Tiền Hàn Quốc hào hứng vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Mua nhanh, quyết định nhanh, các nhà đầu tư Hàn Quốc có vẻ như đang “làm mưa làm gió” trên TTCK Việt Nam. Thông tin từ những cuộc trò chuyện với giới kinh doanh xứ sở Kim Chi gần đây cho thấy triển vọng rất lớn từ dòng vốn mới này.
Asam Việt Nam, công ty quản lý quỹ chuyên quản lý vốn cho các nhà đầu tư Hàn Quốc, bắt đầu vào Việt Nam 5 tháng trước đây.
Ngày 25/9, Asam đã ký kết thỏa thuận đầu tư trái phiếu chuyển đổi với Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), giá trị 200 tỷ đồng. Đây là trái phiếu có quyền chọn chuyển đổi, bên mua được phép lựa chọn có chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc không.
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đang trở thành một nhân tố quan trọng trên thị trường vốn Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hội đồng quản trị TNG chia sẻ, kế hoạch phát hành trái phiếu đã được Công ty triển khai suốt 2 năm trước đó mà chưa tìm được nhà đầu tư có các điều khoản phù hợp với yêu cầu đặt ra, nhưng thương vụ với các nhà đầu tư Hàn Quốc được chốt rất nhanh, chỉ sau 10 tuần trao đổi, làm việc.
Dự kiến, trong tháng 10 tới, TNG sẽ nhận được khoản vốn trên. Số tiền được TNG dùng để tái cấu trúc vốn, mở rộng đầu tư.
Ông Hubert Kim, Tổng giám đốc Asam Việt Nam cho biết, tổng lượng vốn mà Công ty quản lý đạt khoảng 1 tỷ USD. Hiện các khách hàng của Asam có kế hoạch chuyển đổi sang đầu tư 1/3 số vốn trên vào TTCK Việt Nam.
Những lĩnh vực mà Công ty quan tâm gồm các ngành sản xuất cơ bản, loại trừ hoặc xem xét kỹ bất động sản do chưa đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc.
Ngoài khoản đầu tư vào TNG, Asam dự kiến trong 1 năm tới sẽ giải ngân ít nhất 300 triệu USD vào thị trường Việt Nam, với khoảng 6 thương vụ đầu tư được ký kết để triển khai.
Theo ông Kim, các nhà đầu tư Hàn Quốc rất chuộng thị trường Việt Nam do tính ổn định của môi trường vĩ mô và tiềm năng tăng trưởng có thể cải thiện của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Chẳng hạn, với TNG, doanh nghiệp đặt kế hoạch tăng trưởng 10%/năm, nhưng theo khảo sát của Asam, doanh nghiệp này có khả năng tăng trưởng khoảng 20% trong năm tới.
Với hàng chục năm kinh nghiệm ở các thị trường châu Á, Asam tin tưởng, sẽ không gặp trở ngại nào đáng kể khi bỏ vốn vào thị trường Việt Nam.
Đại hội đồng cổ đông năm 2019 của nhiều doanh nghiệp Việt Nam được dự báo sẽ có sự tham dự của nhiều nhà đầu từ Hàn Quốc, bởi năm 2018, đây là nhóm nhà đầu tư “bạo chi” hơn nhiều nhà đầu tư đến từ các thị trường khác.
Đơn cử, tại Công ty cổ phần Traphaco, nhóm cổ đông từ Hàn Quốc, MAGBI Fund Limited và Super Delta Pte. Ltd, tuy đến sau nhưng đã đánh bật các nhà đầu tư châu Âu để sở hữu xấp xỉ 40% vốn điều lệ Công ty.
Nhóm nhà đầu tư trên đã chấp nhận mua lại toàn bộ cổ phần của các cổ đông nước ngoài tại Traphaco là Mekong Capital và Vietnam Holdings, với giá cao hơn khoảng 20% so với giá thị trường.
