Tiến sĩ giáo dục học hướng dẫn cha mẹ 1 số trò chơi với con khi ở nhà mùa dịch
Đây là một số trò “ chơi mà học” giúp trẻ có cảm xúc tích cực lẫn phát triển các kỹ năng cần thiết, đồng thời gắn bó tình cảm cha mẹ với con cái hơn.
Tin tức các ca nhiễm virus Corona mới ở Việt Nam càng khiến cho dự định cho phép học sinh quay lại trường học khó thành hiện thực hơn. Các cha mẹ một lần nữa phải tự thuyết phục và cũng “trấn an” chính mình về việc tiếp tục trông con hoặc thu xếp việc trông con ở nhà cho ổn thoả. Điều này là thử thách không nhỏ cho nhiều ông bố, bà mẹ.
Xin hướng dẫn một số cách thức được áp dụng trong ngành giáo dục để cha mẹ có thể bày một số trò “chơi mà học” với trẻ từ 3-11 tuổi, giúp trẻ có cảm xúc tích cực lẫn phát triển các kỹ năng cần thiết, cha mẹ cũng gắn bó với con hơn, tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho các giai đoạn giáo dục sau.
1. Hướng dẫn con tự chơi một mình
Phiền toái lớn khi trẻ ở nhà là trẻ không buông cha mẹ ra phút nào. Cha mẹ nên dạy con tự chơi một mình từ sớm, còn nếu đến giờ chưa dạy thì phải làm ngay thôi. Khả năng chơi một mình cũng là một biểu hiện của kỹ năng tự lập và phát triển tính tự lập cho trẻ. Hầu hết trẻ 9-11 tuổi có khả năng này nhưng không ít trẻ 3-6 tuổi lại thiếu hụt.
- Bắt đầu: Cha mẹ mua đồ chơi sẵn hoặc tự làm các đồ chơi cho con.
- Cha mẹ chơi mẫu, hướng dẫn từng thao tác nhỏ cách chơi và chơi cùng con cho đến khi con thành thục.
- Yêu cầu con tự chơi trong khoảng thời gian ngắn khoảng 5 phút rồi tăng dần lên.
Ngoài ra, khi yêu cầu con tự chơi, lúc đầu cha mẹ nên ở gần trong tầm mắt con nhìn thấy, sau đó thông báo cho con là cha mẹ bận việc ở phòng bên/chỗ khác và sẽ quay lại sau một khoảng thời gian. Bạn nhớ thực hiện đúng lời hứa này, và lưu ý không gian chơi của con phải đảm bảo an toàn.
Nếu trong nhà có nhiều con, cha mẹ có thể hướng dẫn các con chơi cùng nhau.
Video đang HOT
2. Chọn trò chơi phù hợp với con
Trò chơi của trẻ tuỳ theo độ tuổi.
T rẻ mẫu giáo : Trò chơi đất nặn, đồ hàng, búp bê, ô tô chạy, xỏ hạt, tô màu tranh, lego…đều rất dễ mua nguyên liệu chơi, vừa giúp trẻ giải trí, vừa phát triển vận động tinh lẫn tư duy.
Nếu nhà có sân rộng, cha mẹ dùng băng keo nhựa dán các đường zic zắc, các ô số để trẻ có thể chơi nhảy bật xa, nhảy lò cò, nhảy chụm hai chân, treo rổ hoặc vẽ vòng tròn lên tường để trẻ tập ném bóng… để phát triển các kỹ năng vận động thô.
T rẻ tiểu học : Vẽ tranh, lắp ráp mô hình, lego, khâu vá, thắt dây, cắt dán, trang trí các sản phẩm như thiệp, bao thư, túi giấy, may đồ búp bê, ghép hình… đều là gợi ý tốt để rèn luyện các kỹ năng. Các hoạt động vận động thì ngoài các hoạt động giống trẻ mẫu giáo, trẻ tiểu học có thể nhảy dây tại chỗ, lắc vòng,…
Các trò chơi trên thiết bị điện tử cũng là gợi ý hay, miễn là cha mẹ đặt luật rõ ràng về thời gian chơi và kiểm soát được việc cài đặt, truy cập các trò chơi phù hợp cho con. Các trò chơi học thuật với trẻ tiểu học rất đa dạng và có ích, cha mẹ có thể tìm bằng cách từ khoá tiếng Anh lẫn tiếng Việt trên mạng.
Cha mẹ hãy nhớ rằng trẻ rất sáng tạo, vì vậy, có khi chỉ cần chuẩn bị các vật dụng, nguyên liệu, trẻ có thể tự sáng tạo cách chơi và luật chơi cho mình, cha mẹ có khi chỉ cần tuân theo sự hướng dẫn của con.
Chỉ cần chuẩn bị các vật dụng, nguyên liệu, trẻ có thể tự sáng tạo cách chơi và luật chơi cho mình.
3. Đặt các quy tắc khi chơi
Trò chơi điện tử hay bất cứ trò chơi nào cũng cần chơi đúng cách và vừa đủ thời gian.
Chẳng hạn, 9g tối, tới giờ đi ngủ mà con đòi chơi các trò vận động mạnh như ném bóng, nhảy dây là không phù hợp. Khi đã đặt luật về thời gian và loại trò chơi rồi, cha mẹ nghiêm túc thực hiện với con. Nếu vi phạm, con sẽ nhận được hậu quả là tước quyền lợi chơi những trò con yêu thích. Thời gian tước quyền lợi tương ứng với thời gian đã vi phạm.
Khi trẻ chơi cùng nhau, để tránh xích mích, xung đột mà cha mẹ còn mất công “làm quan toà” thì cha mẹ nên động viên, khuyến khích và khen ngợi khi các con chơi cùng nhau.
