Tiền nội dò đường
Nhiều nhà đầu tư chứng khoán chia sẻ, diễn biến thị trường hiện nay như đang bị che phủ bởi làn mây mù khiến họ không không nhìn thấy đường đi.
Một lượng nhà đầu tư lâu năm có kinh nghiệm trải qua nhiều cuộc khủng hoảng đã chọn cách thoát hết hàng trên thị trường cơ sở để chuyển sang giao dịch trên thị trường phái sinh, tân dụng cơ hội khi chỉ số chạm ngưỡng hỗ trợ hay ngưỡng kháng cự để kiếm lời trong thời gian ngắn.
Quan sát thị trường cho thấy, đà bán ròng của khối ngoại chưa dừng lại khi các cổ phiếu lớn như VNM, VPB, STB… tiếp tục bị bán mạnh, dường như các lệnh bán được tung ra mà không quan tâm đến định giá thời điểm này là bao nhiêu.
Trong số các nhà đầu tư ngoại đang bán, có những quỹ đầu tư đang có lãi khi nắm giữ VNM hay bán VPB, STB… không phải vì lỗ quá.
Lý do bán của nhà đầu tư ngoại không được giải thích rõ, khiến nỗi lo khối này còn bán, thị trường càng giảm họ sẽ càng bán, là hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên, nếu nói rằng, lực bán của khối ngoại có thể làm thị trường hoảng loạn một lần nữa, kéo theo các nhà đầu tư nội bán tháo như tháng trước lại là thiếu thuyết phục.
Video đang HOT
Nhiều nhà đầu tư nội từng bán đúng đáy, vừa qua đã vội vàng mua lại cổ phiếu, nắm giữ trở lại vì lo sợ không còn cơ hội mua cổ phiếu giá rẻ.
Dòng tiền đầu cơ đang luân chuyển rất nhanh giữa các nhóm cổ phiếu. Tuần trước dòng tiền chảy vào các cổ phiếu hưởng lợi từ đầu tư công, nhưng sang tuần này đã lan tỏa sang các cổ phiếu có cơ hội hưởng lợi khi thị trường EU bắt đầu mở cửa trở lại, hay nhóm cổ phiếu khu công nghiệp đã chuyển sang vùng giá xanh với kỳ vọng khối doanh nghiệp này sẽ đắt khách thuê khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm đến một địa chỉ đầu tư mới thay vì Trung Quốc.
Sau đợt chạy luân chuyển của dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, TTCK có bước vào giai đoạn phân hóa hay không đang câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Có thể những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý I suy giảm mạnh, như khối doanh nghiệp bất động sản do chưa thể hạch toán doanh thu và lợi nhuận trong kỳ, đang bị bán xuống hiện nay lại là điểm đến của dòng tiền.
Lý do là chỉ cần nền kinh tế chuyển động trở lại, khối doanh nghiệp này sẽ được ghi nhận được doanh thu và lợi nhuận khi bàn giao dự án.
Tính đến cuối tuần qua, có 46% số công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX đã công bố kết quả quý I/2020.
Cụ thể, 353/760 công ty trên 2 sàn đã công bố kết quả kinh doanh với tổng lợi nhuận sau thuế đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, giảm 10,2% so cùng kỳ.
Trong nhóm cổ phiếu lớn VN30, có 8/30 cổ phiếu có mức sụt giảm lợi nhuận sau thuế 5,6%. Bức tranh kết quả quý I mới hé mở chưa đầy một nửa, trong khi đó có nhiều doanh nghiệp muốn được gia hạn việc công bố báo cáo quý I đang tạo nên một khoảng trống thông tin với nhà đầu tư.
Giao dịch hiện nay trông chờ chính vào dòng tiền nội, nhưng có sự linh hoạt hơn trong chu chuyển vốn giữa các thị trường.
