Tiền nhiều để làm gì: Tài sản của các tỷ phú Việt biến động ra sao?
Với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm của VIC, tài sản của ông Vượng đã có thêm 9.326 tỷ đồng so với tuần trước.
Cả hai mã cổ phiếu VIC của Vingroup và VHM của Vinhomes đều giảm giá trong phiên cuối tuần (22/02) với mức giảm lần lượt 1,2% và 3,7% khiến thị trường chứng khoán Việt Nam mất đi động lực quan trọng.
Ngoài VIC và VHM, sự sụt giảm của MSN và SAB tạo thêm áp lực cho chỉ số VN-Index khiến chỉ số này giảm 0,14% trong phiên cuối tuần.
Mặc dù vậy, VN-Index đã có tuần thứ hai tăng điểm liên tiếp kể từ sau Tết Nguyên đán. Trong tuần qua, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến Vn-Index vẫn là hai mã cổ phiếu của hai doanh nghiệp do tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch HĐQT là VHM, VIC.
Ngoài ra còn có đóng góp tích cực của VNM khi đóng góp của 3 mã này cho VN-Index lần lượt 12,15, 4,86 và 4,62 điểm tăng.
Điều đó đồng nghĩa với việc tài sản của người giàu nhất Việt Nam, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, tăng đáng kể trong tuần qua. Cụ thể, với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm của VIC, tài sản của ông Vượng đã có thêm 9.326 tỷ đồng so với tuần trước. Hiện giá trị cổ phiếu của người duy nhất của Việt Nam trong top 200 người giàu nhất hành tinh là 218.226 tỷ đồng.
Ông Phạm Nhật Vượng là tỷ phú đô la duy nhất trên sàn chứng khoán Việt.
Cũng có được mức tăng trưởng ấn tượng về tài sản trong tuần qua, ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank (TCB), Phó Chủ tịch Masan Group (MSN) – có thêm 933 tỷ đồng nhờ việc cổ phiếu MSN và TCB tăng giá. Trong đó, đóng góp từ cổ phiếu MSN là 915 tỷ đồng.
Hiện tổng giá trị tài sản từ hai mã cổ phiếu trên của ông Hồ Hùng Anh là 22.950 tỷ đồng, giúp cho Chủ tịch Techcombank tiếp tục đứng thứ hai sau ông Vượng trong danh sách các tỷ phú chứng khoán.
Video đang HOT
Đứng ngay sau đó là ông Nguyễn Đăng Quang, người gắn với ông Hùng Anh như hình với bóng cả trong làm ăn lẫn trong danh sách những người nhiều tiền nhất sàn chứng khoán.
937 tỷ đồng là số tài sản tăng thêm đối với ông Nguyễn Đăng Quang trong tuần vừa qua thông qua TCB và MSN, trong đó mức đóng góp từ MSN là 933 tỷ đồng.
Hiện tổng giá trị tài sản do ông Quang nắm giữ thông qua MSN và TCB là 22.554 tỷ đồng, hơn người đứng thứ ba là bà Nguyễn Thị Phương Thảo xấp xỉ 1.000 tỷ đồng.
Giá trị cổ phiếu HDB của bà Thảo “bốc hơi” 11 tỷ đồng trong tuần qua, trong khi giá trị cổ phiếu VJC chỉ tăng nhẹ 33 tỷ đồng. Hiện tổng giá trị cổ phiếu của nữ TGĐ Vietjet Air kiêm Phó Chủ tịch HĐQT HDB là 21.556 tỷ đồng.
Điều bất ngờ là đứng sau bà Thảo, ở vị trí thứ 5 trong top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt đã không còn là bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) mà là sự trở lại của ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG) – nhờ sự trỗi dậy của cổ phiếu HPG trong tuần qua.
Kết thúc tuần, HPG tăng từ mức giá 31.600 đồng/cp lên 33.900 đồng/cp với 4 phiên tăng giá và 1 phiên giảm giá. Do đó, ông Trần Đình Long có thêm 1.228 tỷ đồng trong tuần qua khi tổng tài sản đã tăng lên mức 18.108 tỷ đồng.
Theo infonet.vn
Cổ phiếu VIC dừng đà tăng, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng áp sát mốc 79.000 tỷ
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau khi tăng liền 2 phiên liên tiếp, đạt 78.985,03 tỷ đồng, đã giảm nhẹ 0,1% xuống 78.906,04 tỷ đồng do cổ phiếu VIC giảm nhẹ 0,1% về mức 109.000 đồng/cổ phiếu sau phiên giao dịch ngày 13.2.
Cổ phiếu dầu khí, thép kéo VnIndex bay cao
Áp lực chốt lời sớm tại một cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên giao dịch sáng 13.2 khiến chỉ số VnIndex trải qua quãng thời gian giằng co quanh ngưỡng tham chiếu. Tuy nhiên, lực cầu gia tăng trở lại trong phiên giao dịch chiều, kết hợp cùng việc nhóm cổ phiếu ngành dầu khí và ngành thép nới rộng đà tăng trong khoảng thời gian cuối phiên đã giúp tâm lý giao dịch trên TTCK Việt Nam trở nên sôi động hơn.
