Tiền mất giá không phanh, sinh viên Libăng không trả nổi học phí
Nam sinh Mohammad El Sahily tại Libăng đang chuẩn bị tốt nghiệp bằng cử nhân khoa học máy tính. Tuy nhiên, Sahily cùng hàng ngàn sinh viên khác đang lâm vào cảnh không thể trả nổi học phí vì đồng bảng Libăng tuột giá mạnh.
Sinh viên ĐH Mỹ tại Beirut (AUB) biểu tình phản đối thay đổi tỉ giá tính học phí – Ảnh: REUTERS
Giữa lúc Libăng chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay, hai đại học tư nhân tại Beirut – ĐH Mỹ tại Beirut (AUB) và ĐH Mỹ-Libăng (LAU), đã nâng tỉ giá chuyển đổi ngoại tệ áp dụng đối với học phí lên mức 3.900 bảng Libăng đổi 1 USD.
Cú sốc này đã đẩy sinh viên của họ vào cảnh phải đóng học phí cao gần gấp 3 lần so với các sinh viên chi trả bằng đồng nội tệ.
Là sinh viên AUB, Sahily đang chuẩn bị cho đợt thi cuối kỳ vào tháng 12 khi nhận được thông báo nâng tỉ giá.
Video đang HOT
“Tôi sợ hãi, căng thẳng và tuyệt vọng. Tôi không biết tôi sẽ làm gì. Tôi không thể trả nổi học phí học kỳ mùa xuân nếu học đủ các khóa. Vì thế tôi phải chọn hoặc chỉ học 2 khóa hoặc không học gì cả.
80% bạn bè quanh tôi đang đối mặt với cảnh này”, Sahily nói với Reuters.
Nam sinh này là một trong nhiều sinh viên đã xuống đường hồi tháng 12-2020 để biểu tình quyết định trên của các trường đại học.
Leen Elharake, sinh viên ngành kỹ sư của và phó chủ tịch hội sinh viên của LAU, gọi đó là một động thái “thảm khốc”.
Libăng có truyền thống tự hào về hệ thống giáo dục của mình. Được các nhà truyền giáo người Mỹ và Pháp xây dựng từ thế kỷ 19, hệ thống giáo dục của Libăng đã tạo ra nguồn nhân tài dồi dào cho các công việc cao cấp hàng đầu trong và ngoài khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, hệ thống này đang phải đối mặt với thách thức đến từ cả khủng hoảng kinh tế và các giới hạn khắt khe trước đại dịch COVID-19. Libăng đã cấm dạy học trực tiếp từ ngày 7-1.
Cuộc khủng hoảng này đã biến mức tỉ giá 1.500 bảng Libăng đổi 1 USD của các trường đại học trở nên “lạc lõng” so với tỉ giá trên thị trường, thứ đã lên đến 8.500 bảng Libăng đổi 1 USD trong vài tuần gần đây.
Chủ tịch LAU Michel Mawad cho biết trường buộc phải nâng tỉ giá để duy trì hoạt động và trả lương cho đội ngũ lao động. Ông Mawad cũng nhấn mạnh học phí của LAU đã được giữ nguyên trong nhiều năm nay.
“Là một nơi giảng dạy, chúng tôi đang chịu đựng hoàn cảnh này cũng nhiều như các sinh viên và phụ huynh. Đây thật sự là điều chúng tôi buộc phải làm”, ông Mawad nói.
Không chỉ sinh viên trong nước, hàng ngàn du học sinh Libăng cũng đang mắc kẹt trong tình trạng tương tự, khi các ngân hàng địa phương đang chặn hầu hết các giao dịch ra nước ngoài.
“Những người không có đô la không thể đi lại hay học hành ở Libăng. Họ đang cố gửi đi thông điệp gì vậy?”, Jad Hani, một sinh viên năm cuối ngành kinh tế học tại AUB, cảm thán.
300 sinh viên suýt bị phạt vì cáo buộc gian lận
300 sinh viên lớp Khoa học máy tính, Đại học Quốc gia Australia (ANU), bị trừ điểm học tập, nhưng sau đó được xin lỗi và rút lại hình phạt.
Đầu tháng 12, TS Hanna Kurniawati, giảng viên môn Thuật toán tại ANU, thông báo trừ 30% điểm của 300 sinh viên lớp Khoa học máy tính vì nghi ngờ một số người gian lận, nhưng không tìm ra thủ phạm. Cả lớp được yêu cầu thực hiện dự án khoa học. Điểm của bài tập này chiếm 25% tổng điểm toàn khóa.
Sinh viên đã bày tỏ bất bình trước quyết định trên. Một số người cho rằng việc trừ điểm toàn bộ sinh viên của lớp đã vi phạm quy tắc trong trường học. "Trong trường học không nên tồn tại hình phạt tập thể như thế", một người bình luận.
Trường Đại học quốc gia Australia. Ảnh: ABC News.
Ngày 23/12, GS Tony Hosking, người đứng đầu khoa Khoa học máy tính tại ANU, đã lên tiếng xin lỗi, đồng thời hủy bỏ hình phạt giảm điểm. Trong email gửi tới sinh viên, ông Hosking thừa nhận thông điệp gửi tới sinh viên phải chính xác, rõ ràng và sẽ rút kinh nghiệm để làm tốt hơn trong tương lai.
Hiện tại, điểm của sinh viên lớp Khoa học máy tính đã được khôi phục. Nhà trường sẽ điều tra để tìm ra bằng chứng gian lận và xử lý, ông Hosking cho biết.
Theo quy tắc xử lý hành vi sai trái tại các trường đại học Australia, cáo buộc gian lận cần được gửi tới người có thẩm quyền trong trường hoặc chuyển đến cơ quan điều tra. Người xử lý phải viết thư cho sinh viên thông báo về các cáo buộc. Sinh viên được phép đưa ra ý kiến phản hồi. Các cáo buộc phải được điều tra kỹ lưỡng trước khi đưa ra hình phạt.
Tom Hayden - Người bạn từ bên kia bán cầu Tom Hayden đã cống hiến cuộc đời mình cho những lý tưởng tiến bộ mà giới lãnh đạo Mỹ từng cho là cấp tiến vào những năm 1960. Với tư cách là người sáng lập tổ chức Sinh viên vì Xã hội Dân chủ (SDS), ông đã vận động hàng nghìn thanh niên lên tiếng phản đối Chiến tranh Việt Nam và đòi...