Tiền Giang: Xử lý hơn 2.000 vụ vi phạm, nộp ngân sách gần 81 tỷ đồng
Năm 2023, lực lượng chức năng đã kiểm tra hơn 3.600 vụ, phát hiện và xử lý hơn 2.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp ngân sách gần 81 tỷ đồng.
Phát hiện, xử lý hơn 2.000 vụ vi phạm trong năm 2023
Năm 2023, tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp đã tác động, ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu, trong đó có nước ta.
Trên địa bàn tỉnh, tình hình sản xuất, kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn còn xảy ra nhưng không phát sinh điểm nóng, vấn đề phức tạp.
Các vụ việc vi phạm chủ yếu xảy ra trên các lĩnh vực hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng đối với các mặt hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, thực phẩm, thuốc lá điếu nhập lậu.
Với sự quyết tâm của các cơ quan, đơn vị, Ban Chỉ đạo 389/TG chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, UBND tỉnh.
Kết quả, trong năm 2023 đã tuyên truyền pháp luật hơn 53.000 lượt (vượt 43% chỉ tiêu đăng ký đầu năm); thanh tra, kiểm tra thực hiện hơn 3.600 vụ (vượt 42% chỉ tiêu đăng ký), phát hiện và xử lý hơn 2.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách gần 81 tỷ đồng.
Các vụ việc vi phạm chủ yếu xảy ra trên các lĩnh vực hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng đối với các mặt hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi, xăng dầu, thực phẩm, thuốc lá điếu nhập lậu…
Đặc biệt, công tác đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong môi trường thương mại điện tử được quan tâm hơn và dần có chuyển biến tích cực.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 19/12/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành 389/TG do Đội QLTT số 6 chủ trì kiểm tra đột xuất tại 2 hộ kinh doanh phân bón trên địa bàn thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang).
Đoàn kiểm tra lấy 3 mẫu phân bón gửi thử nghiệm chất lượng. Kết quả, có 2 mẫu là hàng giả và 1 mẫu không đảm bảo chất lượng.
Đồng thời, đoàn ghi nhận các cơ sở này còn vi phạm quy định về nhãn hàng hóa (các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó, có nhãn ghi không đúng nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa).
Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị, vào các ngày 26 và 29/01/2024 cả 02 cơ sở vi phạm đã bị Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang và Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đã nêu với tổng số tiền hơn 90 triệu đồng.
Tiếp đến, ngày 27/12/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành 389/TG do Đội QLTT số 6 chủ trì kiểm tra đột xuất 02 hộ kinh doanh phân bón tại các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang).
Thực tế kiểm tra, các cơ sở này buôn bán phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa. Đoàn kiểm tra lấy 3 mẫu phân bón gửi thử nghiệm chất lượng. Kết quả, có 2 mẫu không đảm bảo chất lượng và 1 mẫu là hàng giả.
Đội QLTT số 6 hoàn chỉnh hồ sơ trình và vào các ngày 31/01, 02/02/2024, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang và Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở về các hành vi vi phạm nêu trên tổng cộng gần 100 triệu đồng.
Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Trong năm 2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang dự báo tiếp tục diễn ra; đặc biệt phương thức, thủ đoạn vi phạm trong môi trường thương mại điện tử, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo chất lượng, gian lận thương mại ngày càng tinh vi, khó phát hiện.
Do đó, Ban Chỉ đạo 389/TG tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm:
Một là, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang và kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo 389/TG; thực hiện phương châm phòng, chống từ xa các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trong năm 2024, lực lượng chức năng tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Hai là, đảm bảo thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đạt hiệu quả, xử lý kiên quyết, dứt điểm, triệt để các hành vi vi phạm, không để phát sinh điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương. Chú trọng các mặt hàng thuốc lá điếu, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, mỹ phẩm, dược phẩm…
Tăng cường kiểm tra hoạt động thương mại điện tử. Khảo sát, giám sát chặt chẽ tình hình kinh doang xăng dầu; không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung, đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, lợi dụng tình hình biến động giá để ngưng nghỉ nhằm góp phần đảm bảo ổn định thị trường.
Ba là, duy trì thường xuyên việc tiếp nhận, kịp thời xử lý thông tin tiếp nhận về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua số điện thoại đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389/TG, của cơ quan, đơn vị.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật theo hướng ngày càng đi vào chiều sâu; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các ngành chức năng.
Năm là, tiếp tục thực hiện nghiêm Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Đồng thời, tập thể Ban Chỉ đạo 389/TG phát huy tinh thần đổi mới, năng động, hiệu quả, không chủ quan, lơ là và tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo 389/TG.