David Park, Trưởng bộ phận Kinh doanh và chiến lược của Daewoong Pharmaceutical, một trong những nhà đầu tư bỏ vốn lớn nhất vào thương vụ mua cổ phần Traphaco chia sẻ, Daewoong mong muốn đi cùng doanh nghiệp lâu dài, chuyển giao công nghệ và sản xuất để doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, đưa thêm nhiều dược phẩm vốn là thế mạnh của Tập đoàn tại Hàn Quốc vào Việt Nam.
Theo các quy định hiện hành, tập đoàn dược phẩm nước ngoài không được quyền phân phối thuốc tại Việt Nam. Như vậy, sở hữu cổ phần lớn tại các doanh nghiệp dược Việt Nam có thể là cách đi nhanh và ngắn hơn rất nhiều để mở rộng thị trường, không gian kinh doanh của họ.
Dongwon Systems Corporation qua nhiều con đường cũng đã nắm cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Bao bì nhựa Tân Tiến.
Ngoài khoản đầu tư vào TNG, Asam dự kiến trong 1 năm tới sẽ giải ngân ít nhất 300 triệu USD vào thị trường Việt Nam, với khoảng 6 thương vụ đầu tư được ký kết để triển khai.
Luật sư Sung Mee Hong, phụ trách nghiệp vụ doanh nghiệp và M&A, Công ty Luật Lee&Ko, với nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam và các thị trường Đông Nam Á khác cho biết: “Tôi đã trao đổi và nhận thấy, hầu hết các nhà đầu tư chiến lược (của Hàn Quốc), đặc biệt là những nhà đầu tư chiến lược đang hoạt động cùng ngành, đều mong muốn có được quyền cổ đông đa số, hoặc có tác động đến chiến lược của doanh nghiệp”.
Có một điểm đáng chú ý ở các nhà đầu tư Hàn Quốc là họ thường sử dụng các nhà đầu tư tài chính/quỹ cổ phần làm đại diện giao dịch.
Theo thống kê, trong tổng số 360 giao dịch mua bán – sáp nhập (M&A) tại Hàn Quốc trong năm 2017, trị giá 41,6 tỷ USD, có 113 giao dịch đầu tư vốn cổ phần tư nhân, trị giá 18,6 tỷ USD.
Jikwang Chung, Trưởng bộ phận Đầu tư tăng trưởng mới của Mirae Asset Capital cho hay, các nhà đầu tư Hàn Quốc đang rất hào hứng tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam.
Đặc biệt, những động thái và sự ủng hộ từ lãnh đạo cấp cao hai nước gần đây càng khuyến khích các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm tới thị trường này.
Ông Vũ Quang Thịnh, CEO Dynam Capital, công ty quản lý quỹ của Vietnam Holding cho rằng, các nhà đầu tư Hàn Quốc đang trở thành một nhân tố quan trọng trên thị trường vốn Việt Nam.
“Con sóng” lớn vào cuối năm 2017 mang dấu ấn của các nhà đầu tư nước này và gần đây, sự phục hồi của thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có sự góp mặt của dòng vốn từ xứ Kim Chi. Số tiền các nhà đầu tư Hàn Quốc đổ vào thị trường Việt Nam có thể lên tới hơn 1 tỷ USD trong năm nay.
Anh Việt
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Tiếp nối làn sóng đầu tư mạnh mẽ, doanh nghiệp Hàn rót 870 triệu USD vào Masan và Vingroup chỉ trong 1 tháng
Khởi đầu bằng một số thương vụ quy mô chỉ vài chục triệu USD, nhà đầu tư Hàn Quốc bắt đầu có những thương vụ quy mô tới vài trăm triệu USD để gia tăng sự hiện diện tại thị trường Việt Nam.
Sau một thời gian đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư trực tiếp (FDI), những năm gần đây nhà đầu tư Hàn Quốc bắt đầu có những thương vụ đầu tư chiến lược, M&A để gia tăng sự hiện diện của mình.
