Tiền lì xì của con mua được xe máy xịn
Cứ đi tới đâu chúc Tết là bằng giá nào vợ cũng bắt tôi phải chở hai đứa con đi…
Vợ lập kế hoạch &’câu’ tiền lì xì
Nói ra thì đúng là &’vạch áo cho người xem lưng’ nhưng cái chuyện mà vợ tôi làm khiến thân làm chồng như tôi thấy ái ngại và áy náy với bạn bè, người thân. Có lẽ, họ cũng biết được phần nào tính cách &’bà chằn’ của vợ tôi nên không bàn tán nhiều, nhưng đúng là tôi không biết giấu mặt đi đâu.
Ngày Tết, vì nhà tôi có hai cháu nhỏ nên chuyện được lì xì là chuyện đương nhiên. Thói đời vợ biết vậy nên tính hẳn một kế hoạch &’câu’ tiền lì xì của mấy ông bạn giàu có và người thân. Nói về chuyện này tôi vừa xấu hổ nhưng lại thấy vợ lắm mưu nhiều kế, đúng là có chút cao tay và vô cùng tính toán.
Cứ đi tới đâu chúc Tết là bằng giá nào vợ cũng bắt tôi phải chở hai đứa con đi. Nghĩ cảnh đứa con gái lớn ốm, bảo để ở nhà nằm nghỉ ngơi thế mà nhất định vợ tôi không chịu. Vợ cho bằng được cháu đi và ngồi giữa ôm thật chặt. Đến nhà họ hàng cháu ngất nga ngất ngưởng, ai cũng hỏi thì vợ bảo cháu buồn ngủ. Ý là vợ sợ để con gái lớn ở nhà thì mất một khoản mừng tuổi kha khá. Thế nên, có ốm cũng phải cho đi rồi tối về nghỉ sau. Thế là đương nhiên vợ thu được hai khoản.
Video đang HOT
Tôi có nói với vợ: “Con mình đi nhiều xấu mặt, vì đi tới đâu người ta cũng nghĩ mình mang con đi nhận tiền lì xì”. Bản thân tôi không bao giờ thích tha lôi trẻ nhỏ đi chúc Tết, có đi thì cùng lắm là một đứa để ông bà họ hàng biết mặt. Đằng này vợ nhất định không chịu, còn cau có với tôi, bảo: “Anh đừng có mà nhiều chuyện, cả năm mới có một lần, mình mừng tuổi nhà họ thì họ mừng tuổi nhà mình, có gì mà tính toán chi li”. Dù vợ nói thế nhưng tôi biết bụng vợ không nghĩ như vậy.
Tôi có nói với vợ: “Con mình đi nhiều xấu mặt, vì đi tới đâu người ta cũng nghĩ mình mang con đi nhận tiền lì xì”. (ảnh minh họa)
Vợ nói mừng tuổi có đi có lại, thì đúng là thế nhưng hễ tới nhà ai có trẻ con là vợ nhanh nhẹn lắm, mang tiền ra mừng tuổi. Mục đích của vợ tôi hiểu vì thường người mừng tuổi sau phải lịch sự, phải nhiều hơn người trước. Thế nên, vợ nhanh như thế để tránh phải mừng tuổi con người khác nhiều hơn con mình. Cái tính ki bo của vợ nó ăn vào máu rồi, làm chồng như tôi thật bảo cũng không nổi.
Còn nhớ chuyện khi khách đến nhà dịp Tết, hai đứa trẻ đã sang hàng xóm chơi rồi, vậy mà vợ phải sang gọi bằng được hai con về để nhận tiền lì xì. Vợ xấu tính tôi biết, nhiều người có tính như vợ nhưng lộ liễu quá như thế chỉ làm tôi mất mặt với bạn bè của mình. Mừng tuổi là cái tâm, họ có lòng thì mình đáp lại. Có gặp trẻ nhỏ thì mừng tuổi cho chúng vui, chứ đâu phải cứ mang con cái ra để hứng lợi cho bố mẹ. Nghĩ cảnh vợ mình mà tôi phát ngán. Ai cũng biết vì vợ quá lộ nhưng làm sao được khi đó là cái tính người rồi. Người ta nói &’giang sơn khó đổi bản tính khó rời’ cũng đúng thôi.
Tiền lì xì của trẻ con mua được xe xịn
Sau Tết, vợ ngồi giang ra giường đếm tiền lì xì của con giống như cái ngày vợ đếm phong bì cưới của hai vợ chồng. Nghĩ lại mà đúng là thấy ngán. Tại sao ngay cái hồi đếm tiền cưới tôi chưa phát hiện ra bản chất của vợ. Có lẽ đó là những ngày đầu nên còn kín kẽ, giờ thì…
Nhưng phải nói, khách nhà tôi chơi sang thật. Mừng tuổi trẻ nhỏ mỗi đứa vài trăm, lèng phèng cũng phải 5 chục. Mà bạn bè của tôi thì đông, căn bản tôi cũng có chút uy quyền ở cơ quan, thế nên vợ tôi càng mượn cớ này để… kiếm tiền. Nhìn xấp tiền mà tôi hoảng, không bao giờ tôi ngờ lại nhiều đến vậy. Bao nhiêu của hai đứa vợ tôi thu cả. Vợ nói: “Gần mua được cái xe ga đẹp, cứ tích thêm vài đồng nữa, đợi khi có đủ tiền thì mua luôn cái xịn một thể’. Đúng là dù không muốn nói nhưng vợ đang mang con cái ra làm món hàng kinh doanh ngày Tết. Nghĩ lại mà thấy xấu hổ vô cùng.
