Tiền sẽ đổ vào chứng khoán, tiết kiệm hay bất động sản dịp cuối năm?
Những biến động của thị trường BĐS gần như chưa dừng lại khi tâm lý của người mua vẫn bị dao động bởi các thông tin khác nhau.
Có một điều dễ nhận thấy, tâm lý của nhà đầu tư đối với các kênh đầu tư vẫn khá biến động ở giai đoạn này. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường xuất hiện các thông tin tiêu cực về tài chính, tín dụng, người mua lại càng thận trọng trong việc “xuống tiền”.
Dòng tiền sẽ đổ vào kênh nào cuối năm là câu hỏi khá lớn đặt ra ở thời điểm này. Theo một chuyên gia trong ngành, chứng khoán, BĐS vẫn là 2 kênh chủ đạo nhà đầu tư hướng tới. Tuy nhiên, những biến động trong thời gian gần đây đã khiến tâm lý người mua bị ảnh hưởng nhất định. Trong khi, gửi tiết kiệm cũng bị xáo động không kém bởi các thông tin tiêu cực.
Theo các chuyên gia, dòng vốn cuối năm sẽ vẫn tập trung vào các kênh đầu tư chính là chứng khoán và BĐS. Với nhà đầu tư ngắn hạn, họ sẽ ưu tiên nguồn vốn thời điểm này sẽ là kênh đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên với giới đầu tư trung và dài hạn, BĐS mới là sân chơi được ưu ái nhiều nhất. Bởi, nhìn chung tâm lý đầu tư của người Việt dù giai đoạn nào cũng luôn có niềm tin vào việc tăng giá của BĐS, đặc biệt, khi dân số ngày càng gia tăng, đất đai không thể mở rộng.
Có thể thấy, kênh đầu tư truyền thống là dự trữ vàng vẫn có sự trồi sụt tăng giảm, nhiều bất ổn, bị chi phối mạnh bởi yếu tố thị trường quốc tế. Chưa kể, nhà đầu tư muốn đón đỉnh lợi nhuận cần theo dõi giá vàng, ra quyết định đúng thời điểm để kiếm lời ngắn hạn.
Trong khi tiết kiệm ngân hàng gần đây có triển vọng hơn khi lãi suất huy động đã có dấu hiệu tăng lên. Rủi ro ít hơn so với đầu tư vàng, tuy nhiên hạn chế của lãi suất là sự kém linh động, lợi nhuận tăng trưởng chậm, thường được lựa chọn là kênh trữ tiền chứ không phải kênh đầu tư.
Ảnh minh hoạ.
Với thị trường cổ phiếu, nhà đầu tư đều hiểu đây là kênh sinh lời. nhanh chóng nhưng lại rủi ro cao, hay bị dẫn dắt bởi tâm lý đám đông, khó kiểm soát và cần có kiến thức chuyên sâu.
Trong khi đó, đầu tư BĐS ghi nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình khoảng 10- 15%/năm. Mức tăng trưởng này đến từ triển vọng có cơ sở là tốc độ đô thị hoá, sự tăng trưởng kinh tế cao, đi kèm hạ tầng còn nhiều dư địa phát triển.
Theo một khảo sát trước đây của Batdongsan.com.vn với khoảng 4 triệu người dùng, cho thấy trong hơn 2 năm qua, từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2022, đất và nhà ở có chỉ số tăng giá cao nhất, xếp sau đó là vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm.
Chia sẻ tại Talk Show mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, trong các kênh đầu tư hiện tại, BĐS vẫn là kênh trú ẩn được các nhà đầu tư quan tâm. Mức sinh lời phù hợp, khả năng giữ giá trị qua khủng hoảng và khả năng khai thác là những yếu tố BĐS “giữ chân” được nhà đầu tư.
Video đang HOT
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, từ nay đến cuối năm, thị trường xuất hiện các xu hướng đầu tư mới, nhiều mô hình BĐS hiện đại sẽ du nhập và phát triển sẽ làm phong phú thêm danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Tuy vậy, có điều dễ nhận thấy là mức giá BĐS vẫn không có dấu hiệu giảm, thậm chí sẽ có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới.