Với diễn biến hiện nay, giao dịch trên thị trường phái sinh nhiều khả năng sẽ tiếp tục sôi động khi nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư cả khi thị trường tăng hoặc giảm và không muốn kẹt vốn thị trường cơ sở nếu bất ngờ có biến cố mới tác động xấu đến tình hình chung.
Khối ngoại giảm bán ròng còn hơn 225 tỷ đồng trong phiên thị trường lao dốc
HPG tiếp tục được khối ngoại mua ròng mạnh nhất thị trường trong phiên giao dịch ngày 21/4.
Áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài đều giảm trên 3 sàn.
Phiên giao dịch ngày 21/4, các chỉ số giảm điểm mạnh khi nhiều cổ phiếu nhóm ngành có tính thị trường cao như chứng khoán, ngân hàng, dầu khí, bất động sản... đồng loạt lao dốc. Trong đó, VPB, VRE, SBT... giảm sàn. Các cổ phiếu khác như BID, GAS, MBB... đều mất hơn 6%. VN-Index đóng cửa ở mức 766, 84 điểm, giảm 28,13 điểm (-3,54%). HNX-Index giảm 4,98 điểm (-4,54%) xuống 104,7 điểm. Thanh khoản toàn thị trường cao nhất từ giữa tháng 12/2019, đạt hơn 7.100 tỷ đồng, tương ứng khối lượng xấp xỉ 503 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 22,3 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 904,4 tỷ đồng trong khi bán ra khoảng 41,8 triệu cổ phiếu, trị giá xấp xỉ 1.130 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 19,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng hơn 225 tỷ đồng.
Trên HoSE, nhóm này vẫn bán ròng hơn 190 tỷ đồng (giảm 44,4% so với phiên trước), tương ứng khoảng 13,4 triệu cổ phiếu. Đứng đầu trong danh sách bán ròng trên HoSE là BID với 36,3 tỷ đồng. Theo sau là STB và VIC với 33 tỷ đồng và 32 tỷ đồng. E1VFVN30 cũng bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trở lại với 31 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với 60,5 tỷ đồng. 2 cổ phiếu khác cũng được mua ròng là VHM với 28 tỷ đồng và HDB là 8,4 tỷ đồng.
Tại HNX, nhóm đầu tư nước ngoài giảm bán ròng còn hơn 30 tỷ đồng (giảm 16% so với phiên trước), tương ứng khối lượng khoảng 5,2 triệu cổ phiếu. SHB tiếp tục là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất HNX với 15,4 tỷ đồng. Đứng ngay sau là HUT và PVS với giá trị lần lượt là 5,4 tỷ đồng và 3,7 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, nhóm này mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VCS nhưng chỉ đạt 810 triệu đồng. 2 cổ phiếu khác cũng được mua ròng là AMV và WCS với 270 triệu đồng và 170 triệu đồng.
Đối với UPCoM, áp lực bán ròng cũng giảm đáng kể, chỉ đạt 4,7 tỷ đồng, giảm 83,5% so với phiên trước. BSR tiếp tục bị bán ròng mạnh nhất sàn UPCoM với 4,3 tỷ đồng. VEA và ACV cũng bị bán ròng phiên hôm nay với giá trị lần lượt là 2,4 tỷ đồng và 1,6 tỷ đồng. Trong khi đó, VTP được mua ròng mạnh nhất sàn UPCoM với giá trị gần 4,8 tỷ đồng, bỏ xa cổ phiếu đứng thứ 2 là LTG chỉ đạt 590 triệu đồng.
Hải Triệu
Tự doanh CTCK đẩy mạnh bán ròng gần 966 tỷ đồng, tâm điểm MSN và GEX Chuỗi bán ròng của khối tự doanh được nâng lên thành 4 tuần liên tiếp với tổng giá trị 1.993 tỷ đồng. 3 cổ phiếu MSN, GEX và DBC đều bị bán ròng rất mạnh. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, VN-Index đứng ở mức 789,6 điểm, tương ứng giảm 4,18% so với tuần trước đó. HNX-Index cũng tăng 4,03% lên 110,46...