Tiền lại quả “ăn” chất lượng đường sá Việt Nam
“Lại quả trong xây dựng công trình giao thông phổ biến như “chuyện thường ngày ở huyện”. Tiền bôi trơn, “lại quả” đang đội giá và rút ruột đường sá Việt Nam”, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm nói.
Xung quanh nghi án một nhà thầu tư vấn Nhật Bản đưa hối lộ cho cán bộ đường sắt Việt Nam “lại quả” số tiền 16 tỷ đồng để được nhận thầu thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội (Yên Viên – Ngọc Hồi), PV có cuộc trò chuyện với nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam – ông Phạm Sỹ Liêm về vấn đề này.
Thưa ông, những lùm xùm đến nghi án nhận hối lộ đang được làm rõ. Kết quả xác minh còn phải chờ nhưng đây không phải lần đầu quan chức Việt Nam bị “tố” từ phía đối tác nước ngoài trong dự án ODA. Chuyện này cho thấy điều gì từ việc sử dụng vốn ODA, thưa ông?
Ông Phạm Sỹ Liêm: Thông thường, chúng ta cứ nghĩ ODA là vốn trời ơi, mình vay nhưng có thể được giảm xóa hay con cháu sau này giàu có trả… nên phải tranh thủ.
Tôi đồng tình với quan điểm tranh thủ vốn ODA và biết ơn nước Nhật viện trợ hào phóng.
Vấn đề ở chỗ, viện trợ và nhận viện trợ ODA là chuyện của hai chính phủ, nhưng sử dụng vốn ODA lại theo nguyên tắc của cơ chế thị trường.
Nếu khi thực hiện dự án ODA thiếu sự giám sát sẽ dẫn đến thiếu minh bạch, tù mù, các vấn đề tiêu cực.
Ví dụ nếu đúng là có chuyện nhà thầu tư vấn Nhật Bản “lại quả” cán bộ đường sắt Việt Nam số tiền 16 tỷ đồng có lẽ mục đích của nhà thầu này nhằm được phía Việt Nam chọn mình là nhà thầu tư vấn.
Nếu cán bộ đường sắt Việt Nam nhận “lại quả” chứng tỏ rằng họ đã không khách quan khi lựa chọn nhà thầu.
Do vậy, nếu có chuyện này, tôi nghĩ hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản cùng bàn các giải pháp để sử dụng đồng vốn ODA minh bạch hơn.
Nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm cho rằng “lại quả” trong xây dựng công trình giao thông phổ biến như “chuyện thường ngày ở huyện”
Thưa ông, có chuyện cứ vốn ODA của nước nào cấp thì các nhà thầu nước đó thường trúng thầu không?
Có những nước viện trợ ODA luôn mở rộng cho tất cả các nhà thầu, không riêng quốc gia nào. Lý do, có thể lĩnh vực mà dự án ODA thực hiện không phải là thế mạnh của doanh nghiệp nước họ…
Video đang HOT
Hoặc nước viện trợ ODA cũng có quyền đưa vào các điều khoản để tạo việc làm cho doanh nghiệp nước họ. Đó là lý do chúng ta thường thấy vốn ODA của nước nào cấp thì các nhà thầu nước đó thường trúng thầu.
Tuy nhiên, có một vấn đề lưu ý, dự án xây dựng bằng vốn ODA bao giờ cũng đắt hợn so với dự án xây dựng bằng nguồn vốn, chủ đầu tư trong nước. Lý do, nhà thầu sử dụng nguyên vật liệu, đơn vị thi công, tư vấn giám sát, thiết kế theo giá của nước viện trợ ODA.
Gần đây, nhiều ý kiến đã nói đến tiền “lại quả” trong xây dựng công trình giao thông. Là người từng đảm nhận vị trí quản lý trong Bộ Xây dựng, ông thấy chuyện này có không?
Có thể nói, ở nước ta, chuyện tiền “lại quả” trong các dự án công rất phổ biến như “chuyện thường ngày ở huyện”.
