Tiến hành điều tra vụ ô tô lao xuống vực
Sáng nay (2/9), cơ quan công an đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn xe khách lao xuống vực sâu 200m ở Lào Cai để khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ tai nạn…
Hiện trường vụ tai nạn thảm khốc. Ảnh: Lao động
Từ sáng sớm nay, sau khi cấm các phương tiện giao thông đi lại qua khu vực xảy ra vụ tai nạn, lực lượng cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.
Đại tá Giàng Ly Pao, Phó giám đốc Công an tỉnh Lào Cai, đã có mặt tại hiện trường trực tiếp chỉ đạo công tác khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Theo đại tá Giàng Ly Pao cho biết, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 18h50 thì chỉ 20 phút sau, lực lượng CSGT và cảnh sát 113 của tỉnh đã có mặt tiến hành công tác cứu hộ.
Có hơn 300 cán bộ chiến sĩ công an tỉnh và khoảng 200 chiến sĩ quân đội, cán bộ dân quân cùng nhiều người dân đã tham gia công tác cứu nạn. Công an các đơn vị, đặc biệt là lực lượng cảnh sát PCCC đã thâu đêm thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn.
Cho đến khoảng 23h30, toàn bộ công tác cứu nạn đã hoàn thành, các nạn nhân được đưa đến 4 Bệnh viện của tỉnh Lào Cai để cấp cứu kịp thời.
Trước đó, vào hồi 18h55 ngày 1/9 xe khách của hãng xe Sao Việt mang BKS 29B085.82 chở 53 người (bao gồm 2 lái xe và 1 phụ lái) đi từ thị trấn Sa Pa về xuôi khi tới km 19 trên quốc lộ 4D Sa Pa – Lào Cai qua địa phận giáp danh giữa xã Toòng Sành (huyện Bát Xát) với xã Trung Chải ( huyện Sa Pa) đã bị lao xuống vực, làm 12 người chết và 41 người bị thương.
Ngay sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã huy động công an tỉnh, bộ đội và Sở GTVT lên ứng cứu nhưng đêm tối, vực sâu nên công tác cứu hộ khó khăn.
Video đang HOT
Bộ Y tế cũng huy động lực lượng y, bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức lên Lào Cai để phẫu thuật cho các nạn nhân. Sở Y tế tỉnh Lào Cai đã huy động toàn bộ y, bác sĩ của khoa Nội và Khoa Ngoại của các Bệnh viện tuyến tỉnh và Bệnh viện Đa khoa các huyện trong địa bàn để tham gia cấp cứu và phẫu thuật cho các nạn nhân.
Trong đêm xảy ra vụ tai nạn, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã lên đường để trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn. Trong sáng ngày 2/9, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng sẽ đến hiện trường vụ tai nạn để đánh giá tình hình. Sau đó bộ trưởng Thăng sẽ về bệnh viện kiểm tra lại tình hình bệnh nhân và công tác điều tra sơ bộ về những người tử nạn.
Liên quan đến vụ tai nạn, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tập trung lực lượng cứu chữa người bị nạn.
Cụ thể, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cử Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia và ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia ngay trong đêm 1/9 lên Lào Cai trực tiếp chỉ đạo khắc phục hậu quả.
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với chính quyền địa phương tập trung lực lượng khẩn trương cấp cứu nạnnhân, giảm thiệt hại thấp nhất về người (hiện đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long dẫn đầu cùng các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức đã lên tới Lào Cai).
Phó Thủ tướng gửi lời chia buồn tới các gia đình có người bị tử vong trong vụ tai nạn này, đồng thời yêu cầu lực lượng chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân để xử lý nghiêm theo pháp luật và đề ra các giải pháp khắc phục, ngăn chặn những vụ tai nạn tương tự.
Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai cho biết, ngoài số 12 nạn nhân bị tử vong thì có 9 nạn nhân bị thương nặng đang được hồi sức tích cực và 5 trên 9 ca nặng đã được phẫu thuật, còn một số đang hồi sức và chờ phẫu thuật muộn như là gãy xương cẳng chân, gãy xương đùi thì bệnh nhân tỉnh táo.
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được tên tuổi nạn nhân cả tử vong và chấn thương đang điều trị.
Được biết, tỉnh Lào Cai hỗ trợ mỗi trường hợp tử vong 2 triệu đồng và mỗi trường hợp bị thương 1 triệu đồng. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia hỗ trợ mỗi trường hợp tử vong 5 triệu đồng và trường hợp bị thương 2 triệu đồng.
Theo_VnMedia
Đường sắt Việt Nam: Độc quyền nên trì trệ?
Gần 10 năm trước, Quốc hội quyết định tách ngành đường sắt: Hạ tầng riêng với vận tải để có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, đến nay, mọi thứ vẫn là một khối bùng nhùng, tạo điều kiện cho tiêu cực len lỏi.
Hơn 120 năm, ngành đường sắt Việt Nam không có nhiều đổi thay: Cao điểm mua vé tàu như thờibao cấp, đắt đỏ; hạ tầng lạc hậu; gây ô nhiễm môi trường... Gần 10 năm trước, Quốc hội quyết định tách ngành đường sắt: Hạ tầng riêng với vận tải để có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, đến nay, mọi thứ vẫn là một khối bùng nhùng, tạo điều kiện cho tiêu cực len lỏi.
Việc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam nắm các khâu (hạ tầng và vận tải) được cho là một mình một chiếu, dễ dẫn đến tiêu cực. Khi xảy ra sự cố, không cá nhân tập thể nào chịu trách nhiệm ...
Phải "tách" mới ngăn được tiêu cực
Tiến sỹ giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho biết, ông rất ngạc nhiên khi biết Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) mới đây công bố đạt lợi nhuận 170 tỷ đồng trong năm 2013. Ông Thủy cho rằng, một năm ngân sách cấp cho ngành đường sắt 2.000 tỷ để duy tu bảo dưỡng đường, chưa kể xây dựng các công trình lớn. Trong khi đó, năm 2013, ngành này chỉ nộp về cho ngân sách 1.000 tỷ. "Tính tổng thể, phải gọi là lỗ nặng chứ không thể lãi" - tiến sỹ Thủy nói.
Ngành đường sắt "ôm" cả hạ tầng và vận tải để làm gì?. Ảnh: Hồng Vĩnh
Phân tích thêm về công tác quản lý duy tu bảo dưỡng hạ tầng ở Tổng Cty ĐSVN, một chuyên gia về đầu tư xây dựng cho rằng: Việc nhà nước cấp một khoản kinh phí cho Tổng Cty ĐSVN rồi đơn vị này phân bổ cho các công ty con duy tu bảo dưỡng đường dễ nảy sinh tiêu cực.
"Nếu tiền được rót thẳng, không qua đấu thầu thì làm sao xác định được đơn giá chính xác để thay một tà vẹt hay đắp thêm một khối đá. Lúc đó sẽ phát sinh ra việc trích phần trăm hoa hồng giữa các lãnh đạo..." - vị này nói.
Vì thế, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, bước tiếp theo của Bộ GTVT sau khi tách khối hạ tầng khỏi đường sắt (nhưng Tổng Cty ĐSVN còn chần chừ) là sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu chọn đơn vị tham gia bảo dưỡng khai thác hạ tầng như đang làm với đường bộ.
Ở khối vận tải cũng bộc lộ những dấu hiệu tiêu cực từ sự độc quyền trong mô hình quản lý. Cuối năm 2013, Thanh tra Bộ GTVT phát hiện có tới 24 doanh nghiệp tham gia thuê toa xe của Tổng Cty ĐSVN, riêng tuyến Hà Nội - Lào Cai, số toa xe cho thuê là 67/76 toa.
