tiến sỹ. Sau khi hoàn thành chương trình tiến sỹ, ông tiếp tục sự nghiệp với vị trí chuyên viên nghiên cứu sau tiến sỹ tại Trường Đại học khoa học y dược, thuộc Đại học Tổng hợp Nam Úc, tiếp đó là giảng viên về quản trị y tế tại Trường Đại học Y, thuộc Đại học Tổng hợp Flinders.
Cuối năm 2015, ông giành được học bổng nghiên cứu thuộc chương trình Phát triển nghiên cứu sa sút trí tuệ, đồng tài trợ bởi Hội đồng nghiên cứu Y học và Sức khỏe Quốc gia và Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Úc (NHMRC-ARC).
Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh là nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu dược và chất lượng sử dụng thuốc, Trường Đại học khoa học y dược, thuộc Đại học Tổng hợp Nam Úc. Ông là người có các hoạt động nghiên cứu hữu ích với mong mỏi cùng đồng nghiệp góp sức phát triển ngành y tế Việt Nam.
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh (Ảnh: VOV)
Khi tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học New South Wales với đề tài nghiên cứu về giá thuốc và chính sách giá thuốc tại Việt Nam, Nguyễn Tuấn Anh đã tạo ra một mô hình lý thuyết mới về tham nhũng trong y tế. Công trình này đạt nhiều giải thưởng trong đó có 7 học bổng tham dự các hội thảo quốc tế, cũng như được Tổ chức y tế thế giới công bố trên trang web chính thức của họ, một sự kiện hiếm gặp.
Hiện nay, cùng với nhóm nghiên cứu gồm nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới về sa sút trí tuệ do anh thành lập, tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh đang thực hiện Dự án thiết lập hệ thống bằng chứng cho việc xây dựng kế hoạch quốc gia về phòng chống sa sút trí tuệ ở Việt Nam.
Theo thoidai
Phụ huynh Việt ở nước ngoài yên tâm cho con đi học trong dịch Covid-19
Một số phụ huynh Việt Nam ở nước ngoài khẳng định họ yên tâm cho con đến trường trong đợt dịch virus corona vì trường có biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ.
Sáng 18/2, chị Ngô Anh (Tokyo, Nhật Bản) tất bật chuẩn bị những thứ cần thiết cho một ngày ở trường của con gái 5 tuổi.
"Nghe tin dịch bệnh, tôi cũng sợ nên hạn chế việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Nhưng gửi con ở trường thì yên tâm lắm", nữ phụ huynh chia sẻ với Zing.vn.
Nhật Bản hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng thứ hai trong đợt dịch Covid-19, sau Trung Quốc. Nước này có 619 ca nhiễm và một trường hợp tử vong, theo cập nhật của South China Morning Post đến chiều 18/2. Dù vậy, các trường học hoạt động bình thường. Australia, Singapore cũng không đóng cửa trường.
Trường học ở Nhật Bản vẫn mở cửa đón học sinh trong đợt dịch Covid-19. Ảnh minh họa: Reuters.
Phụ huynh yên tâm cho con đến trường
Con gái chị Ngô Anh hiện học tại trường mẫu giáo công lập ở Tokyo. Một tháng nay, việc học hành của con chị không bị ảnh hưởng từ dịch virus corona. Mọi hoạt động diễn ra bình thường.
Tại Narita, gia đình chị Hoàng Thu Thủy vẫn gửi con (hai tuổi) đến lớp. Nữ phụ huynh cho biết trường chỉ gửi thông báo nhắc nhở thường xuyên hơn ngày thường. Đây cũng là quy định được thực hiện trong các đợt có cúm, không riêng gì Covid-19.
Lo sợ con nhiễm virus, chị Thủy cho bé đeo khẩu trang khi đi đường và tháo ra lúc vào trường để con có thể hoạt động thoải mái.
Tương tự, ở Singapore, chị Hoàng Vy cho biết các trường học không đóng cửa. Những trường hợp sốt hoặc từng đến Trung Quốc từ khi dịch khởi phát tự cách ly theo quy định của Bộ Giáo dục. Vì thế, Vy vẫn chon con trai (3 tuổi) đến lớp.
"Trường học sạch sẽ, giáo viên trách nhiệm cao nên tôi không lo lắng gì khi gửi con trong đợt dịch", cô chia sẻ.
Australia cũng không đóng cửa trường, dù nước này có 15 ca nhiễm virus corona. Chị Ly Nguyễn, phụ huynh có hai con học tại Melbourne, thông tin sở giáo dục và trường thông báo những người vừa từ Trung Quốc qua hoặc người có triệu chứng tự cách ly, đồng thời nhờ người gọi bác sĩ đến khám. Còn lại, các trường vẫn mở cửa đón học sinh.
