Tiền sẽ trú chân vào cổ phiếu phòng thủ
Nhà đầu tư toàn cầu đang dịch chuyển sang nắm giữ các tài sản an toàn hơn như vàng, trái phiếu chính phủ… Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu phòng thủ “hầm trú ẩn” an toàn cho nhà đầu tư.
Tiền sẽ trú chân vào cổ phiếu phòng thủ
Bối cảnh thế giới khó lường
Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm mạnh, nhưng đà tăng này được hỗ trợ bởi dòng tiền tài chính, thay vì nội tại các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế tăng trưởng.
Báo cáo các ca nhiễm mới liên tục gia tăng tại Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu, một vài quốc gia châu Á và đặc biệt, các ca nhiễm dịch lớn lại nằm ở các quốc gia đông dân như Mỹ (ca nhiễm số 1), Braxin (ca nhiễm số 2), Ấn ộ (số 3), Nga (số 4), Cộng hòa Nam Phi (số 5)… và hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu dịch sẽ được kiểm soát trong tương lai gần.
iều này đang gây ra thách thức cũng như là sự không chắc chắn của giới đầu tư về tương lai nền kinh tế khi nào sẽ hồi phục lại như trước khi đại dịch xảy ra.
Có thể, thị trường sau khi trải qua đại dịch sẽ tạo nên một sự cân bằng mới, nhưng sự cân bằng này cách khá xa so với giai đoạn trước dịch. Tuy nhiên, đó vẫn là sự không chắc chắn và giới đầu tư đang ở trong giai đoạn mà mọi điều tưởng chừng không thể đều có thể xảy ra.
Tại Mỹ, số ca nhiễm mới tiếp tục tăng sau giai đoạn mở cửa trở lại. Trước đây, tỷ lệ nộp hồ sơ yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tăng cao kỷ lục trong giai đoạn giãn cách, song sau khi mở cửa trở lại thì tỷ lệ này giảm xuống.
Số lượng hồ sơ yêu cầu trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ
Tuy nhiên, trước áp lực ca nhiễm mới, một số bang như Arizona, California, Texas… đã phải hạn chế hoạt động kinh doanh. Nhiều quốc gia trên thế giới đang tiếp tục cân nhắc việc giãn cách xã hội. Vì vậy, tỷ lệ người dân nộp hồ sơ thấp nghiệp ở Mỹ có dấu hiệu tăng trở lại trong một vài tuần gần đây.
Hiệu ứng domino đang diễn ra với chuỗi bán lẻ khi những tên tuổi lâu đời như J.Crew – thương hiệu bán lẻ thời trang cho học sinh, sinh viên; nhãn hàng Esprit – sản xuất quần áo, giày dép, phụ kiện, trang sức… dự định đóng cửa tất cả cửa hàng ở châu Á.
JCPenney – chuỗi bán lẻ lớn có 118 năm hoạt động, với 800 cửa hàng ở Mỹ đã nộp đơn phá sản. Rồi các thương hiệu thời trang như Victoria’s Secret, Aldo, Guess… cũng nộp đơn phá sản.
Video đang HOT
Trong khi đó, Zara đóng 1.200 cửa hàng, La Chapella đóng 4.391 cửa hàng. iều này sẽ gây một hiệu ứng tiêu cực tới các chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là các công ty gia công tại các nước như Việt Nam, Bangladesh… trong dài hạn.
Thách thức đối với các nền kinh tế lớn hiện nay là lãi suất đã gần bằng 0, một số khu vực đã về mức 0.
ơn cử, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau giai đoạn bơm tiền, họ tuyên bố sẽ giữ mức lãi suất ở mức như hiện tại là 0-0,25%/năm ít nhất đến năm 2022.
Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu ngày 21/7/2020 đã đồng ý phân phối 390 tỷ euro trong tổng 750 tỷ euro của Quỹ phục hồi dưới hình thức tài trợ, giảm đáng kể so với đề xuất ban đầu của Pháp và ức là 500 tỷ euro tài trợ. Ngoài ra, EU cũng đồng ý trả tất cả các khoản nợ mới vào năm 2058.
