Tiền ‘rót’ vào kinh tế lớn, vì sao doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn?
Trong phiên họp Tổ của Quốc hội ngày 22/10 về tình hình kinh tế – xã hội, đại biểu Quốc hội ông Nguyễn Mạnh Hùng (Cần Thơ), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV cho biết: Theo Nghị quyết 43/2022 về Chương trình phục hồi phát triển kinh tế – xã hội với quy mô gần 350.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua, nền kinh tế được đón nhận nguồn tiền lớn.
Cần cải cách thể chế, khơi thông điểm nghẽn, đơn giản hoá các thủ tục hành chính để tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi an toàn cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kêu nhiều nhất là khó tiếp cận vốn
“Tại sao đi tiếp xúc cử tri, làm việc với các doanh nghiệp, cơ bản doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn, không có tiền đầu tư, không có vốn đưa vào dự án khiến nhiều dự án bị đình trệ”, ông Nguyễn Mạnh Hùng băn khoăn.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng, trong Chương trình phục hồi kinh tế, có 128.000 tỷ đồng được dành cho nhóm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Đây là nguồn tiền lớn vào nền kinh tế. Trong Nghị quyết 43, Quốc hội cho phép tăng bội chi ngân sách Nhà nước (NSNN) khoảng 1 – 1,2% GDP/năm, không vượt quá 240.000 tỷ đồng trong 2 năm 2022 và 2023, riêng năm 2022 khoảng 122.000 tỷ đồng.
“Trong Nghị quyết 43, các chính sách đã được Chính phủ quy định cụ thể. Một số chính sách đang được phát huy hiệu quả nhưng còn một số chính sách có nên tiếp tục triển khai hoặc nếu tiếp tục thì cần thực hiện điều chỉnh ra sao? Ví dụ việc trang bị máy tính bảng theo Chương trình ‘Sóng và máy tính cho em’ có tổng kinh phí tối đa là 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay các học sinh đã được đi học trực tiếp ở trường. Vậy chính sách này sẽ được điều chỉnh ra sao, số tiền này được chuyển vào đâu cũng cần làm rõ”, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV, về chính sách tiền tệ, các ngân hàng thương mại phải phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5 – 1% nhưng do tình hình biến động của nền kinh tế toàn cầu nên hiện cơ bản lãi suất đã tăng.
Tại phiên họp Tổ của Quốc hội ngày 22/10 về tình hình kinh tế – xã hội, nhiều đại biểu đều bày tỏ sự lo ngại về tình trạng rất khó khăn của nhiều doanh nghiệp, thậm chí là có thể gián đoạn hoạt động, phá sản…Khó khăn mà doanh nghiệp kêu nhiều nhất là tiếp cận vốn.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), ông Nguyễn Chí Dũng cũng thừa nhận tại phiên họp Tổ của Quốc hội ngày 22/10: “Đúng là doanh nghiệp đang rất khó”. Trước mắt, phải tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dự án đã và đang hoạt động, sẽ khai thông nguồn lực cho phát triển. “Các doanh nghiệp đang rất khó khăn, không chỉ khó tiếp cận vốn, mà còn khó nhiều mặt. Tiếp cận đất đai khó, mà có tiếp cận được thì khó giải phóng mặt bằng. Đầu tư công giải ngân chậm cũng từ giải phóng mặt bằng khó, nếu không gỡ thì không thể đẩy nhanh được”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ quan điểm.
Đặc biệt, trong bối cảnh này, những khó khăn từ môi trường đầu tư – kinh doanh lại nổi lên, làm khó thêm cho doanh nghiệp. Tồn tại không chỉ đến từ thủ tục hành chính phức tạp. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng từng chia sẻ: Nhiều địa phương có tâm lý e ngại, sợ sai nên dừng lại, đình trệ nhiều. Nhiều dự án đã cấp phép, đang triển khai cũng vướng mắc nhiều, chậm được tháo gỡ. Khi chậm tháo gỡ thì lại tạo nên các điểm nghẽn và khi đó là một vòng luẩn quẩn, các nguồn lực không thể khai thông… Ngay cả những chậm trễ trong giải ngân đầu tư công của năm nay, bên cạnh những khó khăn thường được nhắc tới, còn có câu chuyện của giá nguyên vật liệu, xăng dầu lên cao…, nên doanh nghiệp càng làm càng lỗ…
Video đang HOT
Các doanh nghiệp đang bước vào cuộc đua sản xuất – kinh doanh cuối năm nhưng nguồn vốn vẫn là một trong những vấn đề nan giải.
Trước đó, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT đã có báo cáo gửi Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết 43/2022 về Chương trình phục hồi phát triển kinh tế – xã hội với quy mô gần 350.000 tỷ đồng được Quốc hội thông qua đầu tháng 1/2022. Theo đó, gói phục hồi kinh tế đã giải ngân được 61.000 tỷ đồng, tương đương 20,2% quy mô chương trình. Con số này không bao gồm 46.000 tỷ đồng dự kiến chi nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế phòng chống COVID-19.