“Lại quả” dưới nhiều hình thức. Ví dụ nhà thầu “lại quả” cho chủ đầu tư; thầu phụ “lại quả” cho thầu chính…
Trường hợp ở Việt Nam đang được dư luận quan tâm là nhà thầu tư vấn “lại quả” cho Ban quản lý dự án. Nếu đã nhận “lại quả” của nhà thầu, Ban quản lý dự án sẽ không còn sự khách quan trong lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp tương tự như này ở nước ta diễn ra khá phổ biến và khá nặng.
Vậy tiền “lại quả” lấy từ đâu và ảnh hưởng gì đến công trình xây dựng? Dự án đường sá ở Việt Nam thường đắt hơn các nước khác, nhưng sử dụng được ít ngày đã xuống cấp. Hiện tượng này có phần nguyên nhân từ “lại quả” không, thưa ông?
Khi nhà thầu nhận được tiền từ dự án sẽ đem đến “lại quả” cho người “giúp” mình trúng thầu.
Tiền “lại quả” đương nhiên phải lấy từ tiền dự án. Không ai cho không ai cái gì. Để có tiền “lại quả”, nhà thầu phải rút ruột công trình, đội giá dự án…
Mục đích của “lại quả” thông thường là để được nhận gói thầu. Cũng có trường hợp “lại quả” để làm ngơ cho chất lượng; để “chấp nhận nâng giá công trình”…
Đường sá ở Việt Nam nhanh xuống cấp có một phần nguyên nhân từ “lại quả”, rút ruột công trình. Ví dụ, nếu kỹ sư giám sát công trình xây cầu nhận tiền “lại quả” để “im lặng” các lỗi gian lận. Dĩ nhiên, lỗi nhỏ thì đường sá không hỏng ngay, cầu không sập ngay… nhưng hệ số an toàn thấp đi.
Làm sao để hạn chế “lại quả” và bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, thưa ông?
Ban quản lý dự án không nên tự quản lý mà nên thuê công ty tư vấn quản lý giúp mình.
Nếu thuê công ty quản lý, công ty đó phải lo cho uy tín, sinh mệnh của mình nên làm việc thận trọng. Bên cạnh đó, công ty này cũng chịu sự giám sát chặt chẽ của Ban quản lý dự án. Do phải chịu sự giám sát nên công ty này khó qua mặt Ban quản lý để “ăn” lại quả hay làm bậy.
Nếu Ban quản lý dự án tự đứng ra quản lý thì không có ai giám sát, từ đó dễ sinh ra chuyện không minh bạch, tù mù…
Hiện nay, tôi được biết, ở Trung Quốc quy định, công trình đầu tư công trên 5 triệu nhân dân tệ phải thuê đơn vị tư vấn quản lý.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Khampha
Nghi án nhận hối lộ 16 tỷ: Bộ Công an vào cuộc
Chiều 24/3, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu làm rõ thông tin đưa hối lộ tại TCty Đường sắt Việt Nam mà báo chí đưa tin.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện KSNDTC, Bộ GTVT, Bộ Ngoại giao xác minh, làm rõ vụ việc. Các cơ quan này phải liên hệ với cơ quan chức năng Nhật Bản, thu thập hồ sơ tài liệu.
Trước đó, báo chí Nhật Bản đưa tin Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật Bản đã khai báo với Văn phòng Công tố Tokyo (Nhật Bản) việc đưa hối lộ cho cán bộ thuộc TCty Đường sắt Việt Nam để có được hợp đồng tư vấn thiết kế dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Hà Nội.
"Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố, điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và báo cáo Thủ tướng Chính phủ." - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.
Chiều nay, trả lời trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an, Trung tướng Triệu Văn Đạt (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm - Bộ Công an) cho biết, đã giao cho các đơn vị chức năng thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xem xét lại toàn bộ các dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội.
Trong đó, việc rà soát đặc biệt nhằm vào các dự án mà Công ty tư vấn JTC Nhật Bản đã trúng thầu để xác định trong quá trình thực hiện dự án có những sai sót, vi phạm gì không.
