Tiến sĩ chống rửa tiền lĩnh án vì rửa tiền
Bruce Bagley, 75 tuổi, cựu giáo sư chuyên về tội phạm tham nhũng và rửa tiền, bị kết án 6 tháng tù vì hành vi rửa 2,5 triệu USD.
“Tôi rất xấu hổ về hành vi vô trách nhiệm của mình”, tiến sĩ Bagley nói tại phiên tòa trực tuyến hôm 16/11, trước khi thẩm phán Red Rakoff tại tòa án ở Manhattan, New York tuyên án ông vì tội rửa tiền.
Bagley là chuyên gia nổi tiếng về tội phạm và tham nhũng ở Mỹ Latin, thường xuyên viết sách về chủ đề này. Tuy nhiên, công tố viên cáo buộc giáo sư đại học đã nghỉ hưu này tham gia vào âm mưu hối lộ và tham nhũng ở Venezuela.
Tiến sĩ Bruce Bagley, cựu giáo sư đại học Miami, Mỹ. Ảnh: AP
Theo cáo trạng, Bagley, cựu giáo sư ngành nghiên cứu quốc tế của Đại học Miami, đã sử dụng tài khoản ngân hàng đứng tên mình và một công ty do ông ta mở tại Florida năm 2016. Tài khoản không có bất kỳ hoạt động nào trong một năm, trước khi Bagley bắt đầu nhận số tiền lớn gửi từ các tài khoản ngân hàng ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Thụy Sĩ.
Video đang HOT
Những tài khoản này thuộc về một công ty thực phẩm và một hãng quản lý tài sản, nhưng thực tế được điều hành bởi một công dân Colombia “chuyên nhận hối lộ và biển thủ tiền của người dân Venezuela”.
Bagley biết nguồn gốc số tiền và đã ký tên vào “nhiều hợp đồng khống” để che giấu. Sau mỗi lần nhận tiền, Bagley tới ngân hàng, nhận lại 90% số tiền bằng séc, rồi đưa cho một người khác và chuyển phần còn lại vào tài khoản cá nhân của mình.
Tháng 10/2018, ngân hàng đã đóng tài khoản của công ty vì hoạt động đáng ngờ. Nhưng Bagley lại mở một tài khoản khác đứng tên mình vào tháng 12 cùng năm và tiếp tục rửa tiền tới tháng 4/2019, nhận ít nhất 14 khoản tiền trái phép.
Công tố viên cho hay Bagley đã rửa số tiền khoảng 2,5 triệu USD, đút túi 192.000 USD hoa hồng từ tháng 11/2017 tới tháng 9/2018. Bagley nhận tội hồi tháng 6/2020.
“Tôi dành cả sự nghiệp học thuật của mình để tìm hiểu và cải thiện cuộc sống ở nhiều quốc gia Nam Mỹ. Có mặt ở đây hôm nay là bước rời xa lớn nhất khỏi cuộc đời mà tôi luôn hướng đến”, Bagley phát biểu trước tòa.
Peter Quijano, luật sư của Bagley, từ chối bình luận sau phán quyết. Trong hồ sơ trình tòa án tháng này, luật sư yêu cầu không kết án tù Bagley, lưu ý ông chưa có tiền án tiền sự và sức khỏe rất kém. Ngoài ra, Bagley còn là một chuyên gia nổi tiếng, từng là cố vấn về chống rửa tiền cho Cục Điều tra Liên bang (FBI), Bộ Ngoại giao Mỹ, Cơ quan Chống Ma túy (DEA) và nhiều cơ quan liên bang khác.
Quijano cho hay Bagley đã gánh chịu hậu quả nghiêm trọng là tổn hại không thể bù đắp với nghề nghiệp và danh tiếng của mình, đồng thời ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai vợ chồng trước khi vợ Bagley qua đời hồi đầu năm. Quijano mô tả Bagley là người hết lòng vì vợ.
“Ông ấy lúc nào cũng nghĩ ngợi rằng mình bị bắt khiến vợ chết nhanh hơn”, Quijano viết.