Mặt khác, cha mẹ cũng phải quy ước các nguyên tắc khi chơi chung như: Chia sẻ đồ chơi, chờ đến lượt và giải quyết mâu thuẫn bằng lời nói. Con cũng được biết trước hậu quả nếu vi phạm nguyên tắc như bị tịch thu đồ chơi, phải ngồi yên suy ngẫm, hoặc mất quyền lợi trong một hoạt động mà con yêu thích.
Với trẻ nhỏ, “học thông qua chơi” (play-based learning) nên chơi đúng cách, đúng thời gian, đúng độ tuổi mang lại lợi ích rất lớn cho sự phát triển thể chất, kỹ năng lẫn tâm lý cho trẻ. Cha mẹ nên đầu tư vào việc dạy con chơi trong thời gian quý giá này.
Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thị Thu Huyền
Phó Hiệu trưởng trường Quốc tế Việt Nam- Phần Lan (TP.HCM)
Theo Trí Thức Trẻ
Nghệ An hỗ trợ "kinh phí nấu ăn bán trú" tại các trường Mầm non đặc biệt khó khăn
Ngày 12/12, tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII đã thông qua Nghị quyết quy định mức hỗ trợ kinh phí để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú tại các trường mầm non công lập thuộc xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Các trường Mầm non Công lập đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ được hỗ trợ kinh phí để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú cho trẻ từ ngày 01/01/2020.
Cụ thể, hỗ trợ kinh phí để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú cho trẻ theo định mức bằng 135% mức lương cơ sở/1 tháng/35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo; số dư từ 20 trẻ trở lên được tính thêm môt lần định mức, nhưng mỗi trường chỉ được hỗ trợ tối đa 5 lần định mức/1 tháng; thời gian hỗ trợ không quá 9 tháng/1 năm.
Kinh phí hỗ trợ được trích từ ngân sách tỉnh đảm bảo từ nguồn sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo hàng năm. Nghị Quyết này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Theo số liệu của UBND tỉnh Nghệ An cho biết, đến nay trên địa bàn có 118 xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Tại các xã đặc biệt khó khăn, cấp học mầm non có 123 trường công lập với 501 điểm trường, không có trường dân lập, tư thục.
Trong thời gian qua, giáo dục mầm non (GDMN) thuộc các xã khó khăn tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Mạng lưới trường lớp đảm bảo thuận lợi huy động trẻ đến lớp, quy mô nhóm, lớp tại các trường đặc biệt khó khăn đảm bảo huy động phần lớn trẻ ra lớp mẫu giáo. Năm học 2018-2019, các trường mầm non thuộc các xã đặc biệt khó khăn đã vận động 4.403 trẻ nhà trẻ và 33.965 trẻ mẫu giáo ra lớp...
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát năm học 2018-2019, 77,3% số trường Mầm non công lập thuộc xã đặc biệt khó khăn đang phải tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ bằng hình thức "bán trú dân nuôi".
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các xã đặc biệt khó khăn ở Nghệ An đang ở mức trên 9%.
Cụ thể: Có 95 trường mầm non tổ chức bán trú dưới hình thức "bán trú dân nuôi". Trong đó, có 398 trường trẻ ăn trưa tại trường bằng suất cơm do che mẹ chuẩn bị ở nhà. Có 28 trường có điều kiện vận động xã hội hóa đã vận động cha mẹ trẻ lương thực, chất đốt và một phần kinh phí để thuê khoán người nấu ăn hoặc vận động giáo viên, phụ huynh nấu ăn cho trẻ tại trường.
Cũng theo UBND tỉnh Nghệ An, từ năm 2018, trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở các xã khó khăn đã được nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, do đời sống của đồng bào miền núi còn hết sức khó khăn nên nhà trường không thể huy động tiền đóng góp của cha mẹ trẻ để chi trả hợp động người nấu ăn bán trú tại trường. Trong khi đó, ngân sách chi thường xuyên cho các trường mầm non chỉ mới đam bảo chi trả lương, và các chi phí hành chính và hoạt động chuyên môn của trường.
Trước thực trạng đó, hầu hết trẻ em ở các trường mầm non thuộc xã đặc biệt khó khăn chưa được tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc dinh dưỡng tại trường theo Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành.
Bên cạnh đó, hình thức "bán trú dân nuôi" phụ thuộc vào điều kiện mỗi gia đình nên không đảm bảo chế độ và cân đối dinh dưỡng cho trẻ; luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với trẻ do nguồn thức ăn đưa từ gia đình đến trường không được kiểm soát.
Qua đánh giá tình trạng dinh dưỡng cuối năm học 2018-2019, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các xã đặc biệt khó khăn đang ở mức trên 9%; cao hơn so với binh quân chung cả tỉnh từ 3,6% đến 6,5%...
Với việc Nghị quyết được ban hành, sẽ có ý nghĩa thiết thực để để đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em ở độ tuổi mầm non; góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 03 đến 06 tuổi vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Theo infonet
Chuyện lạ Hải Dương: Hàng trăm phụ huynh được ăn cơm bán trú trải nghiệm tại trường học "Thực đơn đa dạng, cách chế biến hợp với khẩu vị trẻ em, sử dụng triệt để các loại: hành, tỏi, hành tây, gừng trong từng món ăn và trong quá trình ăn cơm sẽ lồng ghép giáo dục ý thức, tác phong, tính tự lập cho học sinh", Hiệu trưởng trường Tiểu học Ngọc Sơn cho biết. Những ngày qua, câu chuyện...