Nữ phụ huynh nói thêm ở Australia, dịch Covid-19 chủ yếu ảnh hưởng nặng nề tới các nhà hàng Trung Quốc và đại học. Chính phủ cấm người Trung Quốc nhập cảnh nên lượng sinh viên giảm hẳn. Trong khi đó, tháng 2 là thời điểm sinh viên nhập học. Một số trường chưa bắt đầu học kỳ mới vì số lượng sinh viên quá ít.
Theo thông tin chị Ly nắm được, ĐH Monash lùi thời gian nhập học lại 3 tuần do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
"Trường phổ thông hoạt động bình thường. Là phụ huynh, tôi không thấy gì quá nghiêm trọng", bà mẹ hai con nói.
Ong Ye Kung, Bộ trưởng Giáo dục Singapore, đến thăm học sinh trường Tiểu học First Toa Payoh. Ông cho biết sẽ không đóng cửa trường học ở nước này trong đợt dịch Covid-19. Ảnh: Straitstimes.
Trẻ được dạy ý thức phòng ngừa dịch bệnh
Nhìn chung, điều khiến các phụ huynh yên tâm khi tiếp tục để con đi học trong đợt dịch ở Nhật Bản, Singapore hay Australia là họ tin tưởng con mình an toàn khi đến trường.
Chị Ngô Anh kể từ lúc có thông tin về dịch Covid-19, trường gửi mail hàng ngày đến phụ huynh, nhắc nhở họ đặt sẵn khẩu trang trong cặp của con. Thầy cô giáo đeo khẩu trang và đặt nước sát trùng ở mọi nơi trong trường.
Các trường ở Nhật Bản đều chú trọng việc đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi đến trường, đồng thời nhắc nhở phụ huynh cùng theo dõi.
Ngôi trường con chị Ngô Anh đang học quy định cha mẹ học sinh phải kiểm tra thân nhiệt hàng ngày cho con, ghi vào sổ liên lạc. Việc này được thực hiện thường xuyên, kể cả khi không có dịch.
Trong khi đó, trường của con trai chị Thu Thủy lại chủ động đo thân nhiệt cho trẻ. Theo quy định chung, những trẻ sốt từ 37,5 độ C trở lên phải ở nhà. Ngoài ra, giáo viên cho trẻ rửa tay thường xuyên tại trường và nhắc nhở phụ huynh giúp con hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh.
Đây cũng là điểm chị Ngô Anh đánh giá cao đối với trường học ở Nhật Bản. "Con được rèn thói quen tốt hàng ngày như rửa tay trước khi ăn, vận động nhiều để tăng sức đề kháng. Thời gian này, tôi chỉ cần nói với con về dịch bệnh, dặn dò thêm. Bé biết tự giác đeo khẩu trang khi ra đường, xịt nước sát khuẩn khi về nhà", chị Ngô Anh kể.
Tương tự, chị Ly Nguyễn chỉ cần dặn dò con giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng là đủ yên tâm khi bé đi học.
Chị Hoàng Vy cũng hoàn toàn yên tâm khi Singapore đưa ra hàng loạt biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong mùa dịch, đồng thời không làm gián đoạn việc học.
Vy kể khi đưa con đến trường, giáo viên đứng ở cổng, cầm máy đo nhiệt độ. Trẻ thân nhiệt bình thường sẽ vào học. Những em bị sốt, phụ huynh cần đưa về. Trường tạm hủy các hoạt động tập thể, tránh để học sinh đến nơi đông người trong thời gian có dịch.
Hoàng Vy cho biết thêm với những học sinh lớn hơn, từ bậc tiểu học trở lên, trường còn có chương trình Giáo dục Công dân và Tính cách (CCE) để hướng dẫn các em cách phòng ngừa virus corona lây lan.
Vì thế, cô hoàn toàn yên tâm khi cho con theo học trong hệ thống giáo dục mà cả người quản lý lẫn giáo viên đều có trách nhiệm cao trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh và chú trọng hướng dẫn các em cách tự bảo vệ mình.
Theo Zing
Thêm 99 ca nhiễm virus corona trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật Giới chức Nhật Bản thông báo số ca dương tính với virus corona mới được xác nhận trong ngày 16/2 là 99 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm lên 454 bệnh nhân. Bộ Y tế Nhật Bản ngày 17/2 thông báo đã phát hiện thêm 99 trường hợp dương tính với chủng virus corona mới trên du thuyền Diamond Princess. Kế hoạch...