Tiền nợ thuế tăng do nhiều doanh nghiệp gặp khó
Theo Tổng cục Thuế, tiền nợ thuế tại thời điểm 30/11/2022 tăng so với thời điểm 31/12/2021 một phần do ảnh hưởng của COVID-19; kèm theo thiên tai, bão lũ gây ra khó khăn trong sản xuất kinh doanh.
Những tháng cuối năm, xuất khẩu tôm bị sụt giảm vì thị trường giảm nhu cầu và thiếu nguyên liệu trong nước. Ảnh: TTXVN.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ do tình hình kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều thách thức, thiếu nguyên liệu đầu vào… không có khả năng nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) đúng hạn. Ngoài ra, tiền phạt, tiền chậm nộp tăng so với thời điểm 31/12/2021 do phát sinh tiền chậm nộp tính 0,03%/ngày trên tổng số tiền nợ thuế.
Tính đến cuối tháng 11/2022, toàn ngành Thuế thu hồi nợ thuế ước được 29.416 tỷ đồng, đạt 70% chỉ tiêu thu nợ năm 2022. Để tiếp tục kéo giảm nợ thuế, Tổng cục Thuế chỉ đạo cơ quan thuế các cấp triển khai giải pháp đồng bộ, quyết liệt, siết chặt quản lý thu hồi nợ, hạn chế nợ đọng thuế.
Video đang HOT
Hiện, tổng số tiền nợ thuế do ngành Thuế quản lý ước tính đến thời điểm ngày 30/11/2022 là 126.642 tỷ đồng, tăng 3% (so với thời điểm 31/12/2021); trong đó, tiền nợ thuế có khả năng thu là 59.505 tỷ đồng, giảm 8,5%. Cụ thể: Các khoản nợ thuế, phí là 40.787 tỷ đồng, giảm 0,3%; các khoản nợ liên quan đến đất là 18.718 tỷ đồng, giảm 22,3%; tiền phạt và tiền chậm nộp của nợ có khả năng thu là 24.281 tỷ đồng, tăng 9,1%; tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi là 22.976 tỷ đồng, giảm 6,6%.
Triển khai nhiệm vụ công tác thuế trong tháng cuối năm, Tổng cục Thuế giao cơ quan thuế các cấp thực hiện phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại quy trình quản lý nợ thuế để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản thi hành…
Đề cập về tình hình thu ngân sách hiện nay, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết: Mặc dù thu ngân sách 11 tháng năm nay đã vượt dự toán, song đến nay một số ngành, lĩnh vực đã xuất hiện những khó khăn, thách thức do chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao liên tục khi giá xăng, dầu tăng cao, đầu ra tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn như ngành sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó đặc biệt là sắt thép thô (11 tháng năm 2022 giảm 16,6% so cùng kỳ).
“Một số ngành do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, nguồn nhiên liệu khan hiếm, thiếu hụt làm cho sản xuất trì trệ (như điện thoại di động giảm 6,1%, thức ăn cho thủy sản giảm 4,1%…). Mặc dù kim ngạch xuất khẩu những tháng đầu năm đạt được kết quả tích cực, tuy nhiên áp lực từ sức ép lạm phát trên thế giới tăng cao, xung đột địa chính trị leo thang, khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng kéo theo khủng hoảng các thị trường hàng hóa khác…Đây sẽ là những áp lực cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trong tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023″, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nhận định.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, số thu NSNN trong 11 tháng năm nay đã đạt 1.638,9 nghìn tỷ đồng, vượt 16,1% so với dự toán và cao hơn số ước thực hiện cả năm đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 vừa qua (là 1.614 nghìn tỷ đồng). Trong đó thu nội địa 11 tháng năm nay vượt 10,5% dự toán, thu dầu thô vượt 144,6% dự toán, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 32,4% dự toán. Về thu trên địa bàn, có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa đạt trên 95% dự toán, 50/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Thu ngân sách từ ngành thuế đạt gần 94% so với dự toán
Tối ngày 7/10, Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 9 tháng năm 2022 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.102.931 tỷ đồng, bằng 93,9% dự toán và bằng 121,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 9 tháng năm 2022 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.102.931 tỷ đồng. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, thu từ dầu thô đạt 60.059 tỷ đồng, bằng 213% dự toán và bằng 203,5% so với cùng kỳ, trên cơ sở giá dầu thô bình quân đạt 107,05 USD/thùng, bằng 162,3% so với cùng kỳ; sản lượng đạt 6,42 triệu tấn, bằng 119% so với sản lượng cùng kỳ năm 2021.
Thu nội địa đạt 1.042.871 tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán và bằng 118,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng cục Thuế cho biết, có 61/63 địa phương có tiến độ thực hiện dự toán đạt trên 75% như Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương.... Còn 2 địa phương có tiến độ thực hiện dự toán thấp dưới 75% là Cao Bằng, Bắc Ninh.
Trong những tháng cuối năm, ngành thuế sẽ tiếp tục nâng cao năng lực quản lý thuế cho cơ quan thu, phòng chống gian lận, trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế, thực hiện quản lý thuế điện tử; tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, tạo môi trường thuận lợi, rõ ràng minh bạch cho người nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Cùng với đó theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực thu, từng sắc thuế và có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời, dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh, phù hợp với điều kiện tình hình hồi phục kinh tế để dự báo khả năng thu tích cực, sát thực tế, đặc biệt là các nguồn thu bị tác động bởi các chính sách hỗ trợ, kích cầu tiêu dùng và các chính sách tài khóa tiền tệ khác.
Thu ngân sách hải quan khả quan, ngành thuế tập trung thu hồi nợ đọng Theo Bộ Tài chính, kinh tế hồi phục, GDP tăng trưởng đã giúp cho nhiều khoản thu ngân sách Nhà nước (NSNN) từ khu vực sản xuất kinh doanh đạt khá. Phân loại cá tra phi lê đảm bảo tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu ở nhà máy. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN Tính đến hết tháng 9/2022, số thu NSNN đạt 1.330 nghìn tỷ...