Căn cứ vào kết quả giải quyết sự việc của các cơ quan Tư pháp Nhật Bản, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ xác minh tin báo, tố giác về tội phạm cũng như thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp. Khi có đủ căn cứ pháp lý, Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ quyết định xử lý vụ việc trên theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Ngày 24/3, trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Văn Huyện (Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, mọi thông tin về nghi án hối lộ 16 tỷ trong Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (hay còn gọi là Đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên) mới chỉ do báo chí Nhật Bản đăng tải. Hiện nay, Nhật Bản vẫn chưa có thông báo hay đề nghị chính thức gì đối với Việt Nam về vấn đề trên.
Ông Huyện cho hay, chiều nay, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đang làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Hà Nội để làm rõ thông tin báo chí Nhật Bản đã đưa. Việt Nam sẽ đề nghị cơ quan nước bạn cung cấp hồ sơ tài liệu về nghi án hối lộ như báo chí nước họ đưa tin.
Theo ông Huyện, hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể việc phía đối tác nước bạn đưa hối lộ cho ai, baonhiêu tiền, đưa như thế nào. Có thể chiều nay, thông tin này sẽ được 2 bên làm rõ.
Vị chánh thanh tra cũng cho biết, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, cơ quan này đã thành lập đoàn thanh tra rà soát lại tất cả vấn đề liên quan đến dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1).
Mô hình phối cảnh dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi. Ảnh: Người lao động
Trước thông tin sẽ đình chỉ công tác ông Ngô Anh Tảo và ông Trần Quốc Đông (2 Phó TGĐ TCty Đường sắt Việt Nam), ông Huyện cho hay, chỉ mới nghe nói như thế. Hiện mới chỉ chính thức có quyết định tạm đình chỉ 15 ngày đối ông Nguyễn Văn Hiếu (GĐ Ban Quản lý dự án đường sắt).
Ông Ngô Anh Tảo và ông Trần Quốc Đông đều từng có thời gian làm lãnh đạo phụ trách tại Ban Quản lý dự án đường sắt của Tổng Công ty ĐSVN.
Theo ông Huyện, đình chỉ công tác những người này chỉ mang tính chất quyết định hành chính của doanh nghiệp. Tạm dừng công tác để họ có thời gian làm báo cáo về những việc đã làm trong thời gian công tác liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1). Điều này không đồng nghĩa với việc họ có sai phạm hay không.
"Mọi quyết định khác đều phải chờ thông tin chính thức từ Nhật Bản." - Ông Huyện nói.
Trả lời chúng tôi, ông Khuất Văn Nga (Nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) cho rằng, cơ quan tố tụng Việt Nam chưa thể khởi tố nếu chỉ dựa vào thông tin trên báo nước ngoài.
Theo quy định tố tụng hình sự, muốn khởi tố, cơ quan pháp luật ở Việt Nam phải có hồ sơ, tài liệu chứng minh có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ.
Với nghi án hối lộ 16 tỷ đồng, cơ quan chức năng của Việt Nam cần thời gian xác minh làm rõ. Quá trình xác minh, Việt Nam cũng phải trao đổi với cơ quan chức năng đại diện của Nhật Bản.
"Không thể vừa đọc trên báo nước ngoài mà đã khởi tố ngay được." - Ông Nga nói.
Theo ông Nga, công tác tố tụng của cơ quan pháp luật của Nhật Bản không liên quan tới Việt Nam. Muốn khởi tố, Cơ quan pháp luật của Việt Nam phải có yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu. Nếu 2 bên đã ký hiệp định tương trợ tư pháp, nước bạn cũng có thể tự động gửi thông báo cho Việt Nam để điều tra, làm rõ.
Theo Khampha
Nghi án nhận hối lộ: Người liên quan tạm dừng nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu những cá nhân liên quan dự án, kể cả những người đã chuyển công tác, tạm dừng thực hiện nhiệm vụ đang làm để tập trung giải trình về trách nhiệm của mình xung quanh nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen (khoảng hơn 16 tỷ đồng). Trước đó, ngày 20/3, báo...