Với các chương trình cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội, số giải ngân đạt 10.741 tỷ đồng cho gần 240.000 đối tượng khách hàng vay vốn tính tới 30/9. Tuy nhiên, gói hỗ trợ 2% lãi suất vay qua NHTM, số giải ngân mới chỉ đạt 29 tỷ đồng tính tới hết tháng 9/2022. Doanh số hỗ trợ lãi suất tạm tính là hơn 15.000 tỷ đồng và dư nợ được hỗ trợ lãi suất trên 13.000 tỷ đồng…Kết quả thực hiện chính sách này, theo người đứng đầu Bộ KH-ĐT, chưa đạt kỳ vọng, giải ngân thấp so với quy mô nguồn lực.
Về vướng mắc khi triển khai gói phục hồi kinh tế, “tư lệnh” ngành KH-ĐT cho biết: Một số nơi triển khai chưa linh hoạt, chủ động. Thậm chí, còn tình trạng một số chính quyền địa phương đưa ra thêm các thủ tục mới ngoài các thủ tục có sẵn, làm người thụ hưởng có tâm lý e ngại, không đăng ký chính sách như chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc (Đoàn thành phố Hà Nội) cũng nhận định: Kết quả thực hiện việc triển khai các Chương trình phục hồi kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp vẫn còn khiêm tốn, cụ thể, toàn bộ nguồn vốn dành cho gói hỗ trợ mới chỉ sử dụng ở cuối tháng 8/2022, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới giải ngân 1/3 kế hoạch. “Dù đã có nhiều cải thiện môi trường kinh doanh nhưng thực tế, doanh nghiệp vẫn rủi ro do tồn tại những bất cập trong khung pháp lý, một số doanh nghiệp có tâm lý co cụm, không mạnh dạn mở rộng kinh doanh”, Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc cho biết.
Khơi thông điểm nghẽn, đơn giản hoá các thủ tục hành chính
Theo đại biểu Vũ Tiến Lộc, việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay không chỉ là ở việc sử dụng các chính sách tài khoá tiền tệ, mà còn phải cải cách thể chế, khơi thông điểm nghẽn, đơn giản hoá các thủ tục hành chính để tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi an toàn cho doanh nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) nhấn mạnh: Mục đích của gói kích cầu là để hỗ trợ cho nền kinh tế tăng thêm khoảng 1,5 – 2%. Đây là những tín hiệu khả quan bước đầu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, một số phần việc trong Nghị quyết số 43 vẫn chưa thực hiện thành công, đặc biệt là phần gói hỗ trợ lãi suất 2%.
“Chúng ta chỉ giải ngân được 13,5 tỷ đồng trên tổng số 16.035 tỷ đồng (hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho doanh nghiệp, xây nhà ở xã hội, nhà cho công nhân trong năm 2022), tức là chưa được 1%, chỉ có được 0,08%. Điều mà các doanh nghiệp đang mong chờ, nếu giải ngân được thì chắc là nền kinh tế không phải chỉ phát triển hơn 8%, mà có thể phát triển cao hơn nữa”, đại biểu Nguyễn Quang Huân nhấn mạnh.
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan làm rõ lý do của việc chậm giải ngân, tìm cách tháo gỡ phần giải ngân gói hỗ trợ này trong 2023, để giữ được nhịp tăng trưởng cao trong những năm qua, tạo đà cho những năm tới đạt được chỉ tiêu như Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra.
Xử lý các dự án yếu kém: Đã có những kết quả tích cực
Chia sẻ tại Tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo", ngày 5/4, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng trong quá trình xử lý các dự án yếu kém, đã có những kết quả tích cực.
Chính phủ và các bộ ngành đã xử lý tích cực và đã có kết quả
Các ý kiến tại Tọa đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phối hợp tổ chức đều cho rằng kế thừa kết quả của nhiệm kỳ trước, đặc biệt từ năm 2021, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số dự án trì trệ đã có bước chuyển biến tích cực, có dự án đã hoạt động và kinh doanh có lợi nhuận.
Tiêu biểu là nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 sau 11 năm "đóng băng" đã vận hành tổ máy số 1 ngày 23/3 vừa qua, hướng tới mục tiêu hòa lưới điện vào ngày 30/4 và đốt than lần đầu tổ máy 1 vào ngày 16/6 tới đây.
Cùng với đó, sau hơn 3 năm triển khai Quyết định số 1468/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ kém hiệu quả thuộc ngành công thương (Đề án 1468), ngày 4/11/2021, Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của các dự án trên thống nhất đưa 5 dự án ra khỏi danh sách 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả.
