Tiền mới chảy mạnh vào chứng khoán Trung Quốc
Sau khi nhận hàng tá cuộc điện thoại chào mời gói vay lãi suất thấp, dễ dàng tiếp cận phục vụ mục tiêu tiêu dùng, Eric Zhang cuối cùng cũng tới một trong những nhà băng lớn nhất Trung Quốc trong tháng 6 để vay 400.000 nhân dân tệ (57.600 USD) với lãi suất 4%/năm.
Ảnh Internet
Vấn đề nằm ở chỗ, Eric phải ký vào một bản cam kết sẽ không sử dụng khoản vay để đầu tư bất động sản hoặc cổ phiếu. Tất nhiên, điều này không tạo ra nhiều rào cản bởi chỉ vài ngày sau, anh tìm được một đại lý giúp mình “ngụy tạo” các khoản mua sắm và chuyển tiền mặt vào tài khoản chứng khoán của Eric Zhang.
“Tôi nghĩ rằng, các nhà băng không thể theo dấu các khoản vay và xác định mục đích sử dụng thực tế là gì. Đây đúng là một ‘món hời’ với tôi”, Eric Zhang, hiện là nhân viên một quỹ đầu tư tại Thượng Hải cho biết. Sự vui vẻ của anh xuất phát từ việc danh mục đầu tư tăng trưởng 6% trong tháng vừa qua và khoản tiền mới vay được với lãi suất thấp đã mang lại hiệu quả.
Câu chuyện của Eric Zhang là trường hợp điển hình trên toàn Trung Quốc, khi các nhà đầu tư cá nhân đã tạo động lực chính giúp thị trường có đà tăng mạnh mẽ nhất kể từ năm 2015 cho tới nay.
Các ngân hàng, nền tảng tài chính đầy ắp khách hàng mong muốn nhanh chóng sở hữu tiền mặt để “đánh cược” vào một trong những thị trường chứng khoán biến động dữ dội bậc nhất thế giới.
Diễn biến này tiềm ẩn rủi ro cho cả 2 bên: Người đi vay – các cá nhân ít kinh nghiệm đầu tư và người cho vay, một khi nhà chức trách tiến hành kiểm soát chặt chẽ.
Với việc nền kinh tế Trung Quốc đang chịu tổn thương vì đại dịch Covid-19, các gói hỗ trợ tài chính nhằm tạo bệ đỡ cho tăng trưởng đang được tiến hành. Cùng với đó, giới chức Đại lục quyết định nhẹ tay hơn với “ngân hàng trong bóng tối” (shadow banking), mục tiêu giúp các doanh nghiệp siêu nhỏ/nhỏ, cũng như các hộ gia đình khó tiếp cận với tín dụng ngân hàng có một cứu cánh.
Dòng tiền chi phí thấp liên tục bơm ra thị trường phần nào đã tạo cơ hội để các nhà đầu tư cá nhân rót thêm tiền vào chứng khoán, trong khi khối doanh nghiệp cũng tranh thủ nguồn lực để đầu tư vào mọi loại tài sản, từ trái phiếu lãi suất cao (junk bonds) cho tới các sản phẩm quản lý tài sản và chứng khoán.
Video đang HOT
Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính không ngừng gia tăng ngay cả khi hàng triệu người Trung Quốc mất việc vì đại dịch. Tỷ lệ nợ hộ gia đình tăng lên mức kỷ lục 59,7% GDP trong quý II/2020, gấp đôi so với năm 2012.
Trong đó, “công đầu” thuộc về sự mở rộng của các nhà cho vay online như Ant Group, vì khiến việc vay tiền trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, các bước được thực hiện hoàn toàn trực tuyến thông qua các ứng dụng ví điện tử như Alipay.
Tất nhiên, với việc rủi ro ngày càng gia tăng, giới chức Trung Quốc bắt đầu mất bình tĩnh. Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã yêu cầu tất cả các nhà băng báo cáo về các khoản cho vay tín dụng, vay tiêu dùng cá nhân có liên kết với các nền tảng điện tử để có bức tranh rõ ràng hơn về khoảng 6.600 tỷ USD các khoản nợ tiêu dùng hiện tại.
“Không giống như nợ thẻ tín dụng, các nhà băng lẫn nhà quản lý rất khó để giám sát các khoản vay tiêu dùng. Một khi dòng tiền đổ vào chứng khoán, những rủi ro sẽ được nhân rộng”, Chen Hao – chiến lược gia tại CIB Research cho biết.
Với dòng tiền mới chảy vào, không có gì ngạc nhiên khi thanh khoản thị trường vượt qua mức 1.000 tỷ nhân dân tệ trong 17 phiên liên tiếp vừa qua. Dư nợ margin trên thị trường tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2015, đạt hơn 1.400 tỷ nhân dân tệ.
