Tiền không thiếu, hành động quyết liệt, sao sốt xuất huyết vẫn tăng?
Đây là băn khoăn của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi họp khẩn nhằm triển khai tăng cường công tác đáp ứng phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại TP.Hà Nội, vào chiều 10.8.
Ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có những diễn biến phức tạp hơn. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 22 trường hợp tử vong. Trong đó số trường hợp nhập viện là 69.085 trường hợp.
So với cùng kỳ năm 2016, số ca mắc tăng 33,5%, số ca tử vong tăng cao (cùng kỳ năm 2016 chỉ có 5 ca tử vong). Số ca mắc sốt xuất huyết cao nhất ở miền Nam, miền Bắc, sau đó đến miền Trung. Dù Hà Nội đứng sau TP.Hồ Chí Minh với gần14.000 ca nhưng hiện nay đang tăng mạnh, với diễn biến phức tạp.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nằm tràn hành lang tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Chiều 9.8, thêm một phụ nữ 56 tuổi bị tử vong do sốt xuất huyết, nâng số ca tử vong do sốt xuất huyết ở Hà Nội lên 7 trường hợp.
Ông Phu cho biết, mặc dù hoạt động chống dịch quyết liệt trên T.Ư, trên thành phố nhưng xuống địa phương thấy dân vẫn thờ ơ. Nhiều nơi người dân còn để lu nước có bọ gậy.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đặt câu hỏi: “Tại sao qua báo cáo của TP.Hà Nội, của Cục Y tế dự phòng chúng ta đã làm quyết liệt nhưng số mắc vẫn nhiều, tình trạng quá tải vẫn cao, dịch vẫn không xuống? Vấn đề làm thế nào hạn chế số mắc, số tử vong?..”. Bộ trưởng cũng nêu băn khoăn về việc tại sao phương tiện không thiếu, giường bệnh có nhiều mà lại để tình trạng quá tải, để bệnh nhân nằm ở phòng họp gây tâm lý hoang hoang mang cho xã hội?
Trả lời câu hỏi của Bộ trưởng, ông Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, mặc dù đã quyết liệt nhưng không thể kiểm soát dịch bệnh vì mật độ di cư, di dân lớn. Các biện pháp chủ động phòng chống dựa vào cộng đồng như diệt bọ gậy, tự phòng bệnh… chưa triệt để, chưa hiệu quả.
Ông Hạnh nói thêm, hiện Hà Nội có 13.750 ca mắc sốt xuất huyết, có 7 ca tử vong. Số ca vẫn tăng, tuần sau tăng cao hơn tuần trước. Hà Nội đang tiếp tục biện pháp diệt bọ gậy, đề xuất thành lập “Đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch sốt xuất huyết”. Theo đó, mỗi đội 2-3 người, thông thạo địa bàn, có sức khoẻ để đi phun thuốc, vận động người dân phòng chống sốt xuất huyết, diệt bọ gậy.
“Hiện tại UBND TP.Hà Nội đã chi 20 tỉ, riêng Hoàng Mai là 5 tỉ để phòng chống dịch sốt xuất huyết” – ông Hạnh thông tin.
Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến yêu cầu các địa phương và bệnh viện tăng cường truyền thông về dịch bệnh tới người dân. Bộ trưởng cũng đề nghị các bệnh viện tăng cường phân loại bệnh nhân. Nếu nơi nào quá tải cần điều chuyển thì chuyển qua bệnh viện vệ tinh, nếu cứ để bệnh nhân nằm ghép thì sự lây nhiễm càng lớn. “Người mắc sốt xuất huyết cần tăng cường bù nước, uống nước điện giải, nước cam và nghỉ ngơi tại nhà. Khi có các biểu hiện nặng mới nên nhập viện điều trị” – Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, về biện pháp phòng bệnh, Bộ trưởng cũng yêu cầu Hà Nội huy động tổng lực để thực hiện diệt bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi. “Đề nghị phun thuốc vào chợ, bệnh viện, trường học, công trường… là những nơi thường tập trung các ổ dịch. Ngoài phun trực tiếp bằng máy cần phun bằng xe” – Bộ trưởng nói.