Chỉ số VnIndex đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày, tăng 7,71 điểm ( 0,82%), lên 945,25 điểm. Còn HNX-Index tăng 0,45 điểm (0,42%) lên 106,49 điểm.
Khối ngoại trên TTCK Việt Nam hôm nay tiếp tục mua ròng 9,34 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 267 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại tiếp tục mua ròng tới 237,5 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Đứng đầu danh sách mua ròng trên sàn HOSE tiếp tục là cổ phiếu HPG với giá trị mua ròng đạt 132,6 tỷ đồng. Cổ phiếu MSN, CTI và VCB xếp sau với giá trị mua ròng lần lượt đạt 120,7 tỷ đồng, 76,6 tỷ đồng và 58,6 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VHM dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại trên sàn HOSE với giá trị bán ròng lên tới 137,3 tỷ đồng. Tiếp theo, HDB và LDG bị bán ròng lần lượt 63 tỷ đồng và 18 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13.2, VnIndex tăng 7,71 điểm ( 0,82%), lên 945,25 điểm. (Ảnh: TVSI)
Hai nhóm cổ phiếu dầu khí và thép là điểm nhấn trong phiên giao dịch ngày 13.2. Ở nhóm cổ phiếu thép thép, HSG và NKG đều tăng trần. Còn HPG tăng 4,7% lên 30.900 đồng và đứng đầu danh sách được khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE với khối lượng mua ròng khoảng 4,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng đạt 132,6 tỷ đồng.
Ở nhóm cổ phiếu dầu khí, GAS tăng 2,2% lên 93.000 đồng, PVS tăng 3,1% lên 19.700 đồng, PVD tăng 4,6% lên 17.150 đồng, PLX tăng 2,51% lên 57.100 đồng.
Trong số 10 cổ phiếu sở hữu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, ngoại trừ VIC và SAB giảm nhẹ, CTG và VHM đứng ở tham chiếu, còn lại đều duy trì sắc xanh tới thời điểm chốt phiên.
Nổi bật là MSN tăng 4,37% và đóng cửa ở mức cao nhất ngày, đạt mức 85.900 đồng/cổ phiếu, VCB tăng 2,05% lên 59.800 đồng, VRE tăng 2,36% lên 30.400 đồng, BVH tăng 1,47% lên 96.500 đồng...
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau khi tăng liền 2 phiên liên tiếp, đạt 78.985,03 tỷ đồng, đã giảm nhẹ 0,1% xuống 78.906,04 tỷ đồng. (Ảnh: Internet)
Sau phiên giao dịch hôm nay, tài sản tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã giảm khoảng 232,32 tỷ đồng (1,04%) xuống 22.101,4 tỷ đồng sau khi cổ phiếu VJC giao dịch dưới mức giá tham chiếu trong phần lớn thời gian và kết thúc phiên giao dịch với mức giảm 1,1%, chỉ còn 124.500 đồng/cổ phiếu.
Còn tài sản tỷ phú Trần Đình Long tiếp tục tăng thêm 534,18 tỷ đồng (4,75%) trong xu thế hồi phục chung của nhóm cổ phiếu ngành thép.
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau khi tăng liền 2 phiên liên tiếp, đạt 78.985,03 tỷ đồng, đã giảm nhẹ 0,1% xuống 78.906,04 tỷ đồng do cổ phiếu VIC giảm nhẹ 0,1% về mức 109.000 đồng/cổ phiếu sau phiên giao dịch ngày 13.2.
VIC đẩy HPG khỏi nhóm 10 khoản đầu tư lớn nhất quỹ Tundra Vietnam Fund D
Kết thúc tháng 1.2019, cổ phiếu HPG của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát đã ra không còn nằm trong danh sách 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ Tundra Vietnam Fund D. Trong khi đó, VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xuất hiện ở trị thứ 8 danh sách 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ Tundra Vietnam với tỷ lệ 3,9% NAV.
Khoản đầu tư tốt nhất của Tundra trong tháng 1.2018 cổ phiếu TCM của Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công khi đạt mức tăng trưởng 15,4%. Xếp ở các vị trí tiếp theo là HT1 của CTCP Xi măng Hà Tiên 1 với mức tăng 14%, MBB tăng 12,6%, Vinamilk tăng 12,5%, PVD tăng 11,6%.
Trong khi đó, khoản đầu tư vào cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim giảm 22,8%, CII của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM giảm 12,5%, HPG của Hòa Phát giảm 10,5%.
Xét theo cơ cấu ngành, tài chính là lĩnh vực chiếm tỷ trọng chính trong danh mục cổ phiếu của Tundra với 22%NAV, theo sau là bất động sản chiếm 20% NAV và hàng tiêu dùng chiếm 13%.
Theo danviet.vn
Chứng khoán xuống đáy, ông Phạm Nhật Vượng vẫn giàu gấp đôi Tổng thống Trump Theo thống kê của tạp chí Forbes, ông Phạm Nhật Vượng đang nắm trong tay 6,3 tỷ USD, xếp thứ 232 trong danh sách những người giàu nhất thế giới hiện nay. Tài sản của người đàn ông giàu nhất Việt Nam đạt hơn gấp đôi so với tài sản của "ông chủ Nhà Trắng" Donald Trump. Chứng khoán xuống đáy, ông Phạm...