Tiến sĩ bênh vực cực gắt vụ cảnh sát “xuống tay” với 2 thiếu niên: “Các em thực sự đáng thương!”
Bà Phạm Thị Thúy đồng tình với việc gia đình không bỏ qua việc này và khuyến khích việc lên tiếng tố cáo sự việc để bảo vệ trẻ em. Bà khuyên gia đình nên theo đuổi vụ việc đến cùng, nhất quyết phải khiến cho các cảnh sát phải chịu án từ pháp luật.
TS.Phạm Thị Thúy – Học viện Hành chính Quốc gia tại TP.HCM mới đây đã lên án mạnh mẽ 4 cảnh sát đã tham gia bạo lực với 2 thiếu niên ở Sóc Trăng. Bà cho biết bà cảm thấy đau lòng và thương các em phải chịu bạo hành, dù các em đã thông chốt, lạng lách… nhưng có thể chỉ là do các em sợ mà thôi.
Theo bà Phạm Thị Thúy, những người đánh người khác, đánh người “ngang thế” với mình đã là ác, việc đánh trẻ em, mức độ, tính chất của hành vi càng đáng lên án gấp trăm lần. Và đây là biểu hiện của thói hung hăng, cửa quyền của các cảnh sát. Bà cho biết các cảnh sát phải giải thích, chỉ bảo, tận tình các em chứ không được hành hung. Các em là trẻ em và cần được bảo vệ.
Bà Phạm Thị Thúy đồng tình với việc gia đình không bỏ qua việc này và khuyến khích việc lên tiếng tố cáo sự việc để bảo vệ trẻ em. Bà khuyên gia đình nên theo đuổi vụ việc đến cùng, nhất quyết phải khiến cho các cảnh sát phải chịu án từ pháp luật.
Bà kết luận rằng, hậu quả của việc hành hùng nằm trong đáy lòng, tâm thức của các em. Những trẻ trải qua trải nghiệm bị bạo lực cần được hỗ trợ, can thiệp để tránh những sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Các em thực sự đáng thương và cảnh sát thì quá đáng trách!
Tại buổi họp báo ngày 30/9 về vụ cảnh sát đánh 2 thanh thiếu niên vi phạm giao thông ở tỉnh Sóc Trăng, PV Dân trí đã đặt vấn đề, hai người bị đánh là em N.H.Đ. (16 tuổi) và L.T.L. (15 tuổi), đều ở tuổi vị thành niên. Trong đó, em L. được xác định là trẻ em (người dưới 16 tuổi, theo luật Trẻ em). Chính quyền, ngành LĐ-TB&XH có quan điểm thế nào về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong sự việc này?
Ông Sơn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết, sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo thị xã, chính quyền địa phương đã đến gia đình thăm hỏi, động viên để ổn định tâm lý các em. Ông Thạch nhận định, người có hành vi xâm hại với trẻ em nghĩa là vi phạm luật Trẻ em, việc xử lý tùy theo tính chất, mức độ, hành vi vi phạm.
“Trong trường hợp 2 em bị đánh, giám định có thương tích, phải nằm viện… nếu có đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý theo pháp luật”, ông Thạch nói và nhấn mạnh, các cảnh sát vi phạm cần phải xử lý, không bao che.
Video đang HOT
Em L.T.L. (15 tuổi) thừa nhận việc đi xe máy là sai vì không đủ tuổi điều khiển phương tiện, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát. “Bị các chú cảnh sát bắt phạt, nhắc nhở thì tụi con không dám đi nữa”, L. trình bày.
Còn ông Lâm Lêu (cha em L.) nói: “Xem clip thấy cảnh sát dùng mũ bảo hiểm đánh con, chúng tôi xót lắm. Nếu con tôi có bị thương tật gì về sau thì các cảnh sát phải chịu trách nhiệm”.
Theo ông Lêu, sự vào cuộc quyết liệt của Công an tỉnh, thị xã Vĩnh Châu, gia đình thấy yên tâm và mong muốn vụ việc nhanh kết thúc để các cháu trở lại cuộc sống, học tập bình thường.
Sáng ngày 1/10, bà Huỳnh Thị Ngọc Nhẫn (mẹ của N.H.Đ.) cũng cho biết, gia đình nhận được giấy của Công an thị xã Vĩnh Châu mời đến để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, theo người phụ nữ, thư mời ghi nhầm tên con trai bà.
“Những ngày qua có dư luận và một bài báo với nội dung gia đình tôi nhận 600 triệu đồng để rút đơn. Công an vừa gửi thư mời nên không có chuyện tôi rút đơn và gia đình không yêu cầu bồi thường”, bà Nhẫn chia sẻ trên Zing.
Theo người phụ nữ này, 3 cảnh sát đánh Đ. đã bị Công an tỉnh Sóc Trăng tước quân tịch nhưng bà vẫn chờ kết quả xử lý đơn tố cáo. Bà Nhẫn cho biết nếu Công an thị xã Vĩnh Châu xử lý không thỏa đáng, gia đình sẽ gửi đơn đến cơ quan khác để yêu cầu xử lý hình sự những cảnh sát đã đánh người.
“Tôi muốn xử lý nghiêm cán bộ đánh con tôi để họ thấy việc đánh trẻ chưa thành niên như vậy là có tội. Họ đánh người không có vũ khí trong tay, con tôi không chống cự, xin lỗi mà vẫn bị đánh”, người mẹ nói trong nước mắt và cho biết Đ. đang hoảng loạn, tinh thần sa sút, ăn uống kém.
