Tiền Lao động tiên tiến của chúng tôi gần chục năm nay hiện giờ ở đâu?
Tiền Lao động tiên tiến của chúng tôi hiện giờ ở đâu?”; “Bao giờ chúng tôi mới được nhận lại số tiền mà mình đã nỗ lực phấn đấu trong suốt bao năm trời?
Giáo viên của hai trường Trung học phổ thông Tương Dương 1 và 2 thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã phản ánh đến tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về việc:
Học sinh Trường Trung học phổ thông Tương Dương 2, tỉnh Nghệ An (Ảnh CTV)
Từ năm 2011 đến nay, hàng trăm giáo viên của hai trường học trên địa bàn huyện vẫn chưa nhận được tiền thưởng cho danh hiệu Lao động tiên tiến.
Nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc vì theo quy định, số tiền thưởng này được cấp theo năm sao lại có chuyện gần chục năm giáo viên lại không được nhận?
Nhiều giáo viên cũng cho biết, chúng tôi hỏi trường thì trường nói huyện chưa chi trả, hỏi huyện thì huyện nói trường làm mất hồ sơ, hỏi tỉnh thì tỉnh nói kinh phí đã được cấp về huyện…nên giáo viên bây giờ chẳng biết hỏi ai.
Lãnh đạo huyện Tương Dương tỏ ra ngạc nhiên và hẹn: “Để chúng tôi kiểm tra lại”
Sau khi nhận được phản ánh của tập thể giáo viên hai trường trung học phổ thông huyện Tương Dương, chúng tôi đã liên hệ với những người có trách nhiệm nơi đây để thẩm tra lại nội dung đơn thư phản ánh.
Liên lạc với ông Nguyễn Văn Hải Bí thư huyện ủy và ông Phan Đức Sơn Chủ tịch huyện Tương Dương thì cả hai cũng tỏ ra khá bất ngờ trước thông tin từ năm 2011 đến nay hàng trăm giáo viên hai trường trung học phổ thông chưa nhận được tiền thưởng Lao động tiên tiến.
Và cả hai vị lãnh đạo cao nhất nơi đây đều có chung một lời hẹn: “Để tôi kiểm tra lại” rồi cúp máy.
Video đang HOT
Tiếp tục liên hệ với ông Trần Đình Mạnh, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Tương Dương 2 nhưng ông hiệu trưởng đã không chịu hợp tác và nói rằng chúng tôi đã nhầm số rồi vội vàng cúp máy.
Tiền Lao động được chi trả như thế nào?
Theo quy định tại Điểm D Khoản 1 Điều 69 Nghị định 91/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/10/2017) hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng, vấn đề này được quy định như sau:
Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở.
Khoản tiền thưởng sẽ được nhận kèm khi cấp trên ký công nhận cá nhân đó đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
Ở ngành giáo dục, thường thì cuối năm sau khi xếp loại giáo viên ở trường, nhà trường sẽ gửi danh sách đề nghị công nhận Lao động tiên tiến về các cấp có liên quan.
Bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở danh sách được gửi trực tiếp về Ủy ban nhân dân huyện (thị).
Bậc trung học phổ thông gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh. Và sau khi có danh sách công nhận (khoảng đầu hoặc cuối tháng 8), giáo viên sẽ nhận được tiền thưởng luôn.
Trở về với việc phản ánh của tập thể giáo viên hai trường trung học phổ thông tại huyện Tương Dương, chúng tôi thấy khá nhiều điều bất hợp lý
Thứ nhất, kí quyết định công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến cho giáo viên hai trường phổ thông trung học chính là cấp tỉnh. Vậy theo quy định, cấp nào ký quyết định, cấp ấy chi tiền thưởng.
Nhưng theo thông tin của lãnh đạo Sở Giáo dục tỉnh Nghệ An :
“Không hiểu sao, kinh phí cấp cho việc này đã được chuyển về huyện quản lý từ nhiều năm nay”.
Thứ hai, theo quy định, khi giáo viên nhận được danh hiệu Lao động tiên tiến thì sẽ được nhận kèm một khoản tiền thưởng. Số tiền này, năm nào sẽ được chi trả theo năm đó.
