Tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng sụt giảm
Tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng đã có sự sụt giảm được ghi nhận trong tháng 7/2019 với lượng tiền sụt giảm hơn 13.800 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính tới tháng 7/2019, tổng phương tiện thanh toán đạt 9,86 triệu tỷ đồng. Trong đó, tổng nguồn vốn huy động từ Dân cư và Tổ chức kinh tế (TCKT) đạt 8,248 triệu tỷ đồng, huy động từ phát hành giấy tờ có giá đạt 1,612 triệu tỷ đồng.
Điều đáng chú ý, tiền gửi Dân cư vào hệ thống ngân hàng tính từ đầu năm nay đến tháng 7 có sự sụt giảm tới 13.842 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1,4% so với tháng trước đó và đạt mức 4,71 triệu tỷ đồng.
Nguồn: NHNN.
So với cùng kỳ năm 2018, trong tháng 7, lượng tiền gửi của Dân cư vào hệ thống ngân hàng cũng có sự sụt giảm mạnh tới 43.368 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 1%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng tiền gửi Dân cư trong 7 tháng đầu năm 2018 vẫn tăng tới 7,88% so với cuối năm trước. Trong khi, tốc độ tăng trưởng tiền gửi Dân cư trong 7 tháng đầu năm 2019 lại chậm hơn chỉ ở mức 7,64%.
Điều đáng chú ý nữa, Tiền gửi của Tổ chức kinh tế trong tháng 7/2019 cũng có sự tăng trưởng chậm lại so với tháng trước đó. Cụ thể, mức tăng chỉ 0,8% trong tháng 7/2019 (đạt 3,53 triệu tỷ đồng), trong khi tháng 5 tăng tới 4,2% và tháng 6 tăng 2,4%.
So với cùng kỳ 2018, tiền gửi Tổ chức kinh tế trong 7 tháng đầu năm 2019 cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều. Cụ thể, 7 tháng 2019 tăng 5,89%, trong khi 7 tháng 2018 tăng tới 8,94% so với cuối năm trước.
Sự ghi nhận tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ Dân cư và Tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng chậm dần khiến cho Tổng phương tiện thanh toán trong 7 tháng năm 2019 cũng tăng chậm hơn so với 7 tháng năm 2018, tương ứng với tỷ lệ tăng 7,04% (đạt 9,86 triệu tỷ đồng) và 7,88% (đạt 8,84 triệu tỷ đồng).
Trong đó, nguồn vốn huy động từ Dân cư và Tổ chức kinh tế ước tăng 6,88% so với cuối năm 2018 và đạt 8,248 triệu tỷ đồng.
LAN ANH
The Bizlive.vn
Lãi suất liên ngân hàng có đang "lệch pha" so với mọi năm?
Nguồn dự trữ ngoại hối lên tới 70 tỷ USD cùng với việc giải ngân vốn đầu tư công chậm khiến cho hệ thống ngân hàng dư thừa thanh khoản trong nửa cuối năm 2019.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo Báo cáo thị trường trái phiếu tiền tệ tháng 9/2019 của CTCP Chứng khoán MB (MBS), lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã giảm mạnh xuống dưới mức lãi suất phát hành tín phiếu của NHNN.
Cụ thể, lãi suất qua đêm đã giảm từ mức 4% ngày 30/8 xuống còn 1,58%, tương đương mức giảm 242 điểm cơ bản, mức lãi suất thấp nhất kể từ tháng 7/2018.
Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, MBS cho biết tăng trưởng tín dụng 9 tháng năm 2019 đạt 8.4% (thấp hơn mức 9,52% cùng kỳ năm 2018). Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng NHNN công bố thời điểm đầu năm là 14%, như vậy còn khá nhiều dư địa cho tín dụng trong quý cuối năm 2019.
"Thanh khoản hệ thống vì vậy kỳ vọng sẽ ổn định hơn từ nay đến cuối năm, áp lực tăng lãi suất huy động sẽ hạn chế dù nhu cầu tăng cao dịp cuối năm" - báo cáo nêu.
Diễn biến này có phần "lạ" so với mọi năm, khi lãi suất liên ngân hàng bắt đầu rục rịch tăng mạnh từ Tháng 9 và giảm nhiệt sau dịp nghỉ Tết nguyên đán. Năm nay, diễn biến "lạ" của lãi suất liên ngân hàng tiếp tục kéo dài cho tới đầu tháng 10/2019.
Diễn biến lãi suất qua đêm liên ngân hàng qua một số năm gần đây (Nguồn: MBS)
Bản tin trái phiếu tuần từ 30/9 - 4/10/2019 của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, lãi suất liên ngân hàng trong tuần tiếp tục giảm nhẹ ở tất cả các kỳ hạn.
Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần giảm lần lượt 0,3%; 0,25% và 0,2%, xuống mức 1,85%/năm; 2,15%/năm và 2,4%/năm.
"Theo chúng tôi, thanh khoản hệ thống ngân hành dồi dào có nguyên nhân quan trọng đến từ việc NHNN mua vào ngoại tệ thời gian gần đây, đưa dự trữ ngoại hối của Việt Nam lên mức kỷ lục 70 tỷ USD (tăng 4 tỷ USD so với mức 66 tỷ USD hồi cuối tháng 5). Bên cạnh đó, giải ngân vốn đầu tư công ở mức thấp cũng là nguyên nhân khiến tiền còn đọng lại trong hệ thống ngân hàng khá nhiều" - BVSC nhận định.
Cũng trong tuần từ 30/9 - 4/10, NHNN đã thực hiện hút ròng mạnh 18.000 tỷ đồng qua thị trường mở, kết hợp với lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp, làm củng cố thêm nhận định của BVSC cho rằng thanh khoản hệ thống đang ở trạng thái dồi dào.
Ngay từ đầu năm 2019, lãi suất liên ngân hàng đã ghi nhận những diễn biến "lạ" so với mọi năm nhưng là duy trì ở mặt bằng cao. Đánh giá về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - cho hay nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng có sự xáo trộn nhất định, dẫn đến sự thiếu hụt thanh khoản dịp sau Tết nguyên đán 2019.
Theo ghi nhận của VietTimes, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao hơn so với mọi năm trong suốt 2 quý đầu năm 2019. Cũng trong khoảng thời gian này, tỷ giá VND/USD cũng phải chịu nhiều áp lực từ diễn biến bất thường của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Lãi suất liên ngân hàng chỉ thực sự tạo lập xu hướng giảm rõ ràng khi NHNN thực hiện giảm lãi suất điều hành thêm 25 điểm cơ bản vào trung tuần tháng 9/2019./.
Theo Viettimes.vn
MUFG Bank mong VietinBank sớm được tăng vốn Ngày 8/10/2019, đại diện Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ (MUFG Bank) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, HoSE: CTG). Theo đó, đại diện MUFG Bank kỳ vọng VietinBank sẽ thực hiện được mục tiêu tăng vốn sớm nhất có thể. MUFG Bank ủng hộ VietinBank trong mọi nỗ lực để thúc đẩy tiến trình...