Tiến sĩ chế chim khổng lồ để cổ vũ cộng đồng
Mô hình chim kookaburra của Farvardin Daliri cao hơn 4,5 m, có thể cử động mỏ và phát ra tiếng cười.
Trong đợt phong tỏa do Covid-19, có người giết thời gian bằng cách nấu nướng, trong khi số khác làm việc. Đối với tiến sĩ Farvardin Daliri ở Brisbane, Australia, đây là cơ hội tốt để hoàn thành mô hình con chim kookaburra biết cười cao hơn 4,5 m.
Kookaburra là loài chim thuộc họ bói cá, nổi tiếng nhờ kêu nghe gần giống tiếng cười khàn khàn của con người.
Những hình ảnh về mô hình chim kookaburra được Daliri chia sẻ lên trang cá nhân, sau hai ngày đã thu hút hơn 42.000 lượt xem.
Tiến sĩ Daliri đưa mô hình chim đi diễu hành. Video: Farvardin Daliri.
Tiến sĩ Daliri 65 tuổi là họa sĩ và nhà điêu khắc chuyên nghiệp. Ông sinh ra ở Iran, sau đó chuyển tới Ấn Độ và Australia. Hiện ông là giám đốc điều hành Trung tâm Liên Văn hóa Townsville.
Daliri cho biết kookaburra là biểu tượng được yêu thích ở Australia. Ông nảy ra ý tưởng làm mô hình con vật này từ Giáng sinh năm ngoái, dự định dành để tham gia một lễ hội văn hóa ở thành phố Townsville do mình tổ chức nhưng mãi chưa hoàn thành vì quá phức tạp.
Tiến sĩ Daliri làm mô hình ở nhà riêng, ngoại ô Brisbane. Ảnh: Rafaan Daliri.
Tháng 3 vừa qua, Australia bắt đầu phong tỏa toàn quốc. Daliri về nhà riêng ở Brisbane và tiếp tục làm mô hình. Ông cũng nhận thấy những người xung quanh bị căng thẳng do đại dịch nên càng có động lực hoàn thành tác phẩm để động viên họ.
“Một con chim cũng có thể cười, vậy tại sao tôi lại không cười chứ”, tiến sĩ chia sẻ.
Thân con chim được dựng từ khung thép và sợi thủy tinh, lưới thép, tre, que hàn, gốm và keo nóng. Nó có thể cử động mỏ và phát ra tiếng cười nhờ động cơ bên trong.
Sau khi hoàn thành, tác phẩm của Daliri nhận được nhiều lời khen. Các tài xế xe tải khi đi ngang qua nhà tiến sĩ và thấy con chim còn hét lớn: “Đó chính là thứ chúng tôi cần”. Daliri tiết lộ thêm tiếng cười của mô hình còn thu hút cả lũ chim thật tới góp giọng.
Tác phẩm của Daliri được nhiều người khen ngợi. Ảnh: Farvardin Daliri.
Trước đây, Daliri từng làm những tác phẩm khổng lồ khác, như con gấu koala cao 4,5 m, con rắn dài 60 m và con cá sâu dài 10 m. Tiến sĩ dự định đưa mô hình kookaburra diễu hành qua các thị trấn nhỏ giữa Brisbane và Townsville. Ông cũng nhờ cộng đồng gợi ý cho tác phẩm tiếp theo.
“Tôi nghĩ đây là lúc cộng đồng xích lại gần nhau. Chúng ta không thể đáp ứng nhu cầu vật chất của người khác nhưng có thể giúp tinh thần họ tốt hơn”, Daliri bày tỏ. “Thứ gì sẽ khiến bạn vui lên? Hay nói và tôi sẽ làm”.
Bản vẽ thiết kế hé lộ bí mật của bức tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ
Tượng Thần Tự do nổi tiếng với cánh tay giương cao ngọn đuốc, nhưng nghiên cứu mới đây về bản vẽ thiết kế của bức tượng cho thấy cánh tay này đã được chỉnh sửa vào phút chót cho thon thả hơn.
Kỹ sư người Pháp, ông Gustave Eiffel vốn nổi tiếng với tòa tháp mang tên ông ở Paris, Pháp. Ông cũng chính là người quyết định thiết kế kết cấu bức tượng Nữ thần Tự do sao cho đủ vững chắc để chống chọi được với những cơn gió dữ dội ở cảng New York, nơi dựng bức tượng này.
Phân tích bản vẽ cho thấy ban đầu ông Eiffel đã thiết kế cánh tay nữ thần to khỏe hơn và thẳng đứng hơn, nói cách khác là vững chãi hơn so với thực tế bức tượng ngày nay, nhưng ai đó, và rất có thể là nhà điêu khắc bức tượng, ông Frédéric-Auguste Bartholdi, đã dùng mực đỏ chỉnh sửa lại cho cánh tay thon gọn và giơ chéo hđể bức tượng trông đẹp mắt hơn, nhưng cũng dễ đổ hơn.
Đấu giá ở Paris
Người ta biết đến bản vẽ thiết kế này vào năm 2018 khi một nhà buôn bản đồ ở California tên là Barry Lawrence Ruderman mua một bộ bản vẽ của ông Eiffel tại một cuộc đấu giá ở Paris. Theo cuốn quảng cáo đấu giá thì các bản vẽ này bao gồm cả bản thiết kế tượng Thần Tự do, một vật giá trị vì nó là độc nhất, và cũng chỉ có hai bản sao của bản vẽ này, một ở Thư viện Quốc hội Mỹ và bản kia nằm trong một bộ sưu tập cá nhân ở Pháp.
