Tiền Giang: TP.Mỹ Tho tiếp tục áp dụng ‘ai ở đâu thì ở đó’ tại 3 phường
Từ 0 giờ ngày 9.9, TP.Mỹ Tho ( Tiền Giang) tiếp tục áp dụng quy định ai ở đâu thì ở đó và tạm ngưng mọi hoạt động kinh tế – xã hội tại các phường 2,3 và 8.
Từ ngày 9.9, người dân trên địa bàn các phường 2, 3 và 8 của TP.Mỹ Tho vẫn thực hiện “ai ở đâu ở yên đó”. Ảnh B.B
Ngày 8.9, ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND TP.Mỹ Tho, ký ban hành thông báo về việc tiếp tục áp dụng phong tỏa chặt theo tinh thần ai ở đây thì ở đó để lấy mẫu xét nghiệm tầm soát dịch Covid-19 cộng đồng tại các phường 2, 3, 8. Quy định mới này được áp dụng từ 0 giờ ngày 9.9 cho đến khi có thông báo mới.
Quán đóng cửa vì Covid-19 “biến” thành tiệm bánh mì 0 đồng trao tặng tận nhà người nghèo
Thông báo mới nêu rõ, tất cả người dân phường 2, 3 và 8 phải thực hiện nghiêm ai ở đâu thì ở đó, ngoại trừ những trường hợp được phép đi lại trong dịch và đã thực hiện đủ thủ tục về phòng, chống dịch Covid-19. Trong thời gian phong tỏa, tất cả hộ dân sẽ được lực lượng hậu cần chống dịch Covid-19 của TP.Mỹ Tho cung cấp nhu yếu phẩm, lương thực, hàng hóa thiết yếu và những người thuộc diện khó khăn do dịch sẽ được hỗ trợ đầy đủ.
Chủ tịch UBND TP.Mỹ Tho cũng quyết định từ 0 giờ ngày 9.9 sẽ dỡ bỏ phong tỏa trên diện rộng tại các phường 1, 4, 5, 6, 7, ngoại trừ các khu vực bị phong tỏa y tế ở các phường này. Riêng những khu vực ai ở đâu thì ở đó, người dân hoạt động vẫn phải tuân thủ đúng Chỉ thị 16 của Thủ tướng tại Công văn 3550/UBND ngày 10.7 của UBND tỉnh Tiền Giang.
Lực lượng hậu cần chống dịch Covid-19 của TP.Mỹ Tho sẽ cung cấp lương thực, thực phẩm cần thiết cho người dân cùng bị tiếp tục phong tỏa hẹp. ẢNH: B.B
Trước đó, UBND TP.Mỹ Tho phân chia địa bàn thành 3 khu vực và yêu cầu tạm dừng tất cả hoạt động kinh tế – xã hội tại khu vực phong tỏa để tầm soát dịch Covid-19. Việc phân chia như sau: Khu vực 1 gồm các phường 2, 3, 8 và ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong với 10.378 hộ, 34.550 nhân khẩu (thời gian phong tỏa từ 0 giờ ngày 18.8). Khu vực 2 gồm các phường 1, 4, 5, 6 với 17.922 hộ, 72.697 nhân khẩu (thời gian phong tỏa từ 0 giờ ngày 19.8). Khu vực 3 gồm các địa bàn còn lại (thời gian phong tỏa từ ngày 20.8) và phong tỏa tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Các khu vực không bị phong tỏa hẹp và phong tỏa y tế sẽ được dỡ bỏ nhưng người dân di chuyển vẫn phải tuân thủ về phòng chống dịch Covid-19 theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Ảnh B.B
Kết quả tầm soát Covid-19 trong thời gian từ 18.8 đến nay, TP.Mỹ Tho đã phát hiện khoảng 2.000 ca nhiễm mới. Trong 24 giờ qua, TP.Mỹ Tho ghi nhận 71 ca nhiễm mới. Và theo đánh giá thì trong khu vực 1 (gồm các phường 2, 3 và 8) vẫn cần được tầm soát Covid-19 cộng đồng thêm một lượt nữa.
Trong 24 giờ qua, tỉnh Tiền Giang ghi nhận 183 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó TP.Mỹ Tho có 71 ca. Tính từ đầu tháng 6 đến ngày 8.9, toàn tỉnh có 11.536 ca mắc Covid-19, trong đó TP.Mỹ Tho có gần 5.500 ca.
Tiền Giang liên kết tiêu thụ lúa Hè Thu 2021
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, địa phương đang khẩn trương thu hoạch vụ lúa Hè Thu 2021.
Thu hoạch lúa Hè Thu bằng cơ giới ở huyện Cai Lậy.