Các toa xe xã hội hóa này có giá vé cao (doanh nghiệp tự đặt ra giá dịch vụ ngoài vé tàu) nên tạo ra bức xúc trong dư luận ở những thời gian cao điểm đi lại. Tuy nhiên, việc thuê toa xe không theo tiêu chí rõ ràng. Thậm chí có doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vận tải đường sắt cũng thuê toa xe.
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh cho rằng, việc cho tư nhân thuê toa xe như vậy là cách lấy tài sản của nhà nước (toa xe) làm giàu cho một số cá nhân. Các cá nhân này có thể là công ty sân sau của lãnh đạo tổng công ty này. Điều này không những làm thất thu ngân sách mà tạo bức xúc trong xã hội.
"Một mớ hỗn loạn"
Lý do được các thế hệ lãnh đạo của tổng công ty này (thậm chí cả lãnh đạo đương chức) muốn trì hoãn việc tách các khối này là khó có sự chỉ đạo thống nhất khi xảy ra sự cố đường sắt, dễ gây rối loạn trong điều hành.
Cầu Long Biên do Tổng Cty ĐSVN bảo trì với kinh phí 7 tỷ đồng/năm. Ảnh: Sỹ Lực
Về điểm này, ông Khuất Việt Hùng, Vụ trưởng Vận tải (Bộ GTVT) cho biết: Sau khi tách thành khối vận tải, điều hành chạy tàu và hạ tầng, Tổng Cty Đường sắt hiện nay chỉ giữ vai trò là doanh nghiệp quản lý khai thác hạ tầng. Khi một đoàn tàu hoạt động, doanh nghiệp sở hữu đoàn tàu sẽ ký hợp đồng với đơn vị có hạ tầng và điều độ. Trong quá trình hoạt động, nếu xảy ra chậm trễ trong chạy tàu hay sự cố, chỉ cần căn cứ theo hợp đồng để quy trách nhiệm.
"Các bên ký kết hợp đồng với nhau. Bên nào sai, người đó chịu trách nhiệm; không phân xử được thì đưa ra tòa. Bây giờ, dù tổng công ty này có quyết liệt làm, cũng như múa tay trong bị không ai giám sát được. Khi xảy ra sự cố, trách nhiệm như một mớ hỗn loạn, không thể quy được cho ai" - ông Hùng nói.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng, việc tách bạch giữa hạ tầng và kinh doanh là xu thế của nhiều ngành và được triển khai từ lâu trên thế giới. Trong nước, hàng không, đường bộ, đường thuỷ hay hàng hải đều vận hành như vậy nên đường sắt cũng cần nhanh chóng thực hiện. "Trên tàu, khách ngồi cả hành lang, trước cửa nhà vệ sinh đến nỗi muốn đi vệ sinh cũng không được. Lỗi là của ngành đường sắt, nhưng họ vừa đá bóng, vừa thổi còi làm sao tự xử lý được" - TS Doanh nói.
Trong bài phát biểu mới đây, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, cũng như hàng không, việc tách hạ tầng và vận tải sẽ làm đường sắt tốt hơn. Cùng với cổ phần hóa, sự tham gia của tư nhân, đây là con đường ngắn nhất để chấm dứt việc nấu canh bằng nước lã, dịch vụ kém chất lượng. "Cứ thử tách ra xem có rối loạn không? Rối loạn hay không là do ta tự nghĩ" - ông Thăng nói.
Theo Sỹ Lực (Tiền Phong)
Nguyên nhân xe khách về từ Sa Pa rơi xuống vực sâu Khi từ Sa Pa về thành phố Lào Cai, gặp cua gấp, tài xế xe khách không làm chủ tốc độ nên đã đâm vào xe 4 chỗ đi ngược chiều khiến xe khách rơi xuống vực. Theo Zing.vn, từ hiện trường vụ tai nạn, ông Vũ Hoàng Hải, chủ nhà xe Hoàng Hải, người trực tiếp chứng kiến vụ tai nạn cho...