Theo Danviet
Người mắc sốt xuất huyết tăng chóng mặt, 17 người đã tử vong
Đến thời điểm này, cả nước ghi nhận 58.246 ca mắc, 17 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Dịch sốt xuất huyết hiện đang rất căng thẳng tại Hà Nội và các tỉnh phía Nam
Trước tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp trong cả nước, chiều 24/7, Bộ Y tế đã có buổi họp khẩn giữa hai đầu cầu Hà Nội và TP.HCM.
PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 58.246 ca mắc, 17 trường hợp tử vong. Số mắc tăng 9,7% so với cùng kỳ của năm 2016.
Đặc biệt, tại miền Bắc, số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh và diễn biến bất thường do khí hậu thay đổi, mưa nhiều, sản sinh ra ổ muỗi gây bệnh sốt xuất huyết. Số người bệnh ở các tỉnh miền Bắc tăng 763% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính từ đầu năm, Hà Nội ghi nhận 6.699 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, 3 trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết.
Đại diện Sở Y tế Hà Nội nhận định tình hình dịch sốt xuất huyết năm nay đến sớm và diễn biến phức tạp. Trong thời gian tới, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố có thể tiếp tục gia tăng, do thời tiết mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, muỗi phát triển mạnh.
Các chuyên gia truyền nhiễm cho biết, biến chứng hay gặp của sốt xuất huyết năm nay là tình trạng suy thận, tổn thương gan và xuất huyết não.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng hướng dẫn người dân nhận diện muỗi đốt truyền bệnh sốt xuất huyết.
Theo đó, loại muỗi vằn khoang trắng, khoang đen, thường đốt người từ 8 - 10 giờ sáng. Đây cũng là loại muỗi ưa sạch, chỉ đẻ trứng trong vùng nước đọng sạch nên mối nguy sốt xuất huyết tiềm ẩn ngay xung quanh các hộ gia đình khi có các bể, các dụng cụ chứa nước đọng lộ thiên...
Bộ trưởng Y tế khuyến cáo mọi người nếu thấy sốt cao đột ngột phải vào viện gần nhất để khám. Mọi người không nên đổ xô lên tuyến Trung ương bởi tình trạng quá tải nằm ghép khi có quá nhiều bệnh nhân sẽ gây nên tình trạng nhiễm chéo bệnh. Sốt xuất huyết nếu phát hiện sớm sẽ có cơ hội điều trị dự phòng sớm để giảm nguy cơ xuất huyết do bệnh diễn biến rất nhanh, khi bị xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa...
Những ngày đầu và chưa có những dấu hiệu cảnh báo thì chỉ cần theo dõi, uống thuốc hạ sốt, bù nước ...
Chỉ khi có những dấu hiệu cảnh báo như hạ tiểu cầu, xuất huyết, tổn thương chức năng thận, chức năng gan, mệt mỏi, nôn, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt... thì mới cần nhập viện để điều trị và theo dõi sát sao.
Triệu chứng sốt xuất huyết Sốt cao, 39-40 độ C liên tục trong 3-4 ngày; người mệt mỏi, phát ban, buồn nôn; xuất huyết dưới da, nổi chấm màu đỏ, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Đối với phụ nữ có thể rong kinh, đau bụng, nôn ói...; mệt, li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít, đi cầu ra máu. Sốc là dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc đang sốt cao chuyển sang hết sốt... Thường trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, đau mỏi người, nhức mắt. Tuy nhiên, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất và không xuất hiện các biến chứng. Bệnh nhân vẫn có thể điều trị tại nhà. Từ ngày thứ 4 (tính từ khi bắt đầu sốt trở đi) là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước, nhiều người bệnh hay cho rằng bệnh đã bớt nguy hiểm và sắp khỏi nhưng chính giai đoạn này có thể có những biến chứng nặng.
Theo Danviet
Hòa Bình: Bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng nhanh chóng Theo tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, đến ngày 8.8.2017 toàn tỉnh Hòa Bình có 82 trường hợp bệnh nhân mắc/nghi mắc sốt xuất huyết tại 09/11 huyện. Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trên tổng số 82 trường hợp ở Hòa Bình, có 14 người dương tính với sốt xuất huyết....