'Lật tẩy' nhiều phương thức, thủ đoạn buôn lậu mới
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, thời gian qua, rất nhiều phương thức, thủ đoạn buôn lậu mới đã bị lực lượng chức năng 'lật tẩy', triệt phá.
Các lực lượng chức năng bắt giữ hàng hóa vi phạm. Ảnh: internet
Vô vàn "mánh khóe"
Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, chỉ riêng năm 2023, các bộ, ngành, lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ, xử lý 146.678 vụ vi phạm, tăng 4,95% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, các đơn vị, địa phương phát hiện, bắt giữ 11.499 vụ mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 129.713 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; 5.464 vụ sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước 14.865,347 tỷ đồng ; khởi tố hình sự 616 vụ, 724 đối tượng.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, nhiều "mánh khóe" của tội phạm buôn lậu đã bị phát hiện. Điển hình như trên tuyến biên giới, cửa khẩu, cảng biển, các đối tượng đã lợi dụng tạm nhập tái xuất, hàng hóa nhập xuất kho ngoại quan, hàng quá cảnh, nhập khẩu nguyên liệu gia công, xuất khẩu... để đánh tráo, rút ruột, thẩm lậu hàng vào nội địa.
Tại các địa bàn nội địa, đối tượng lợi dụng thành lập nhiều doanh nghiệp, lợi dụng mua bán trái phép, xuất khống hóa đơn nhằm chuyển tiền bất hợp pháp, chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng. Đối tượng triệt để lợi dụng sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, ứng dụng bán hàng trực tuyến, dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh để buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả...
Đối với ma túy, tiền chất ma túy, các đối tượng lợi dụng một số cơ sở sản xuất hàng hóa thông thường để ngụy trang, cất giấu, tập kết số lượng lớn ma túy lên các phương tiện khai thác thủy sản trung chuyển ra nước ngoài tiêu thụ. Với xăng, dầu, đối tượng mua bán, sang mạn trái phép xăng, dầu trên phương tiện khai thác thủy sản vận chuyển về vùng biển Việt Nam bán lại cho phương tiện khai thác thủy sản.
Với mặt hàng pháo nổ, pháo hoa nổ, đối tượng thay đổi quy luật hoạt động, mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo nổ ngay từ đầu năm; lợi dụng đêm tối, địa hình biên giới tập kết số lượng lớn pháo nổ lên phương tiện ô tô, mô tô vận chuyển trái phép về địa bàn nội địa; sản xuất trái phép pháo nổ, pháo hoa nổ giả nhãn hiệu nước ngoài và trong nước để đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đối với mặt hàng khoáng sản, các đối tượng lợi dụng nơi địa hình phức tạp, vùng sâu, vùng xa, khai thác trái phép cát, đá, sỏi, đất sét, quặng, đất hiếm...; hợp thức hồ sơ, làm thủ tục hải quan để buôn lậu đất hiếm được khai thác trái phép ra nước ngoài; mua thu gom số lượng lớn than, quặng, khoáng sản trôi nổi để hợp thức hồ sơ vận chuyển đi tiêu thụ; lợi dụng giấy phép khai thác khoáng sản để tổ chức khai thác cát, đá, sỏi, đất sét, đất hiếm... ngoài khai trường được phép.
Tiếp tục phối hợp đấu tranh chống buôn lậu
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia dự báo, năm 2024, tình hình chính trị - an ninh thế giới, khu vực, xung đột giữa Nga với Ukraine, giữa Israel với lực lượng Hamas tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; giá cả, cung ứng các mặt hàng thiết yếu tiếp tục tiềm ẩm biến động phức tạp, là thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống Nhân dân, gây tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trong bối cảnh đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện chuyên đề, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chỉ đạo các ngành, lực lượng, đơn vị, địa phương các cấp nắm tình hình, xác định tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, hành vi, mặt hàng nổi lên; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động; xây dựng chương trình, kế hoạch; tiếp nhận, xử lý kịp thời tin báo; phối hợp kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách, quản lý.
Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật, pháp luật, bao che, tiếp tay, bảo kê cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Phối hợp tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật; phản ánh kịp thời tình hình, kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo theo dõi, tổng hợp, tham mưu chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nắm chắc tình hình, thực hiện hiệu quả các chuyên đề, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Phối hợp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn lực lượng, đơn vị, địa phương thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Tổng hợp, tham mưu kiến nghị xử lý khó khăn, vướng mắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả...
Ngăn chặn hàng giả, hàng gian tuồn vào các tỉnh phía Nam Bình Dương là tỉnh không có biên giới quốc gia nên hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm không diễn ra công khai, phức tạp như một số địa phương. Tuy nhiên, do Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt thuận lợi để trung chuyển hàng lậu, hàng cấm từ Bắc vào Nam, từ các tỉnh...