Bên trong tập bản vẽ này, ông Ruderman còn thấy một tệp bản vẽ bằng giấy mỏng xếp chặt và gấp lại, trông có vẻ muốn mở ra phải hết sức cẩn thận mới không làm hỏng. Vì thế, ông đã gửi các tài liệu lịch sử này cho một chuyên gia bảo tồn để xử lý bằng hơi ẩm cho tập tài liệu dễ lật trang. Kỹ thuật này đã có tác dụng. Ông Ruderman sau đó đã tìm thấy không chỉ bản thiết kế nói trên mà còn có 22 bản vẽ gốc thiết kế kỹ thuật của bức tượng với nhiều chú thích và phép tính viết bên lề.
Ông Ruderman nói rằng "khi nhận ra thứ mình có trong tay là gì, chúng tôi đã rất ngỡ ngàng. Bức tượng Nữ thần Tự do có vẻ là vật thể do con người tạo ra nổi tiếng nhất trên hành tinh này và chúng tôi đang nắm giữ, và chúng tôi đang có trong tay những cơ sở đầu tiên khiến cho bức tượng trở thành hiện thực cho mọi người cùng chiêm ngưỡng".
Bản thiết kế của kỹ sư Gustave Eiffel, người đã thiết kế tượng Nữ thần Tự do có cánh tay to khỏe hơn.
Món quà từ nước Pháp
Tượng Thần Tự do đầu tiên được dự định là vật kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ, nhưng về sau lại trở thành biểu tượng dẫn đường cho người nhập cư, nhất là khi kết hợp với những vần thơ của Emma Lazarus đại ý nói rằng "hãy trao cho ta những gánh nặng nghèo đói, mệt mỏi của các người để từ đó sinh ra hơi thở tự do" được khắc trên một tấm biển đặt bên trong bức tượng vào năm 1903.
Nhà thơ người Pháp Édouard de Laboulaye là người đầu tiên thai nghén ý tưởng về bức tượng. Ông rất yêu nước Mỹ, nhưng lại là người theo chủ nghĩa bãi nô, chuyên gây quỹ giải phóng nô lệ. Sau cuộc nội chiến của nước Mỹ, ông cùng những người cùng chí hướng quyết định ghi nhận dấu ấn chấm dứt chế độ nô lệ ở nước Mỹ bằng một món quà. Ông giao cho nhà điêu khắc Bartholdi thiết kế bức tượng, phỏng theo hình tượng nữ thần tự do La Mã.
Ông Bartholdi nhận thấy mình cần có sự hỗ trợ của một kỹ sư để thiết kế thống nhất được phần kết cấu của bức tượng. Vì thế, ông đã nhờ đến kỹ sư Eiffel. Vào thời đó, ông Eiffel nổi tiếng với các thiết kế các cây cầu cho đường sắt, và ông đã dùng kiến thức này để làm cho bức tượng đủ sức chống chịu được gió lớn. Cho đến ngày nay, tượng Nữ thần Tự do có thể lắc lư đến 7,6 cm và ngọn đuốc có thể đung đưa đến 15,2 cm trong gió mạnh cấp 80 km/ giờ.
Bản thiết kế kỹ thuật mới được phân tích này là bản vẽ tay của kỹ sư Eiffel, trong đó có cả những phép tính và thiết kế kết cấu thép của bức tượng. Lâu nay các nhà sử học cho rằng nhà điêu khắc Bartholdi đã chỉnh sửa thiết kế của Eiffel ở phần tay của bức tượng, và đúng là điều này đã được chứng minh bởi bản thiết kế mà ông Ruderman đã mua được. Ông Edward Berenson, nhà sử học của Trường đại học New York, Mỹ, nói rằng có vẻ như ai đó đã cố tìm ra cách thay đổi góc giơ tay của bức tượng mà không làm hỏng chức năng đỡ của kết cấu bên trong.
Những chỉnh sửa này được đề ngày 28/7/1882, sau khi bắt đầu khởi công xây dựng bức tượng. Chưa ai biết kỹ sư Eiffel nghĩ gì về những thay đổi này, chỉ biết rằng vào thời điểm thi công bức tượng, ông đã chuyển sang làm các dự án khác và giao cho trợ lý của mình liên hệ với nhà điêu khắc Bartholdi. Nhà sử học Berenson nói rằng có thể đó là một lý do khiến ông Bartholdi quyết định tự sửa thiết kế, vì ông biết rằng kỹ sư Eiffel không hoàn toàn trực tiếp theo dõi công trình này nữa.
Bức tượng được chính thức khánh thành vào năm 1886. Từ đó đến nay, cánh tay mảnh dẻ của Nữ thần Tự do đã một số lần gặp vấn đề. Ví dụ vào năm 1916, một kẻ phá hoại người Đức đã cho nổ tung một kho đạn dược trên hòn đào gần đó, vụ nổ có sức công phá tương đương trận động đất 5,5 độ richter và gây ra thiệt hại đến hơn 100.000 đô-la cho bức tượng, và cũng từ đó khách tham quan không được leo lên ngọn đuốc nữa.
Trong những năm 80 của thế kỷ trước, các kỹ sư đã đề xuất gia cố cánh tay của bức tượng, nhưng các nhà bảo tồn không đồng ý, họ cho rằng bức tượng không nên có thay đổi gì so với cách nhìn của nhà điêu khắc Bartholdi.
Phạm Hường
Sự thật ngỡ ngàng đằng sau bức tượng sư tử gỗ khổng lồ đang "nổi như cồn" trên MXH Người thì cho rằng con sư tử gỗ khổng lồ được ghép từ nhiều thân gỗ lớn, người thì cho rằng đây chỉ là sản phẩm của photoshop, vậy đâu là sự thật. Mới đây trên facebook xuất hiện hình ảnh một bức tượng sư tử bằng gỗ khổng lồ, chiều dài đến hơn chục mét, với dáng đứng oai phong lẫm liệt...