Như vậy, sau giai đoạn bơm tiền, các ngân hàng trung ương lớn bắt đầu có dấu hiệu giảm lượng tiền bơm vào nền kinh tế quốc gia nói riêng và tổng thể nền kinh tế toàn cầu nói chung.
iều này về trung và dài hạn sẽ gián tiếp tác động tới các thị trường chứng khoán cận biên và mới nổi.
Thế giới hiện tại đang đối mặt với 3 bài toán về tương lai không chắc chắn.Thứ nhất, đại dịch vẫn chưa qua đi, làn sóng phá sản của các chuỗi bán lẻ, doanh nghiệp tiêu dùng sẽ tạo nên hiệu ứng domino khiến tỷ lệ thấp nghiệp tăng lên, các chuỗi cung ứng sản phẩm bị gián đoạn buộc phải cắt giảm nhân công. iều này sẽ gây nên những hậu quả khó khăn về dài hạn, đặc biệt là chưa biết thời điểm có vắc-xin, cũng như chưa biết thời điểm kiểm soát được dịch.
Thứ hai, căng thẳng Mỹ – Trung đã vượt khỏi các biện pháp thuế quan, hạn ngạch thông thường, thay vào đó là các đối đầu chính trị trực tiếp và gián tiếp ở nhiều quốc gia thứ ba. iều đó sẽ gây nên khó khăn cho các quốc gia này hơn bao giờ hết.
Thứ ba, thế giới bước vào giai đoạn tạm biệt toàn cầu hóa, thay vào đó là tập trung tiêu thụ nội địa. Về dài hạn, điều này sẽ tăng chi phí cho các nền kinh tế toán cầu, thay vì chuyên môn hóa như trước đây để tăng năng suất.
Việt Nam sẽ chịu tác động gián tiếp
Mới đây, khách hàng nắm giữ 14% doanh thu xuất khẩu của Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) là New York & Company đã tuyên bố phá sản. Mặc dù vẫn chưa biết doanh nghiệp chịu thiệt hại ra sao, nhưng ngay lập tức, thị trường chứng khoán đã phản ứng tiêu cực với cổ phiếu MSH.
Câu chuyện của MSH là một ví dụ về ảnh hưởng từ việc thu hẹp hoạt động hoặc phá sản của các chuỗi bán lẻ tới nơi sản xuất và gia công. ặc biệt, Việt Nam với cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm may mặc, da giày… chiếm tỷ trọng lớn, tác động của dịch bệnh sẽ có độ trễ.
Các yếu tố tác động tới thị trường nửa cuối năm 2020 (theo đánh giá của CTCK Bảo Việt)
Bên cạnh đó, Việt Nam với tính mở cửa cao với nhiều ngành nghề phụ thuộc vào các thị trường tiêu thụ sẽ gặp những thách thức nhất định giai đoạn 6 tháng cuối năm.
Khi đó, giới đầu tư sẽ bắt đầu phải nhìn nhận lại tác động với kinh tế có thể kéo dài hơn và học cách thích nghi với điều kiện mới. Trong điều kiện mới, những doanh nghiệp xuất khẩu ngoài lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ gặp thách thức đầu ra.
Tất nhiên, thị trường chứng khoán giai đoạn cuối năm vẫn có những cơ hội. Thứ nhất, câu chuyện đầu tư công vẫn là trọng tâm các tháng còn lại của năm 2020, khi nhiều ngành nghề liên quan tới xuất khẩu gặp thách thức, Chính phủ phải đẩy mạnh đầu tư công tạo cú huých, kéo các ngành nghề phụ thuộc hồi phục. Tuy nhiên, câu chuyện đầu tư công sẽ có tính dài hạn và cần nhiều thời gian hơn.
Thứ hai, kỳ vọng một dòng tiền ngắn hạn khi các quỹ, các nhà đầu tư có thể tập trung mua vào một vài cổ phiếu trụ, vốn hóa lớn, mua tích lũy để có thể bán lại cho các thị trường cận biên buộc phải tăng tỷ lệ cổ phiếu Việt Nam khi Kuwait chính thức nâng hạng vào tháng 11/2020. iều này sẽ là câu chuyện xuyên suốt của thị trường giai đoạn sắp tới.
Thứ ba, câu chuyện của những doanh nghiệp riêng lẻ thông qua lợi nhuận đột biến, hoặc thương vụ thâu tóm riêng biệt. iều này sẽ tạo nên một thị trường phân hóa hơn so với các năm trước đây.