Tính đến ngày 7/9, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch được gần 22.000 ha với năng suất đạt từ 50 đến 60 tạ/ha, tùy theo khu vực, tập trung tại các huyện duyên hải phía Đông: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công với sản lượng đạt trên 122.000 tấn lúa hàng hóa.
Hiện nay, các huyện nằm trong vùng kiểm soát lũ phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè, thị xã Cai Lậy đang bắt đầu thu hoạch rộ trà lúa Hè Thu 2021, dự kiến sẽ dứt điểm vào cuối tháng 9/2021 tới. Ước tính, trong vụ Hè Thu 2021, với diện tích xuống giống trên 46.000 ha, nông dân Tiền Giang đạt sản lượng lúa hàng hóa trên 260.000 tấn.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá, đáng mừng là đầu ra hạt lúa hàng hóa trong vụ Hè Thu tương đối thuận lợi nhờ nhiều hợp tác xã đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp để bảo đảm tiêu thụ nông sản cho xã viên và nông dân với giá cả ổn định, bà con an tâm sản xuất.
Tại huyện ven biển Gò Công Đông, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Điền đã liên kết với Công ty TNHH HK bao tiêu 50 ha lúa giống VD 20 với giá cao hơn thị trường khoảng 200 đồng/kg; đồng thời, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phước Trung cũng liên kết vơi doanh nghiệp tư nhân Tân Tạo (Long An) bao tiêu 300 ha cho xã viên. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa cũng liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xuân Hương (Thành phố Hồ Chí Minh) bao tiêu 150 ha lúa các giống Nàng Hoa 9 và OM 5451.
Theo lãnh đạo các hợp tác xã trên cho biết, giá lúa Nàng hoa 9 và OM 5451 có giá dao động từ 5.200 - 6.000 đồng/kg còn giá lúa VD 20 đang có giá thu mua 6.500 đồng/kg.
Tại huyện Gò Công Tây, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hưng Hòa liên kết với Công ty Vinh Hiển trên diện tích 30 ha lúa Nàng Hoa 9 và giống OM 5451 còn các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Nhì, Lợi An liên kết với doanh nghiệp tư nhân Lâm Quang Thạnh tiêu thụ 200 ha lúa vụ Hè Thu cho xã viên.
Giám đốc Công ty Vinh Hiển (Gò Công Tây) Huỳnh Văn Danh cho biết, hàng năm, doanh nghiệp liên kết với các hợp tác xã bao tiêu 500 ha lúa tại huyện Gò Công Tây, giúp bảo đảm đầu ra cho nông sản hàng hóa cho nông dân, tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với tổ chức kinh tế tập thể vừa tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất cho Công ty.
Ông Châu Minh Hải, Giám đốc Công ty TNHH HK cho biết, trong vụ Hè Thu 2021, doanh nghiệp liên kết với các tổ chức kinh tế tập thể và nông dân Tiền Giang bao tiêu 375 ha lúa, chủ yếu giống VD 20, tập trung tại các huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp là: Gò Công Tây, Gò Công Đông, Cai Lậy... Giá thu mua cao hơn thị trường 200 đồng/kg. Đây cũng là doanh nghiệp đã xây dựng thành công thương hiệu gạo VD 20 đặc sản Gò Công đạt OCOP cấp tỉnh hạng 2 sao nhờ gắn kết giữa xây dựng vùng nguyên liệu với nâng chất lượng chế biến cho ra sản phẩm an toàn, tiêu thụ và xúc tiến thương mại.
Theo đánh giá của ngành chức năng, vụ Hè Thu 2021 thời tiết thuận lợi, trà lúa tốt, chất lượng lúa đảm bảo. Nhiều nơi, nông dân trúng mùa với năng suất đạt kỷ lục từ 70 - 80 tạ/ha.
Để bảo đảm giành thắng lợi vụ Hè Thu, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương tạo điều kiện cho nông dân thu hoạch nhanh gọn phòng tránh mưa bão gây hại; hỗ trợ thương lái thu mua, các doanh nghiệp bao tiêu nông sản, vận chuyển, tập kết về kho bãi một cách thuận lợi.
Trong quá trình thu hoạch đảm bảo các quy định về an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19; trong đó, các lực lượng lao động từ công nhân bốc vác, thu hoạch, thương lái, người điều khiển máy gặt đập liên hợp hoặc tài xế xe tải... đều test nhanh 3 ngày/lần kháng nguyên SARS-CoV-2.
Thêm 12.481 ca Covid-19 Trong 12.481 ca nhiễm Bộ Y tế công bố ngày 6/9 có 12.477 ca ở 39 tỉnh thành, giảm 624 ca so với hôm qua; 9.730 người khỏi bệnh; 331 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm tại TP HCM tăng 896 ca, là ngày có số ca nhiễm cao thứ hai với 7.122 ca, ngày cao nhất là 3/9...