Vậy tại sao, hàng chục năm nay, nhiều giáo viên vẫn chưa nhận được? Số tiền hàng trăm triệu đồng này, đã đi đâu? Hiện nay cấp nào phải chịu trách nhiệm chi trả? Và cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về việc chậm trễ này?
Tiền Lao động tiên tiến của chúng tôi hiện giờ ở đâu?
Bất bình vì quyền lợi bị xâm phạm một cách vô lý, bức xúc vì những câu trả lời không thuyết phục, nhiều giáo viên đã hỏi trường, trường chỉ lên tỉnh, hỏi tỉnh, tỉnh nói kinh phí đã giao về huyện quản lý, nhưng khi hỏi huyện, huyện lại nói trường làm mất hồ sơ, rồi chờ thời gian thẩm tra giải quyết…
Có giáo viên bày tỏ: “Cứ cái kiểu trách nhiệm chạy vòng quanh, bên này đá qua bên kia thì chẳng biết đến bao giờ chúng tôi mới nhận được tiền”.
Câu hỏi của nhiều thầy cô giáo của hai trường trung học huyện Tương Dương muốn được trả lời một cách thỏa đáng:
“Tiền Lao động tiên tiến của chúng tôi hiện giờ ở đâu?”; “Ai phải chịu trách nhiệm trong sự chậm trễ này?”. Và “Bao giờ chúng tôi mới được nhận lại số tiền mà mình đã nỗ lực phấn đấu trong suốt bao năm trời?”.
Tài liệu tham khảo:
//thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-91-2017-ND-CP-huong-dan-Luat-thi-dua-khen-thuong-315685.aspx
//thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-91-2017-ND-CP-huong-dan-Luat-thi-dua-khen-thuong-315685.aspx
Phan Tuyết
Theo giaoduc
Methadone giúp người nghiện ma túy hồi sinh
Trong những năm qua, biện pháp sử dụng Methadone để điều trị cho người nghiện ma túy ở Nghệ An đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đã có nhiều người nghiện ma túy sử dụng Methadone làm điểm tựa để tránh xa ma túy, hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai cho thấy, biện pháp sử dụng Methadone cho người nghiện ma túy cũng đang gặp phải không ít khó khăn.
Tác giả (bên phải) trao đổi với một người nghiện ma túy đang sử dụng Methadone tại xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, Nghệ An. Ảnh: L.V
Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, hiện nay, toàn tỉnh đang có khoảng 6.901 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Trong đó, 21/21 huyện, thành, thị xã và 346/480 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy; 376/480 xã, phường, thị trấn có ma túy, trong đó, có 141 xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy. Đặc biệt, người nghiện ma túy ở Nghệ An tập trung khá cao ở địa bàn các huyện miền núi, biên giới phía Tây của tỉnh - khu vực định cư chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn, mức độ phát triển kinh tế còn khá thấp, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế. Trong đó, đáng chú ý như huyện Tương Dương có trên 1.200 người nghiện; huyện Kỳ Sơn có 687 người nghiện; huyện Quế Phong có trên 500 người nghiện; huyện Con Cuông có trên 290 người nghiện; huyện Quỳ Châu có 257 người nghiện (có hồ sơ quản lý). Tuy nhiên, trên thực tế, số người nghiện ma túy ở các địa phương thuộc Tây Nghệ An có thể còn cao hơn nhiều so với con số thống kê.
Cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, tỉnh Nghệ An luôn xác định công tác cai nghiện, giúp đỡ những người lầm lỡ nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng. Trước đây, công tác cai nghiện cho những người nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh nói chung và ở các huyện vùng cao, biên giới của tỉnh nói riêng được thực hiện bằng hai hình thức cơ bản là cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm. Tuy nhiên, qua triển khai thực tế, cả hai biện pháp cai nghiện ma túy trên không đạt được kỳ vọng như mong đợi, tỉ lệ tái nghiện còn cao. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý, tạo công ăn việc làm cho người nghiện ma túy sau cai để hòa nhập cộng đồng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở những địa phương vùng cao. Chính vì thế, khi trở về với gia đình, tỉ lệ người tái nghiện rất cao.