Cùng quan điểm, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu Savills từng chia sẻ làn sóng đầu tư, mua sắm dịp cuối năm có thể sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS. Nhiều chủ đầu tư đã rục rịch bung hàng kèm theo chính sách ưu đãi đặc biệt để kích cầu. Trong những tháng cuối năm, nguồn hàng tại các dự án do doanh nghiệp triển khai tiếp tục không có nhiều thay đổi, khan hiếm nguồn hàng mới tại các đô thị lớn vẫn diễn ra. Tuy nhiên, sức cầu có triển vọng.
Cũng theo bà Hằng, trong trung hạn BĐS vẫn là một trong những kênh đầu tư được quan tâm trên thị trường bởi khả năng tăng giá. Từ nay đến 1-2 năm tới, giá BĐS sẽ còn tiếp tục tăng do bị thúc đẩy bởi các yếu tố nguồn cung khan hiếm, tốc độ đô thị hóa cao cùng nhu cầu đầu tư lớn.
Theo các chuyên gia, dòng vốn cuối năm sẽ vẫn tập trung vào các kênh đầu tư chính là chứng khoán và BĐS. Với nhà đầu tư ngắn hạn, họ sẽ ưu tiên nguồn vốn thời điểm này sẽ là kênh đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên với giới đầu tư trung và dài hạn, BĐS mới là sân chơi được ưu ái nhiều nhất. Bởi, nhìn chung tâm lý đầu tư của người Việt dù giai đoạn nào cũng luôn có niềm tin vào việc tăng giá của BĐS, đặc biệt, khi dân số ngày càng gia tăng, đất đai không thể mở rộng.
Có một điều khó thay đổi của thị trường BĐS từ này đến cuối năm 2022 là nguồn cung nhà ở tiếp tục khan hiếm. Trong khi nhu cầu bất động sản tăng lên, trong quý 2, số lượng nhà ở thương mại được cấp phép mới chỉ có 29 dự án, bằng khoảng 74,4% so với quý trước đó và bằng 42% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung bất động sản căn hộ đang ghi nhận mức giảm dần qua các năm.
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, nguồn cung hạn chế cộng với chi phí đầu vào tăng dẫn đến giá bất động sản tăng khoảng 20-30% so với các năm trước.
Nguồn cung mới trên thị trường khá hạn chế, chủ đầu tư tăng giá bán, người mua sơ cấp kỳ vọng giá trị gia tăng do lạm phát, giá cả nguyên vật liệu xây dựng gia tăng. Đây là những diễn biến trong thị trường vừa qua và một năm trở lại đây, đặc biệt là bất động sản nhà ở.
Các chuyên gia dự báo, thời gian sắp tới, đà tăng giá sơ cấp sẽ khó có thể dừng lại trong bối cảnh chi phí đầu vào liên tục leo thang, nguồn cung mới khan hiếm trong khi nhu cầu đầu tư còn rất lớn.
Dự báo về thị trường BĐS quý 4/2022, DKRA Group chỉ ra, nguồn cung mới của phân khúc đất nền trong 3 tháng cuối năm sẽ tăng nhẹ, đạt khoảng 1,500 – 2,000 nền, tập trung chủ yếu ở các thị trường vùng ven TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Thị trường thứ cấp có khả năng duy trì ở mức ổn định, khó có sự tăng giá đột biến trong giai đoạn cuối năm. Ngược lại, mặt bằng giá trên thị trường sơ cấp vẫn tiếp tục đà tăng do chịu ảnh hưởng của các loại chi phí đầu vào.
Trong khi ở phân khúc căn hộ, nguồn cung mới Quý 4/2022 có thể sẽ tăng, đạt mức khoảng 6,000 – 7,000 căn. Tuy nhiên, so với giai đoạn trước vẫn sụt giảm mạnh. Sức cầu chung cũng như thanh khoản thị trường có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi động thái tăng lãi suất, tăng cường kiểm soát tín dụng… trong những tháng cuối năm 2022.
Cùng tình cảnh, nguồn cung mới phân khúc nhà phố, biệt thự có thể sụt giảm so với quý 3/2022, dao động khoảng 2,500 căn, tập trung chủ yếu ở Đồng Nai và Bình Dương. Sức mua thị trường duy trì ở mức tương đương Quý 3/2022. Mặt bằng giá sơ cấp dự báo sẽ tăng nhẹ, thị trường thứ cấp ổn định, trong ngắn hạn sẽ khó có những đột biến về thanh khoản.