Khởi đầu bằng một số thương vụ quy mô chỉ vài chục triệu USD, nhà đầu tư Hàn Quốc bắt đầu có những thương vụ quy mô tới vài trăm triệu USD. Đầu năm 2018, CJ Logistics đã chi ra hơn 100 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Gemadept Logistics Holding và Gemadept Shipping Holiding. Tiếp nối làn sóng đầu tư mạnh mẽ này, chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, 2 tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã rót gần 900 triệu USD vào 2 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Việt Nam.
Cuối tháng 8/2018, Hanwha Group thông qua đơn vị thành viên Hanwha Asset Management cũng đã chi 9.300 tỷ đồng (400 triệu USD) để mua 84 triệu cổ phiếu ưu đãi của Tập đoàn Vingroup (VIC).
Mới đây, Masan Group (MSN) vừa thông báo đã ký kết hợp tác chiến lược với tập đoàn SK Group của Hàn Quốc theo đó 2 bên sẽ cùng tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam và tận dụng nguồn lực của 2 bên cùng hỗ trợ nhau phát triển hoạt động kinh doanh. Đồng thời SK Group sẽ đầu tư 470 triệu USD để mua lại toàn bộ 110 triệu cổ phiếu cổ phiếu quỹ của Masan Group, qua đó trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất nắm giữ 9,5% cổ phần của tập đoàn này.
Một số thương vụ đầu tư đáng chú ý của doanh nghiệp Hàn Quốc
Đầu tư mạnh vào lĩnh vực tài chính
Lĩnh vực tài chính cũng dần trở thành trọng điểm đầu tư của nhà đầu tư Hàn Quốc với một loạt thương vụ lớn nhỏ trong thời gian gần đây như Lotte Card mua Công ty Tài chính Techcombank, Shinhan Bank mua Chứng khoán Nam An và mảng bán lẻ của ngân hàng ANZ Việt Nam, KB Securities mua Chứng khoán Maritime, Mirae Asset mua Quản lý quỹ Tín Phát... Hiện tại, các tập đoàn tài chính của Hàn Quốc đã nắm quyền kiểm soát của khoảng 10 công ty chứng khoán và công ty quản lý tại Việt Nam.
Tháng 9/2017, Samsung Securities và công ty quản lý quỹ Hongkong Caldera Pacific đã mua 40% cổ phần của Dragon Capital - công ty quản lý quỹ lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Những động thái mua một loạt công ty chứng khoán, quản lý quỹ được xem như cầu nối đưa dòng vốn đầu tư từ xứ sở Kim chi chảy vào Việt Nam. Trong hơn 1 năm trở lại đây, hàng tỷ USD từ các quỹ đầu tư như KITMC, Fides, Yurie, KB Securities... đã đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam; và đây chính là một trong những động lực quan trọng giúp VN-Index thăng hoa trong giai đoạn đầu năm 2018.
Đầu tư liên tục vào Việt Nam trong năm 2017, giá trị tài sản ròng của quỹ KIM Vietnam Growth Fund do KITMC quản lý đã tăng vọt từ mức 627 tỷ won tại thời điểm 31/12/2017 lên 1.130 tỷ won ở thời điểm hiện tại, tương đương 1 tỷ USD. Các quỹ khác do KIM quản lý cũng nắm giữ lượng cổ phiếu Việt Nam lên đến cả trăm triệu USD. Khối tài sản này đưa KITMC trở thành 1 trong 3 quỹ lớn nhất trên TTCK Việt Nam cùng với Dragon Capital và VinaCapital.
Kiến Khang
Theo Trí thức trẻ
Lo ngại ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư 2 nước, Tổng Lãnh Sự Quán Hàn Quốc lên tiếng về việc 1 nhà đầu tư Hàn Quốc bị thu hồi giấy phép Tổng Lãnh Sự Quán Hàn Quốc lo ngại việc thu hồi giấy phép của Công ty TNHH Quy hoạch và Phát triển Nhà Việt Nam - Hàn Quốc (VK Housing) sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới việc đầu tư đang ngày càng tăng của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam. Liên quan đến vụ việc tranh chấp giữa VK Housing và...