Tiền Giang: Trồng các loại cây mai vàng, cây mai chiếu thủy, nông dân Tiềng Giang tất bật cắt cắt, tỉa tỉa kịp bán Tết
Khoảng 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, để đáp ứng nhu cầu thưởng lãm, chơi cây kiểng của người dân trong dịp tết, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang tất bật chăm sóc cây kiểng để kịp đón tết.
Tuy nhiên, nhiều nhà vườn trồng cây kiểng ở tỉnh Tiền Giang cũng lo lắng nhu cầu tiêu thụ cây kiểng tết năm nay sẽ không cao do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
Ông Hồ Văn Hóa (bên trái) đang chăm sóc những cây mai nu trong vườn để kịp ra hoa vào dịp tết.
Theo thông lệ, cứ gần đến tết cổ truyền dân tộc, nhiều nhà vườn trồng kiểng tỉnh Tiền Giang lại tất bật bước vào mùa chăm sóc cây kiểng để bán tết.
Bên cạnh đó, nhiều thương lái cũng ra sức tìm kiếm các cây kiểng ưng ý cung cấp cho thị trường tết.
Là một trong những người đam mê và cung ứng cây kiểng các loại vào dịp tết, ông Hồ Văn Hóa (ấp Tân Trang, xã Đông Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang chăm sóc, tỉa cành, lá…
Ông chỉnh sửa dáng các loại cây kiểng bonsai, cây mai chiếu thủy, cây mai vàng, cây tùng bông…,để kịp trưng bày và cung ứng ra thị trường tết Nhâm Dần 2022.
Ông Hóa cho biết, hiện vườn trồng cây kiểng của ông có khoảng 280 gốc kiểng lớn, nhỏ. Thời điểm này, ông đang chuẩn bị tuốt lá, xén rễ, vun gốc các loại kiểng để điều chỉnh dáng, thế và thời điểm ra hoa sao cho đúng vào dịp tết.
Video đang HOT
Trong vườn trồng cây kiểng, ông Hóa chú ý các loại mai vàng, mai chiếu thủy, cây me, cây tùng; bởi những năm gần đây, nhu cầu trưng bày tết đối với các loại kiểng này được người dân khá ưa chuộng. Riêng đối với cây mai chiếu thủy hoặc cây mai vàng, ông Hóa chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo hơn; bởi nếu không cây sẽ ra hoa không đúng như mong đợi.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề sửa kiểng, anh Nguyễn Thanh Khoa (xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) cho hay: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi cho vụ kiểng tết.
Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Chính đang chăm sóc vườn kiểng của mình.
Cứ vào thời điểm này là anh Khoa tất bật “tân trang” các vườn cây kiểng tết cho người dân.
Để cây kiểng ra dáng đẹp, ngoài yếu tố thời gian uốn nắn, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây kiểng cũng như theo dõi sâu bệnh gây hại.
Người chơi cây kiểng phải biết thuận theo dáng tự nhiên của cây, từ đó mà người thợ sẽ tạo nên những dáng kiểng độc, lạ và được nhiều người “săn” vào dịp tết, có giá trị kinh tế cao.
Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Chính cho biết: Theo đánh giá của Hội Sinh vật cảnh tỉnh, dù dịch bệnh vẫn còn, nhưng các nhà vườn vẫn ra sức chăm sóc, tỉa cành…cho các loại hoa, cây kiểng phục vụ Tết Nguyên đán 2022.
Năm nay, các nhà vườn tỉnh Tiền Giang vẫn cung ứng ra thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nhiều loại hoa, kiểng rất phong phú, đa dạng và giá cả cũng khá ổn định, không tăng so với năm trước.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp, mặc dù lo ngại biến động thị trường, nhưng các hộ trồng hoa, trồng cây kiểng tết vẫn kỳ vọng về một vụ hoa kiểng bội thu, được giá và đang chủ động các biện pháp chăm sóc, bảo vệ trước những diễn biến thất thường của thời tiết, góp phần mang sắc xuân, tết ấm no đến với mọi nhà.