Đây là kết quả khởi sắc có được từ nhiều nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp liên quan trong việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế và tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Đánh giá về kết quả này, ông Phan Đức Hiếu- Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: Bước sang năm 2022, mặc dù khối lượng việc đầu nhiệm kỳ mới là nhiều, Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực rất cao trong xử lý các dự án yếu kém trên.
"Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực rất cao. Và rõ ràng là với nỗ lực làm việc như vậy, phải có kết quả. Có những dự án gọi là hồi sinh, tạo ra sản phẩm về mặt kinh tế. Cá nhân tôi đánh giá cao 2 điểm, đó là xử lý tích cực và xử lý có kết quả", ông Hiếu nói.
Ông Phan Đức Hiếu- Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ tại Tọa đàm.
Với tư cách là đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình, ông Hiếu bày tỏ tin tưởng cử tri Thái Bình rất hoan nghênh việc đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Sự hồi sinh của nhà máy này cho thấy logic giữa sự chỉ đạo rất quyết liệt cộng với việc hồi sinh các dự án khác.
Kinh nghiệm đặt ra từ dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là không có phương án chung tuyệt đối tốt, chỉ có phương án tối ưu. Có những dự án giải quyết được càng sớm thì thiệt hại của Nhà nước càng giảm. Ngược lại, có những dự án cần đưa vào vận hành, ví dụ nhà máy nhiệt điện và bài toán ở đây chúng ta phải tính về yêu cầu năng lượng hiện nay trong bối cảnh quốc gia, thì dự án lại là cần sớm đưa vào hoạt động.
Phải nói ngược để tính phương án phá sản, thu hồi tài sản
Tuy nhiên, cũng theo ông Hiếu, trong quá trình xử lý các dự án yếu kém, đã có những dự án hồi sinh nhưng có dự án nếu chậm xử lý sẽ dẫn đến mất vốn của Nhà nước.
"Đôi khi phải nói ngược, cũng có những dự án có thể không có thị trường, không có khả năng, chúng ta phải tính đến những phương án như phá sản, thu hồi tài sản... Với tư duy của một nhà đầu tư tôi thấy cách tiếp cận này rất hợp lý. Nghe các trao đổi thì tôi thấy chúng ta đã thống nhất một vài phương án đang đi đúng hướng. Chúng ta đều nói về từng dự án, như vậy chúng ta đang cá thể hoá từng dự án, đánh giá kỹ từng dự án. Từ đó chúng ta phải có phương án tối ưu cho từng dự án. Theo tôi đây cũng là điểm rất tốt", ông Hiếu nói.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đốt lửa lần đầu tổ máy số 1.
Qua việc nghe các trao đổi của doanh nghiệp hôm nay, ông Hiếu cho rằng cách cách tiếp cận tối ưu hoá lợi ích theo cả chiều xuôi và chiều ngược, tính đến từng lợi ích cụ thể, giao trách nhiệm cho từng bên có liên quan chủ động khi xử lý các dự án yếu kém theo nguyên tắc "thị trường", là phù hợp.
Chúng ta không thể phá vỡ được các nguyên tắc chung của pháp luật, như của quản trị doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp hay Luật Đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi xử lý các dự án thì tính toán các lợi ích, cơ cấu lại chính bản thân dự án, tiết giảm các chi phí để nâng cao hiệu quả.
Thậm chí tính đến cả phương án cơ cấu lại sản phẩm phù hợp, phục hồi đúng sản phẩm ban đầu nếu không có thị trường. Tính đến cả dài hạn. Ngay cả sau khi khôi phục ở một giai đoạn nhất định thì chúng ta có thể tạo điều kiện thoái vốn hoàn toàn ra khỏi các dự án.
Ông Hiếu khuyến nghị cần có sự quyết liệt đến từng dự án, phải chọn phương án xử lý cho các tranh chấp hợp đồng (EPC) nhanh chóng nếu không có lựa chọn khác.
"Chúng ta buộc phải đưa ra để dứt điểm. Cùng với đó, về tư duy, phải hiểu lợi ích tốt nhất có tính thời điểm. Không thể nói 3 năm sau thì thế nào. Phải thống nhất về nguyên tắc, phân định quyền, trách nhiệm của các bên liên quan. Giai đoạn trước 1 người làm, giai đoạn này lại người khác phải chịu trách nhiệm cả quá trình. Việc này phải bảo đảm về mặt pháp luật", ông Hiếu nhấn mạnh.
Thế giới Di động xả kho, đóng cửa hàng loạt điểm bán hàng Trong hơn 2 tháng qua, Bách Hóa Xanh của Thế giới di động đã đóng cửa gần 170 điểm bán hàng. Nhiều khách hàng đặt nghi vấn về việc chuỗi cửa hàng này này sắp đóng cửa hàng loạt? Mấy ngày gần đây, nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh đồng loạt treo biển xả kho, giảm giá. Nhiều cửa hàng trong hệ thống...