Đây là phân khúc bất động sản sẽ tăng giá giữa bối cảnh thị trường đang bị "siết" chặt
Các chuyên gia cho rằng, phân khúc chung cư, bất động sản vùng ven, đất nền dự án là những phân khúc tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.
Riêng với phân khúc đất nền, các nhà đầu tư chú ý đi tìm những thị trường chưa sốt đất, chưa bị đẩy giá.
Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2022 của BHS Group đưa ra thông tin, đầu năm 2022, tình trạng sốt đất vẫn tiếp tục diễn ra tại một số khu vực như Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Tĩnh,... Ngoài ra, khu vực Hà Nội còn xuất hiện tình trạng sốt đất tại nông thôn, vùng quê.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, vào những khách hàng lớn, dự án lớn, các dự án BOT, BT giao thông. Với lĩnh vực bất động sản, ngân hàng tạo điều kiện cho bất động sản nhà ở, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thực, chính đáng, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ bất động sản đầu cơ, dự án lớn có hệ số rủi ro cao.
Ngoài ra, chuyên gia của BHS Group nhận định, dòng tiền nhà đầu tư đang có sự thận trọng, tính toán các phương án an toàn hơn sau thời gian bùng nổ của các kênh đầu tư tài chính.
Trước những diễn biến của thị trường bất động sản trong quý 1, đơn vị này đã đưa ra dự báo xu hướng cho từng phân khúc.
Dự báo xu hướng các phân khúc bất động sản
Đối với thị trường căn hộ Hà Nội, nguồn cung tương lai dự kiến sẽ đạt khoảng 10.000 - 11.000 căn trong năm 2022. Về phân khúc, nguồn cung sẽ chủ yếu là các sản phẩm hạng B, trong khi đó, hạng C vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm do mặt bằng giá đã tăng cao và giá vật liệu xây dựng ít nhiều đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị.
Về khu vực, nguồn cung sẽ nằm tại các khu vực xa dần trung tâm như Nam Từ Liêm, Long Biên hay Gia Lâm từ các đại dự án và do quỹ đất trung tâm đã khan hiếm.
Do thị trường bất động sản vẫn tích cực, tỷ lệ hấp thụ được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng đều qua các quý và giá bán cũng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 5-10% trong năm 2022. Tuy nhiên, nguồn cung có thể sẽ bị ảnh hưởng do các siết chặt về tín dụng cho vay bất động sản và các yếu tố kinh tế - chính trị vĩ mô.
Phân khúc đất nền - biệt thự - liền kề - shophouse nguồn cung tương lai dự kiến sẽ có khoảng 17.000 sản phẩm trong năm 2022. Về phân khúc, nguồn cung sẽ chủ yếu là các sản phẩm đất nền, trong khi đó, các sản phẩm biệt thự - liền kề - shophouse sẽ ít hơn do đất nền vẫn là sản phẩm được ưa chuộng và giá vật liệu xây dựng ít nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng.
Về khu vực, nguồn cung chủ yếu đến từ các tỉnh miền Bắc và Nam như: Hưng Yên, Đồng Nai hay Bình Dương.
Ở những loại hình hình tỷ lệ hấp thụ được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng đều qua các quý và giá bán cũng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 8 - 15% trong năm 2022. Tuy nhiên, nguồn cung có thể sẽ bị ảnh hưởng do các siết chặt về tín dụng cho vay bất động sản và các cơ quan Nhà Nước bắt đầu kiểm soát thị trường chặt chẽ hơn.
Phân khúc nghỉ dưỡng cao tầng dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 5.000 - 7.000 sản phẩm. Trong đó nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu tại thị trường miền Trung với hơn 4.000 sản phẩm và nhiều nhất tại các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, TP. Đà Nẵng,... Bên cạnh đó các thị trường cần chú ý là Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sức cầu dự kiến tăng nhẹ do với quý 1/2022 và tăng so với quý 4/2021 do thị trường du lịch bắt đầu phục hồi và nhu cầu nghỉ dưỡng lớn sau những đợt giãn cách kéo dài và giao dịch chủ yếu từ những dự án có chủ đầu tư uy tín và đơn vị vận hành quốc tế cùng những chính sách cam kết lợi nhuận hấp dẫn.
Tỷ lệ hấp thụ và giá bán dự kiến tăng nhẹ từ 3 - 5% do thị trường vẫn chưa hoàn toàn phục hồi cũng như các chủ đầu tư sẽ ra hàng dè chừng hơn.