Khi những biện pháp cai nghiện ma túy "truyền thống" gặp nhiều khó khăn, năm 2012, Nghệ An đã đưa vào thí điểm điều trị ma túy bằng Methadone trên cơ sở tự nguyện. Điểm khám, cấp phát thuốc đầu tiên được tổ chức tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh ở thành phố Vinh. Biện pháp điều trị này nhanh chóng khẳng định được lợi thế, khi có khá đông bệnh nhân nghiện ma túy ở địa bàn thành phố Vinh và các vùng lân cận như huyện Diễn Châu, Hưng Nguyên, Yên Thành, thị xã Hoàng Mai... đăng ký tham gia. Thời điểm cao nhất đã có gần 1 nghìn người đến đăng ký sử dụng Methadone thường xuyên ở cơ sở y tế trên và đáng mừng hơn, nhiều người trong số họ đã trở lại hòa nhập cộng đồng lao động, sản xuất.
Từ kết quả bước đầu đạt được, Nghệ An đã triển khai xây dựng 12 cơ sở điều trị, 16 điểm cấp phát Methadone vệ tinh rải đều ở các địa bàn trọng điểm có số người nghiện ma túy cao, trong đó có những điểm được tổ chức tại các trạm y tế của xã vùng sâu, vùng xa. Cụ thể, tại huyện Quỳ Châu có 3 điểm cấp phát thuốc Methadone (1 điểm tại Trung tâm y tế dự phòng huyện, 1 điểm tại Trạm y tế xã Châu Bình và 1 điểm tại Trạm y tế xã Châu Tiến); huyện Quế Phong có 3 điểm cấp phát thuốc Methadone (1 điểm tại Trung tâm y tế dự phòng huyện, 1 điểm tại Trạm y tế xã Đồng Văn và 1 điểm tại Trạm y tế xã Châu Thôn); huyện Tương Dương có 3 điểm cấp phát thuốc Methadone (1 điểm tại Trung tâm y tế huyện, 1 điểm tại Phòng khám Đa khoa xã Yên Hòa và 1 điểm tại Trạm y tế xã Tam Quang)... Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người nghiện ma túy ở các bản làng vùng cao tiếp cận phương pháp điều trị ma túy mới. Họ tự tin sử dụng Methadone để tiếp tục lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Nói về phương pháp điều trị này, anh Lương Văn Như, 33 tuổi, ở bản Hồng Tiến 1, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An cho biết: "Trước đây, vì nghe theo bạn bè rủ rê nên tôi đã sử dụng và nghiện ma túy từ lúc nào không hay. Sau đó, tôi cũng đã tìm nhiều cách để cai nghiện, nhưng rồi lại tái nghiện. Nhưng từ khi được sử dụng Methadone hằng ngày, tôi đã trở lại lao động, sản xuất bình thường, chăm lo cho gia đình".
Tuy nhiên, quá trình triển khai phương pháp điều trị Methadone cho người nghiện ma túy ở Nghệ An cho thấy đang tồn tại không ít bất cập, đặc biệt là ở những cơ sở y tế thuộc các tuyến xã. Đó là hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu, kém nên công tác bảo quản, quản lý Methadone rất khó khăn. Cán bộ tại các trạm y tế xã mỏng, buộc phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cùng với đó là ý thức của người nghiện ma túy còn nhiều hạn chế, kinh tế khó khăn, nên dễ bỏ điều trị giữa chừng. Làm nhiệm vụ cấp thuốc Methadone cho bệnh nhân đã gần 4 năm nay, y sĩ Vi Thị Hồng, Trạm y tế xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An chia sẻ: "Theo quy định, trạm y tế tuyến xã chỉ trực 1 người/ngày đêm, nhưng từ khi thực hiện việc bảo quản, cấp thuốc Methadone tại đây, chúng tôi luôn phải duy trì 2 người một ca trực. Công việc cũng phải kiêm nhiệm thêm rất nhiều, thời gian làm việc kéo dài. Niềm vui duy nhất của chúng tôi là thấy nhiều người nghiện ma túy nhờ Methadone mà được làm lại cuộc đời".
V.L
Theo Bienphong
Xứng đáng là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân Cùng với sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng vũ trang (LLVT) Đồng Nai ra đời, chiến đấu, trưởng thành và đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của tỉnh. Lực lượng vũ trang tỉnh duyệt đội ngũ trong lễ ra quân huấn luyện năm 2019. Ảnh: Nam Anh Những đóng góp này được lãnh đạo...