Cựu cố vấn của Trump bị truy tố
Steve Bannon, cựu cố vấn lâu năm của Trump, bị truy tố vì từ chối điều trần trước ủy ban điều tra vụ bạo động Đồi Capitol.
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 12/11 thông báo Steve Bannon bị truy tố với hai tội khinh thường khi phớt lờ trát triệu tập Ủy ban Điều tra Vụ tấn công Quốc hội Mỹ ngày 6/1 của Hạ viện (Ủy ban 6/1) và không cung cấp tài liệu cho họ. Bannon có thể bị phạt tù 1-12 tháng với mỗi tội danh.
Ủy ban 6/1 ngày 23/9 ban hành trát triệu tập Bannon, 67 tuổi. Cựu cố vấn của Donald Trump là một trong số vài chục người đầu tiên được triệu tập để làm chứng về vụ bạo động hồi tháng 1, khiến quốc hội Mỹ phải dừng hoạt động khi đang chứng nhận chiến thắng của Joe Biden.
Các điều tra viên nghi ngờ Bannon có thông tin về mối liên hệ giữa Nhà Trắng và những người ủng hộ Trump tràn vào khuôn viên tòa nhà quốc hội Mỹ. Ủy ban 6/1 cho biết Bannon xuất hiện tại các cuộc mít tinh ngày 5/1, vốn tập trung vào ngăn chặn phiên họp chứng thực kết quả của quốc hội Mỹ một ngày sau đó. "Mọi chuyện sẽ trở nên vô cùng hỗn loạn vào ngày mai", Bannon nói khi đó.
Steve Bannon rời phiên điều trần tại tòa án liên bang ở Manhattan ở thành phố New York, Mỹ sau phiên điều trần tháng 8/2020. Ảnh: Reuters.
Sau khi cựu tổng thống Trump tuyên bố dùng đặc quyền hành pháp để ngăn các cựu cố vấn làm chứng và Ủy ban 6/1 tiếp cận các tài liệu của chính quyền dưới thời ông, Bannon cho biết sẽ không làm chứng cho tới khi các câu hỏi về đặc quyền được giải quyết.
Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ bác bỏ tuyên bố về đặc quyền hành pháp của Trump trong vụ này, nói rằng Bannon chỉ là một công dân bình thường do đã rời khỏi Nhà Trắng từ năm 2017. Hạ viện sau đó bỏ phiếu để chuyển cáo buộc đối với Bannon sang Bộ Tư pháp Mỹ.
"Khi nhậm chức, tôi đã hứa với các nhân viên của Bộ Tư pháp rằng sẽ cùng nhau chứng minh cho dân Mỹ, bằng lời nói và hành động, rằng cơ quan sẽ tuân thủ pháp quyền, sự thật, pháp luật và theo đuổi công lý bình đẳng trên luật pháp", Bộ trưởng Tư Pháp Merrick Garland nói. "Lệnh truy tố hôm nay phản ánh cam kết kiên định của bộ với những nguyên tắc này.
Biden đã dùng đặc quyền hành pháp của mình để cho phép công bố hồ sơ liên quan vụ bạo loạn 6/1. Trump đã khởi kiện lên tòa án, khẳng định ông cũng có đặc quyền hành pháp để giữ kín hồ sơ này.
Một thẩm phán ngày 9/11 tuyên bố do Trump chỉ là cựu tổng thống, ông không có quyền ngăn cản công bố hồ sơ về vụ bạo loạn. Nhưng Trump sau đó kháng cáo lên tòa phúc thẩm liên bang, nơi sẽ tổ chức phiên điều trần đầu tiên vào ngày 30/11.
Đây là vụ kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ, khi một cựu tổng thống và một tổng thống đương nhiệm tranh cãi về đặc quyền hành pháp của người đứng đầu Nhà Trắng. Vụ kiện nhiều khả năng sẽ được phân xử tại Tòa án Tối cao Mỹ.
Moderna xin cấp phép vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 6-11 tuổi ở EU Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 9/11, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ đã nộp hồ sơ cho Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) xin cấp phép cho vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em từ 6-11 tuổi. Một nhân viên y tế cầm lọ vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna tại một điểm tiêm chủng ở Manhattan, thành phố New...