Phân khúc nghỉ dưỡng thấp tầng, nguồn cung sơ cấp sẽ tiếp tục vẫn duy trì ổn định từ giờ đến cuối năm với nguồn cung dồi dào từ các giai đoạn tiếp theo của các dự án và sự ra mắt mới của một số dự án mới trên thị trường như Nghệ An, Phú Quốc, Bình Định,...
Về lực cầu của phân khúc này, BHS Group dự báo sẽ vẫn ở mức cao bởi sự mở cửa trở lại của thị trường du lịch, yếu tố lạm phát,.... Tuy nhiên, việc siết tín dụng của các ngân hàng sẽ đâu đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Giá bán của phân khúc này sẽ tiếp tục có xu hướng tăng.
Phân khúc bất động sản nào tiềm năng?
Tại một talkshow mới đây, ông Đinh Quang Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Đất Xanh Miền Bắc cho biết, trong thời điểm nào cũng có cơ hội kể cả trong thời điểm thị trường bất động sản đi vào suy thoái.
Ông Tuấn cho biết, giai đoạn năm 2017 trở về trước, khách hàng có xu hướng đầu tư chung cư ở Hà Nội hay TP.HCM để cho thuê, giữ tiền, chờ sinh lời rồi chuyển sang loại hình khác.
Giai đoạn từ 2018, nhà đầu tư đổ xô đầu tư vào các thành phố du lịch, đặc biệt những nơi có quy hoạch như Phú Quốc, Vân Đồn... Ngoài ra có những điểm du lịch truyền thống Nha Trang, Đà Nẵng.
Hai năm trở lại đây, xu hướng đầu tư thay đổi nhiều, trước đây khách hàng đầu tư ở xa Phú Quốc, Đà Nẵng nhưng sau 2 năm Covid-19 khách hàng không được sử dụng sản phẩm mua, không có tính ứng dụng, không đến ở hay sử dụng thường xuyên được hay thậm chí 2 năm Covid-19 giá trị dòng tiền thu được từ sản phẩm đầu tư cũng không có. Do đó, khách hàng chuyển hướng cần những dự án ở ngay ngoại ô xung quanh, đi tầm hơn 1 tiếng đổ lại, 40-60 km. Họ tìm nơi gần gũi với thiên nhiên, không gian thoáng đãng, sử dụng được thường xuyên ngoài ra nhu cầu cho thuê bất động sản ngoại ô lớn.
Vị này cho hay, do nhu cầu tăng cao kéo theo giá tăng mạnh, có nơi tăng gấp đôi. Mặc dù sản phẩm đã ở giá cao nhưng khách hàng vẫn đầu tư.
Loại hình thứ hai mà theo ông Tuấn người dân yêu thích là đầu tư đất nền. Khoảng 3-4 năm trở lại đây, đất nền là danh mục đầu tư ưa thích của khách hàng. Hầu hết tất cả tỉnh phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang giá đã neo ở mức cao. Tuy nhiên ở thị trường ngoài Bắc vẫn còn những thị trường giá chưa bị đẩy lên. Nhà đầu tư có thể hoàn toàn đi tìm những thị trường đó đầu tư đất nền dự án như những thị trường mới nổi Thái Nguyên, Thái Bình.
Còn theo ông Nguyễn Hoàng Nam, Tổng Giám đốc CTCP G-Home, khách hàng đầu tư vào chung cư đều có lời. "Tôi cho rằng 2,3 năm tới giá chung cư ở Hà Nội chắc chắn sẽ lên do quỹ đất, các dự án giá 30-35 triệu/m2 đổ lại khan hiếm. Chung cư đang là xu hướng của thế giới khi có tới 80% các hộ gia đình ở chung cư. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam lớn, mỗi năm hơn 1 triệu người ra đô thị ở nên chung cư là phân khúc tiềm năng", ông Nam đặt kỳ vọng vào phân khúc hộ chung cư.
Phân khúc bất động sản nào 'dẫn dắt' thị trường năm 2022? Thị trường bất động sản (BĐS) có dấu hiệu sôi động trở lại, trong đó BĐS đất nền và công nghiệp tiếp tục được nhận định là phân khúc được nhiều nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn để đầu tư dòng tiền từ đầu năm 2022. Đất nền tiếp tục dẫn dắt thị trường Đất nền là một trong những phân khúc...