Không giống các thị trường quy mô lớn khác, nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ áp đảo so với nhà đầu tư tổ chức tại các sàn giao dịch chứng khoán Đại lục, khiến các biến động của thị trường luôn có biên độ rất lớn.
Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 27/7: Có thể tận dụng nhịp giảm điểm này để mua vào
Khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật trong các phiên sắp tới, nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì ở mức cao thì cơ hội hồi phục sẽ đến sớm, ngược lại dòng tiền "thờ ơ" thì nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng hơn.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 27/7.
Có thể tận dụng nhịp giảm điểm này để mua vào
CTCK Tân Việt (TVSI)
Trên đồ thị ngày, VN-Index đã đánh mất vùng hỗ trợ 840-860 điểm. Áp lực bán mạnh duy trì đến cuối phiên có thể sẽ gây áp lực giảm điểm lên thị trường trong những phiên tới. Mặc dù vậy, chỉ số dự báo khó hình thành một xu hướng giảm giá mới ở thời điểm hiện tại.
Chúng tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn của chỉ số vẫn là đi ngang. Vì vậy, nhà đầu tư có thể duy trì nắm giữ. Đối với danh mục có tỷ trọng cổ phiếu thấp thì có thể tận dụng nhịp giảm điểm này để mua vào.
Giảm tỷ trọng danh mục xuống mức 10-20% cổ phiếu
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Sau phiên giảm điểm mạnh và bất ngờ vào 24/7, VNIndex hiện tại đang được hỗ trợ bởi vùng hỗ trợ 820-830.
Diễn biến của VN-Index trong tuần tới nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng bởi tin tức liên quan đến tái bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.
Ngoài yếu tố này ra, VnIndex vẫn sẽ tiếp tục chịu tác động từ kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp đang và sẽ được công bố.
Chiến lược đầu tư: Giảm tỷ trọng danh mục xuống mức 10-20% cổ phiếu. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung và dài hạn. Đồng thời hạn chế mở mới các vị thế, đề phòng thị trường tiếp tục đón nhận những tin tức tiêu cực.
Tạm đóng các vị thế ngắn hạn có sẵn trong tài khoản
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
VN-Index trải qua phiên ngày 24/7 lao dốc mạnh và xuyên thủng vùng hỗ trợ 849-855, đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn. Chỉ số đang nhận được sự hỗ trợ ở điểm đỡ gần quanh 815 điểm, giúp xuất hiện nhịp phục hồi nhẹ.
Tuy nhiên, do nhịp giảm mạnh và dốc nên khả năng tạo đáy thành công chưa cao, nhất là ngay khi vừa mới đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn. VN-Index được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm, xuống đến vùng hỗ trợ kế tiếp tại quanh 795 ( -3) trong tuần sau.
Nha đầu tư được khuyến nghị tận dụng nhịp phục hồi để tạm đóng các vị thế ngắn hạn có sẵn trong tài khoản.
Khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật
CTCK MB (MBS)
Trong phiên 24/7, thanh khoản thị trường được đẩy lên mức cao nhất kể từ 12/06/2020, giá ti khớp lệnh đạt gần 6.837 tỷ đồng. Điểm sáng duy nhất trong phiên lại đến từ khối ngoại, trái với việc nhà đầu tư trong nước mạnh tay cắt lỗ thì khối ngoại lại có phiên mua ròng mạnh nhất hơn 1 tháng qua.
Về kỹ thuật, phiên giảm mạnh 24/7 như cú "đạp bồi" xác nhận thị trường rơi ra khỏi vùng tích lũy trong hơn 1 tuần vừa qua.
Tuy vậy, khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật trong các phiên sắp tới, nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì ở mức cao thì cơ hội hồi phục sẽ đến sớm, ngược lại dòng tiền "thờ ơ" thì nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng hơn.
VN-Index có thể trở về khu vực hỗ trợ 805-815 trong tuần tới
CTCK BIDV (BSC)
Thanh khoản thị trường phiên 24/7 tăng mạnh so với phiên hôm trước, độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực cho thấy sự lo lắng về dịch bệnh đã khiến đa số nhà giao dịch bán tháo vào hôm nay. Nếu áp lực bán tiếp tục được duy trì, VN-Index có thể trở về khu vực hỗ trợ 805-815 trong tuần tới.
Chi phối ngàn tỷ, đại gia Lê Phước Vũ nương nhờ cửa Phật Doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, ngược dòng tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Đây cũng là lúc đại gia Lê Phước Vũ chính thức đem đời mình nương nhờ cửa Phật. CTCP Tap đoan Hoa Sen (HSG) của chủ tịch Lê Phước Vũ vừa công bố kết quả kinh doanh 3 quý niên độ tài chính...