Cà Mau: Trồng các loại cây cảnh này trong vườn, rảnh thì cắt tỉa, uốn lượn, bất ngờ có ngày giàu có lên
Ông Huỳnh Hoàng Lĩnh, ở ấp Cái Sắn Ngọn, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau), đã tận dụng diện tích đất trống quanh nhà thực hiện mô hình trồng cây cảnh, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Thời gian qua, các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau luôn không ngừng học hỏi, phát triển các mô hình mới, sáng tạo nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Trong đó, điển hình như ông Huỳnh Hoàng Lĩnh, ở ấp Cái Sắn Ngọn, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, đã tận dụng diện tích đất trống quanh nhà thực hiện mô hình trồng cây cảnh, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Dựa trên kinh nghiệm 20 năm trồng cây cảnh của mình, ông Huỳnh Hoàng Lĩnh tự tay trồng và tạo dáng cây cảnh để tạo thêm nguồn thu nhập. Vườn trồng các loại cây cảnh đang hot của ông Lĩnh ở ấp Cái Sắn Ngọn, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Do có niềm đam mê đặc biệt với cây cảnh, nên ông Lĩnh đã không ngừng nghiên cứu và quyết định tận dụng khoảng 2.000 m đất trống quanh nhà để phát triển mô hình trồng cây cảnh.
Trong vườn cây cảnh, ông chủ yếu trồng các loại cây cảnh như cây mai vàng, cây mai chiếu thủy với số lượng trên 100 gốc lớn nhỏ, cùng một số gốc cây hoa sứ, cây hoa giấy, cây hoa hồng,...Đây đều là các loại cây cảnh đang hot, tiêu thụ tốt trong những năm gần đây.
Khoảng 20 năm nay, ông Lĩnh đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết đối với mô hình trồng cây cảnh.
Để cây cảnh có được kiểu dáng đẹp, bắt mắt, ông đã không ngừng học hỏi và dần tích lũy kinh nghiệm trồng, chăm sóc để từ đó có thể tự tạo được nhiều kiểu dáng cho cây.
Ngoài việc chăm sóc cây cảnh trồng trên đất vườn của gia đình, ông Lĩnh còn tiến hành trồng và tạo dáng cây cảnh trên các chậu lớn nhỏ, tìm hiểu, áp dụng cách đưa cây cảnh vào chậu. Qua đó, nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho người đến chọn mua.
Bên cạnh đó, dựa trên kinh nghiệm 20 năm gắn bó với nghề trồng cây cảnh, ông Lĩnh có thể tự tay nhân giống mà không cần tốn chi phí mua cây cảnh giống qua khâu trung gian.
Hầu hết, các loại cây cảnh trong vườn nhà ông đều phát triển xanh tốt, kiểu dáng đẹp thu hút mọi người. Đặc biệt, trên một số cây cảnh, ông còn tạo dáng hình ảnh một số con vật nhằm tạo ra sự sinh động cho khu vườn của mình.
Mô hình trồng cây cảnh của ông Lĩnh nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của người dân địa phương. Trong vườn cây cảnh của ông Lĩnh hiện có các loại cây cảnh đang hot như cây mai vàng, cây mai chiếu thủy...
Ông Lĩnh cho biết: "Để có được vườn cây cảnh như hiện nay, tôi đã phải tốn công chăm sóc rất nhiều và không ngừng học hỏi kỹ thuật từ các trang mạng xã hội. Do tôi có thể tự tay nhân giống cây cảnh nên một số người có thú vui chơi cây cảnh cũng thường xuyên tìm đến chọn mua...".
Theo ông Lĩnh, tùy vào việc tạo dáng ít nhiều mà giá bán ở mức khác nhau và thường dao động trên 500 ngàn đồng/cây.
Nhìn chung, nếu ai có niềm đam mê thì sẽ thành công với mô hình trồng cây cảnh này. Cùng với đó, đầu ra của cây cảnh cũng khá ổn định, trong và ngoài tỉnh đều có người đến tìm mua.
"Nhờ thực hiện mô hình trồng cây cảnh mà nguồn thu nhập của gia đình tăng thêm hơn 50 triệu đồng/năm. Nếu tính kết hợp với mô hình lúa tôm của gia đình thì tôi có được tổng thu nhập trên 200 triệu đồng/năm...", ông Lĩnh cho hay.
Thời gian tới, ông Lĩnh sẽ tiếp tục mở rộng mô hình trồng cây cảnh và tìm kiếm thêm nhiều giống cây đẹp, độc, lạ để tạo nên sự phong phú cho khu vườn cây cảnh của mình.
3 tỉnh hợp lực xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị, các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An hợp lực để xúc tiến xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc qua đường biển. Sáng 6/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổ điều hành Diễn đàn kết nối nông sản 970, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Cục...