Không biết tự bao giờ vợ tôi có cái tính xấu như vậy. Tôi cứ nói mãi thì vợ cũng không lọt tai lại con tỏ ra hả hê vì mình đã tính toán chi li, đã biết thu tiền, thu lợi về gia đình. Vợ còn chê tôi không biết tận dụng mối quan hệ, không biết tận dụng chức quyền mà thu tiền. Cứ như vợ thì chẳng mấy tôi không ngóc đầu lên được vì xấu hổ, vì bạn bè cười chê chứ đừng nói là thăng quan tiến chức.
Theo Eva
Ngại mặt vì con đòi tiền lì xì
Người ta nói không chấp trẻ con, thế nhưng đôi khi sự vô tư hồn nhiên của trẻ nhỏ lại khiến người lớn cảm thấy ngại chín mặt.
Chẳng phải nói đâu xa, ngay cái chuyện tiền mừng tuổi đầu năm bố mẹ đã được phen xấu hổ vì hàng xóm và họ hàng.
Chẳng phải đi đâu cũng mang trẻ nhỏ đi chúc Tết để mong nhận được tiền mừng tuổi. Chỉ là gia đình cứ từng ấy người thì bố mẹ cho cả con cái theo. Nhà tôi có hai đứa trẻ nên khi đi chúc Tết phải cho đi cả. Chả lẽ bố mẹ đi lại cho con cái ở nhà, không cho chúng chơi Tết. Đến ông bà nội ngoại thì không sao nhưng nhiều người không hiểu lại nghĩ mình cho trẻ đi để xin tiền mừng tuổi. Chuyện ấy không phải là hiếm, nhiều người cố tình lợi dụng trẻ nhỏ để lấy tiền mừng tuổi thật nhưng đâu phải ai cũng có suy nghĩ ấy. Vì người ta mừng tuổi con mình thì cũng phải đi lại, có ăn không của ai bao giờ.
Tết, tôi được phen xấu hổ vì con. Sau khi tới ông bà nội ngoại chúc Tết, hai vợ chồng đưa cháu tới họ hàng. Đến nhà nào trẻ cũng được mừng tuổi, nhưng không hiểu chúng học ở đâu cái thói, tiền đã cho vào bao lì xì là ngay lập tức rút ra và đếm, hoặc kiểm tra xem được bao nhiêu tiền. Hôm rồi có chuyện, đứa con trai lớn học lớp 1 hét ầm lên khi thấy trong phong bao lì xì không phải là tờ polymer như trẻ vẫn thích. Tức là tiền 5 nghìn mà mấy bác ở quê hay mừng cho các cháu. Thế là ngay lập tức cháu ăn vạ, khóc lóc bảo là không có tiền polymer thì không lấy, cứ thế vòi vĩnh bằng được khiến tôi ngại chín mặt với họ hàng.
Tết, tôi được phen xấu hổ vì con. Sau khi tới ông bà nội ngoại chúc Tết, hai vợ chồng đưa cháu tới họ hàng. (ảnh minh họa)
Thế là, bác gái liền rút ra tờ 10 nghìn đưa cho trẻ nhỏ. Còn thằng cu nhỏ thấy thế thì cũng lại vòi và vô tư mở tiền ra đếm trước mặt bao nhiêu người và khoe với giọng rất hào hứng: "Mẹ ơi, từ sáng tới giờ con được nhiều tờ xanh lắm rồi". Thật ra con trẻ vô tư nhưng người không hiểu lại nghĩ sai, cho rằng bố mẹ dạy chúng như thế thì thật không để đâu hết xấu hổ.
Lại còn chưa kể đến chuyện bố mẹ cầm tiền hộ thì chúng khóc ầm lên nói bố mẹ không được tiêu tiền mừng tuổi của con. Chỉ là sợ trẻ làm rơi nên bố mẹ giữ, chứ đâu phải tiêu tiền của các con. Trẻ nhỏ chưa hiểu chuyện, chỉ thích được lì xì và phải là tiền mới. Thế nên, đến nhà nào mừng tuổi tờ cũ kĩ là chúng cũng không nhận. Tờ ít không nhận, tiền cũ không nhận thì bảo ai không ngại khi mừng tuổi cho chúng. Phận làm cha mẹ cũng méo mặt vì ngại.
Nghĩ đến chuyện này tôi tự nhủ, năm sau chắc phải cho mấy đứa trẻ ở nhà. Nhưng đi Tết nhất ông bà họ hàng lại không đưa trẻ con đi để ông bà biết mặt cháu, họ hàng nhận ra nhau thì cũng có bất cập. Nhưng cứ thế này thì đúng là thật mang tiếng cho bậc làm cha mẹ.
Theo Eva
Thời đại nào rồi còn mừng tuổi 5 nghìn? Không phải sĩ diện, cũng không phải mang đồng tiền để cân đo lòng tốt của người khác, nhưng... Đứa cháu học lớp 7 hí hửng bóc phong bao lì xì trước mâm cỗ khi được người bác giàu có cho tiền. Vừa thấy tờ 5 nghìn màu xanh, chẳng phải polyme, mặt cháu đã méo xệch. Chẳng ai dạy vậy mà nó...