Vụ cảnh sát "xuống tay" với 2 thiếu niên: 'Tinh thần em hoảng loạn, suy sụp, không dám ra ngoài'
Ông Đồng cho biết hôm qua có người gọi điện thoại năn nỉ gia đình bỏ qua, đừng làm đơn thưa kiện, sẽ có người đến xin lỗi. "Đánh con tui rồi giờ xin bỏ qua là sao. Tôi đề nghị cơ quan chức năng phải xử lý đến nơi đến chốn", ông Đồng trải lòng.
Sáng 29/9, liên quan clip cảnh sát dùng dùi cui, nón bảo hiểm đánh thiếu niên đi xe máy, trả lời VTC News, Đại tá Lâm Thành Sol, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, cho biết, Công an tỉnh đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng. Theo báo cáo, 4 cán bộ, chiến sĩ công an liên quan trong clip đã bị đình chỉ công tác chờ xử lý.
Sáng 29/9, Tuổi Trẻ Online đã tới ấp Hòa Khởi, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tìm nhà của em N.H.Đ. (16 tuổi) - người lái xe máy bị một số cán bộ, chiến sĩ Công an thị xã Vĩnh Châu đánh tới tấp mấy ngày trước. "Tinh thần em hoảng loạn từ hôm đó đến nay. Tinh thần suy sụp, không dám ra ngoài để làm công chuyện với cha, chỉ biết nhốt mình trong phòng. Hôm đó, em bị mấy chú đánh trúng đầu và lưng rất nhiều. Hiện nay, lưng, vai, dưới cằm còn đau và nhức đầu", Đ. chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Đồng - cha của N.H.Đ. - cho biết trong sáng nay, người thân đã đưa Đ. đến Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng khám bệnh. Còn bà Huỳnh Ngọc Nhẫn (mẹ của Đ.) đang trên đường ra thị xã Vĩnh Châu gửi đơn tố cáo.
Ông Đồng chia sẻ mới biết vụ việc con mình bị đánh từ hôm qua. "Đọc báo tui mới hay. Tui rất buồn, đêm qua không ngủ được. Tui nuôi con, chưa dám đánh con roi nào, vậy mà người ta đánh con tôi tàn nhẫn, không chút thương xót", ông Đồng nghẹn ngào nói.
"Chiều hôm đó, con tôi về mà không có xe. Đ. nói lúc chở bạn đi chơi thì gặp giao thông nên bị giữ xe, chứ không nói vụ bị đánh. Đ. đưa biên bản, tôi cho đứa em đi đóng phạt rồi lấy xe về. Chiều hôm qua thông qua báo chí và mạng xã hội mới biết Đ. bị đánh. Xem clip con mình bị đánh tơi bời, suốt đêm qua vợ chồng tôi ngủ không được", anh Đồng nói.
Ông Đồng cho biết hôm qua có người gọi điện thoại năn nỉ gia đình bỏ qua, đừng làm đơn thưa kiện, sẽ có người đến xin lỗi. "Đánh con tui rồi giờ xin bỏ qua là sao. Tôi đề nghị cơ quan chức năng phải xử lý đến nơi đến chốn", ông Đồng trải lòng.
Ông Đồng nói vợ chồng ông có hai con, Đ. là con lớn. Học đến lớp 9 thì Đ. nghỉ học ở nhà phụ gia đình nuôi tôm. Ngày 25/9, ông Đồng đi ăn giỗ, Đ. xin đi chơi với bạn.
Chiều về, Đ. kể lúc đi chơi, chạy xe vi phạm rồi đưa biên bản nộp phạt. Hai ngày sau, ông Đồng cho người ra thị xã đóng tiền nộp phạt rồi đem xe về. "Nó không nói tiếng nào là bị công an đánh", ông Đồng nói.
Trước sự chứng kiến của ông Đồng, Tuổi Trẻ Online đã điện thoại cho Đ. khi em đang khám bệnh. Đ. cho biết hiện đang ê ẩm mình mẩy. "Hôm đó con sợ, có chạy xe nhanh, tránh người, chứ không cố ý ép xe của mấy chú công an", Đ. nói.
Trao đổi với VOV về vấn đề này, luật sư Nguyễn Anh Tuấn, (Giám đốc Công ty Luật TNHH Trường Lộc, đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết đây là hành vi đánh người, vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân theo Hiến pháp 2013.
Cụ thể tại Điều 20.1 của Hiến pháp quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm."
"Những người bị đánh có quyền tố cáo ra cơ quan công an và yêu cầu giám định thương tật. Vì hành vi đánh người đã xâm phạm đến thân thể của họ." - Luật sư Nguyễn Anh Tuấn cho biết.
Phân tích các trường hợp người thi hành công vụ được phép trấn áp, luật sư Nguyễn Anh Tuấn thông tin: "Trong các trường hợp tuần tra kiểm soát thì người thi hành công vụ được trấn áp nếu đối tượng chống lại, hoặc tấn công người thi hành công vụ.
Còn trong trường hợp này, chúng ta thấy hai thiếu niên không có biểu hiện chống lại. Trường hợp này pháp luật quy định được phép dẫn giải về trụ sở cơ quan công an, chứ không được đánh".
Theo luật sư Nguyễn Anh Tuấn, nếu cơ quan điều tra xác định có hành vi phạm tội thì có thể khởi tố theo quy định tại 137 Bộ luật Hình sự về "Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ".
Gia đình thiếu niên bị cảnh sát "tác động vật lý" được đồn đoán nhận 600 triệu đồng để rút đơn Liên quan đến việc địa phương cử cán bộ thăm hỏi Đ., bà Nhẫn kể rằng vài ngày trước, cán bộ xã và đoàn thể đã đến nhà. "Những cán bộ đến thăm có gửi phong bì, đưa cho con gái tôi. Chiều 30/9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức họp báo thông tin về vụ 3 cảnh sát đánh...