Thứ tư, các cổ phiếu phòng thủ với hoạt động kinh doanh cốt lõi sẽ lên ngôi khi có dòng tiền đều cho nhà đầu tư và cũng là dòng cổ phiếu có thể giúp nhà đầu tư trú ẩn giai đoạn khó khăn.
Những rủi ro của thị trường
Tâm lý nhà đầu tư toàn cầu đang có sự dịch chuyển sang nắm giữ các tài sản an toàn hơn như vàng, trái phiếu chính phủ…, điều này sẽ dẫn tới dòng tiền bị rút dần khỏi thị trường chứng khoán.
Khi dòng tiền bị rút và chứng khoán các nền kinh tế lớn bị bán ra sẽ gây tâm lý tiêu cực tới nhà đầu tư trong nước. ây là rủi ro bên ngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà đầu tư.
Thực tế, nhiều quỹ của Việt Nam vẫn đang hoạt động theo hình thức quỹ chỉ số ETF, hay các quỹ góp vốn khác từ nhà đầu tư nước ngoài.
Triển vọng kinh tế nếu xấu đi sẽ ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư nước ngoài, từ đó dễ dẫn tới một quá trình rút tiền tại các quỹ. iều này sẽ tạo áp lực bán ròng của các quỹ như đã từng diễn ra trong giai đoạn bán tháo tháng 3.
Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp liên quan tới xuất khẩu sẽ gặp thách thức, điều này sẽ gây nên áp lực nhất định đối với thị trường và nhà đầu tư.
ồng thời, dòng tiền trên thị trường có dấu hiệu suy giảm khá mạnh trong thời gian qua, điều này sẽ gây nên những áp lực nhất định.
Ngoài ra, khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng và chưa rõ thời điểm ngừng bán ròng và mua lại trên sàn.
Sông Đà muốn thoái sạch vốn tại Vinaconex P&C, dự kiến thu về ít nhất 216,6 tỷ đồng
Sông Đà muốn bán toàn bộ hơn 3,93 triệu cổ phần nắm giữ tại Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Vinaconex với mức giá khởi điểm 55.100 đồng/CP.
Tổng công ty Sông Đà vừa có thông báo về việc chào bán toàn bộ hơn 3,93 triệu cổ phần nắm giữ tại Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Vinaconex (Vinaconex P&C, mã chứng khoán: VCP).
Với mức giá khởi điểm 55.100 đồng/CP, Sông Đà dự kiến thu về ít nhất 216,6 tỷ đồng từ đợt thoái vốn này.
Sông Đà muốn thoái sạch vốn tại Vinaconex P&C. Ảnh minh họa
Trước đó, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã hoàn tất bán ra toàn bộ gần 16 triệu cổ phiếu Vinaconex P&C (tương đương 28,02% vốn điều lệ) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện trong ngày 19/2/2020.
Cùng với việc Vinaconex và các cổ đông lớn khác bán vốn, Vinaconex P&C cũng có biến động lớn về nhân sự.
Cụ thể, công ty miễn nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT đối với ông Dương Văn Mậu từ 20/2/2020. Ông Dương văn Mậu ngoài việc giữ chức vụ tại Vinaconex Power còn là Thành viên HĐQT và Phó Tổng Giám đốc tại Vinaconex.
Bên cạnh đó, Vinaconex P&C cũng bổ nhiệm ông Vũ Ngọc Tú, Phó Chủ tịch hiênh tại lên làm Chủ tịch HĐQT công ty. Thời gian có hiệu lực từ 20/2/2020.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Cổ phiếu này vừa tăng mạnh 120%, nhà đầu tư 'hốt bạc' sau 2 tuần Các nhà đầu tư vào cổ phiếu GVT nếu nhanh chóng chốt lời, có thể thu lãi đầm nhờ thị giá tăng vọt tới hơn 120%. Kết thúc phiên giao dịch 24/2, cổ phiếu GVT của CTCP Giấy Việt Trì (UPCoM: GVT) tăng trần lên giá 34.800 đồng/cp. Như vậy, sau 2 tuần gần đây, cổ phiếu GVT đã tăng mạnh gần 129%....