Tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm mạnh nhất trong hơn 7 năm
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 6/12, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) thông báo trong tháng 10/2022, chỉ số tiền lương thực tế đã được điều chỉnh theo lạm phát ở nước này giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là tháng thứ 7 liên tiếp chỉ số này giảm nhưng là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2015.
Nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số tiền lương thực tế ở Nhật Bản giảm là do giá cả hàng hóa tiêu dùng, nhất là điện và khí đốt, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa.
Trên một đường phố ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Theo MHLW, trong tháng 10/2022, tổng tiền lương danh nghĩa bình quân ở Nhật Bản tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 275.888 yen (2.019 USD)/người. Đây là tháng thứ 10 liên tiếp tiền lương danh nghĩa tăng. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không bao gồm tiền thuê nhà ở Nhật Bản (được sử dụng để tính chỉ số tiền lương thực tế) lại tăng tới 4,4%.
Trong tổng tiền lương danh nghĩa, các khoản chi trả thường xuyên, bao gồm lương cơ bản, tăng 1,3%; tiền làm thêm giờ và các khoản chi trả không thường xuyên khác tăng 7,9%; còn tiền thưởng và các khoản chi trả đặc biệt khác tăng 1,1%.
Mặc dù tiền lương thực tế giảm nhưng theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC), trong tháng 10, chi tiêu thực tế của các hộ gia đình ở nước này vẫn tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chi nhiều tiền hơn cho các chuyến đi du lịch sau khi Chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và tung ra chương trình trợ cấp nhằm vực dậy ngành du lịch trong nước.
Theo MIC, chi tiêu bình quân của một hộ gia đình có từ 2 người trở lên ở Nhật Bản trong tháng 10 là 298.006 yen/hộ. Sau khi được điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ, chi tiêu thực tế của các hộ gia đình Nhật Bản tăng 1,1%.
Lạm phát của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong 40 năm
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 18/11, Bộ Nội vụ, Thông tin và Truyền thông Nhật Bản công bố báo cáo cho biết chỉ số giá tiêu dùng - CPI (không tính biến động giá cả mặt hàng tươi sống) của nước này trong tháng 10 đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng cao nhất trong hơn 40 năm qua.
Người dân mua hàng tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Mức tăng này cao hơn mức dự báo 3,5% được đưa ra trước đó và phản ánh đà tăng 14 tháng liên tục. Nguyên nhân chủ yếu khiến CPI của Nhật Bản tăng mạnh là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng và xu hướng đồng yen mất giá, kéo theo giá cả sinh hoạt leo thang trong thời gian qua. Chỉ số CPI tổng hợp (bao gồm giá cả mặt hàng tươi sống) trong tháng 10 tăng 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/1991.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ, Thông tin và Truyền thông Nhật Bản đối với 552 mặt hàng, có 406 mặt hàng tăng giá, nhiều hơn so với 385 mặt hàng tăng giá trong tháng 9. Có 42 mặt hàng giữ nguyên giá và chỉ có 74 mặt hàng giảm giá. Giá thực phẩm tăng 6,2% (tăng 5,9% nếu không tính mặt hàng tươi sống), trong đó mức tăng của dầu ăn là 35,6%, bánh mì nhân đậu đỏ (13,5%), socola (10%). Giá mặt hàng liên quan đến năng lượng tăng 15,2%, giảm nhẹ so với tháng 9 (16,9%), trong đó, giá khí đốt Tokyo tăng 26,8%, giá điện tăng 20,9%. Giá nhiên liệu được hưởng chính sách hỗ trợ giá tăng 2,9%, giảm mạnh so với mức tăng 7% trong tháng 9.
Dù cao kỷ lục, song lạm phát ở Nhật Bản hiện vẫn thấp hơn so với Mỹ và một số nước khác. Lạm phát ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng cao sau vài thập niên suy giảm. Tuy nhiên, mức lạm phát trong tháng 10 đã vượt xa mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). BoJ cho rằng mức tăng này chỉ mang tính tạm thời và vẫn giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Quyết định này đã khiến đồng yen bị mất giá so với đồng USD, giúp tăng lợi nhuận cho các công ty Nhật Bản kinh doanh ở nước ngoài, nhưng cũng đồng thời làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Tỷ giá của đồng yen so với USD trong ngày 18/11 là 140 yen/USD, cao hơn so với mức trượt giá kỷ lục 151 yen/USD vào tháng 10, những vẫn thấp hơn nhiều so với mức 115 yen/USD vào tháng 2.
Nhằm giảm tác động của việc đồng yen suy yếu và lạm phát tới nền kinh tế, tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết chính phủ nước này sẽ dành 260 tỷ USD cho gói kích thích, trong đó bao gồm các biện pháp khuyến khích tăng lương và hỗ trợ các hộ gia đình thanh toán hóa đơn năng lượng.
Lời khai của cô gái Việt xông vào sở cảnh sát Nhật Bản đâm người Sau cuộc thẩm vấn, nguồn tin điều tra Nhật Bản cho biết nghi phạm Le Thi Ngoc Hanh và nạn nhân Tsuyoshi Sakami có quan hệ tình cảm. Nguồn tin điều tra xác nhận Le Thi Ngoc Hanh (35 tuổi) và Tsuyoshi Sakami (37 tuổi) có quan hệ tình cảm với nhau trước khi sự việc xảy ra. Theo nhiều phương tiện truyền...