Tiền nhiều như “nước Sông Đà”: Lợi nhuận 9 tháng tăng trưởng 30%, vượt xa kế hoạch năm
Năm 2019, ban lãnh đạo Nước sạch Sông Đà đề ra kế hoạch doanh thu 476 tỷ và lợi nhuận sau thuế 75,5 tỷ đồng. Với kết quả trên, doanh nghiệp đã thực hiện 84% chỉ tiêu doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận.
CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà ( Viwasupco, VCW) vừa công bố BCTC quý 3/2019 với doanh thu thuần tăng 17% lên 138 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp tương ứng 83 tỷ đồng, tăng 21%.
Khấu trừ các loại chi phí, VCW lãi sau thuế hơn 72 tỷ đồng, tăng 28%, đây là mức lãi theo quý lớn thứ 2 kể từ khi công ty lên giao dịch trên sàn chứng khoán.
Lũy kế 9 tháng, Công ty ghi nhân doanh thu thuần tăng 21% lên 402 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu về 199 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2019, ban lãnh đạo Viwasupco đề ra kế hoạch doanh thu 476 tỷ và lợi nhuận sau thuế 75,5 tỷ đồng. Với kết quả trên, doanh nghiệp đã thực hiện 84% chỉ tiêu doanh thu và vượt chỉ tiêu lợi nhuận.
Tính đến thời điểm 30/9/2019, Công ty có tổng tài sản hơn 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp là 284 tỷ đồng.
Video đang HOT
Liên quan đến sự cố nước bẩn thời gian gần đây gây hoang man dư luận, đại diện VCW trong lần họp báo gần đây bỏ ngỏ lời xin lỗi người dân, đồng thời khẳng định đối với vấn đề thiệt hại, Công ty là nạn nhân thiệt hại nhất.
Về Công ty, Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) tiền thân là công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex. Năm 2017, Vinaconex thoái toàn bộ vốn tại Viwasupco. Sau một số giao dịch, Viwasupco có 2 cổ đông chính là Gelex Energy (hơn 60% cổ phần) và REE (36%).
Là công ty cung cấp nước sạch cho một số quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai và huyện Hoài Đức… của TP.Hà Nội từ vùng thương lưu sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình, doanh thu và lợi nhuận của Viwasupco tăng trưởng đều trong các năm qua. Biên lợi nhuận gộp của công ty đều đạt trên 50% trong 4 năm trở lại đây (tức là thu về 2 đồng lãi 1 đồng).
Năm 2018, Công ty đạt doanh thu thuần gần 470 tỷ đồng, lãi sau thuế 219 tỷ. Tổng sản lượng tiêu thụ nước sạch năm 2018 đạt 91 triệu mét khối, tăng 13,3% so với năm 2017.
Đáng chú ý, giai đoạn 2012-2016, Viwasupco lao đao khi đường ống nước sông Đà vỡ 21 lần, ảnh hưởng cuộc sống của 177.000 hộ dân khiến ban lãnh đạo của công ty này và một số lãnh đạo trực thuộc các công ty của Vinaconex bị truy tố. Ông Hoàng Thế Trung, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà, cựu chủ tịch Viwasupco bị tuyên án 24 tháng tù.
Hiện nay 90% lượng nước của Viwasupco được bán cho 3 khách hàng chính là Viwaco (một công ty con của Vinaconex làm nhiệm vụ phân phối), Hawaco và nước sạch Hà Đông.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Lợi nhuận doanh nghiệp đứng sau Nước sạch Sông Đà giảm mạnh
Lợi nhuận sau thuế của Gelex - doanh nghiệp nắm giữ cổ phần chi phối tại Nước sạch Sông Đà - giảm 15,7% trong 6 tháng nửa đầu 2019.
Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex, mã chứng khoán GEX) cho thấy doanh nghiệp chuyên về sản xuất thiết bị điện và xây dựng công trình đạt lợi nhuận sau thuế 460,6 tỷ đồng trong nửa đầu 2019, giảm 85,6 tỷ đồng, tương đương 15,7% so với cùng kỳ 2018.
GEX nắm giữ 45.348.000 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 60,46% vốn tại Nước sạch Sông Đà. (Ảnh: GEX).
Trong báo cáo giải trình, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc Gelex, cho biết nguyên nhân chủ yếu do nửa đầu 2018 phát sinh khoản doanh thu hoạt động tài chính là chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá gốc của khoản đầu tư trước đây tại ngày đạt được quyền kiểm soát trong công ty con là 22 tỷ đồng.
Nếu loại trừ ảnh hưởng của khoản lợi nhuận này, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của GEX sẽ tăng so cùng kỳ, nhờ mở rộng đầu tư và tối ưu hóa trong sản xuất.
Cũng theo báo cáo, doanh thu thuần của GEX trong nửa đầu năm là hơn 7.100 tỷ đồng, tăng 14,2%. Trừ giá vốn hàng bán hơn 5.800 tỷ đồng, lợi nhuận gộp doanh nghiệp đạt được trong khoảng thời gian trên là hơn 1.286 tỷ đồng, tăng 40,8%.
Doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm mạnh tới 547%, ghi nhận mức 167,5 tỷ đồng.
Trong khi đó, các khoản chi phí trong kỳ tăng khá nhanh. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 37,2%, chi phí bán hàng tăng 60,8%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 20,4% ghi nhận lần lượt 372 tỷ đồng, 222 tỷ đồng và 324 tỷ đồng.
Tại thời điểm lập báo cáo, GEX gánh khoản nợ phải trả tới hơn 12.295 tỷ đồng, tăng 32,4% so hồi đầu năm. Riêng nợ vay là hơn 8.342 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là vay ngắn hạn, hơn 5.258 tỷ đồng. Nợ vay lớn khiến Gelex phải trả hơn 284 tỷ đồng lãi suất vốn vay từ đầu năm.
Các chủ nợ lớn nhất của GEX gồm Ngân hàng TMCP Công Thương Vietinbank, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV, Ngân hàng TMCP Tiên Phong Tienphongbank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank...
GEX hiện cũng có khoản nợ xấu lên đến hơn 256 tỷ đồng trong khi giá trị thu hồi chỉ khoảng hơn 28,3 tỷ đồng. Hàng tồn kho ghi nhận tại thời điểm 30/6 là hơn 2.500 tỷ đồng.
"Ông lớn" này được nhắc đến nhiều trong những ngày gần đây do đang nắm giữ 45.348.000 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 60,46% vốn tại Nước sạch Sông Đà (Viwasupco). Với thị giá hiện tại, khoảng 36.000 đồng/cổ phiếu, Gelex đang sở hữu khối tài sản trị giá 1.600 tỷ đồng tại Viwasupco.
GEX không phải doanh nghiệp sở hữu vốn Viwasupco từ đầu. Tại thời điểm 22/9/2016, Vinaconex là cổ đông lớn nhất nhờ nắm trong tay 25,5 triệu cổ phần, tương đương sở hữu 51% vốn của Viwasupco. Thời điểm hiện tại, ngoài GEX, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) cũng đang nắm 29.960.000 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 35,95%.
HOÀNG HƯNG
Theo VTC.vn
Cổ phiếu Nước sạch Sông Đà trồi sụt trong 'tâm bão' Khác với phiên liền trước, mã chứng khoán VCW của Viwasupco hôm nay 17/10 bật tăng dữ dội 6,1% lên 36.000 đồng, tức mỗi cổ phiếu thêm 2.100 đồng. Khép lại phiên giao dịch hôm nay, VN-Index lao dốc 0,47%, tương đương giảm 4,64 điểm về 989,8 điểm. Trong khi VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ thì HNX-Index tăng nhẹ 0,13%, lên 106,07...