Tiền Giang: Nuôi loài bọ đỏ bé li ti bán theo lon mà dân khấm khá
Chủ động cung cấp thức ăn cho các loại cá giống những năm gần đây nông dân thị xã Cai Lậy ( tỉnh Tiền Giang) tận dụng ao, mương trong vườn phát triển nghề nuôi trứng nước, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ.
Toàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có trên 50 hộ nuôi trứng nước, tập trung nhiều ở phường Nhị Mỹ, xã Long Khánh, Tân Hội, Nhị Quí và Phú Quí… Nghề nuôi trứng nước ở thị xã Cai Lậy phát triển gần 10 năm trở lại đây. Lúc đầu chỉ có vài hộ nuôi với số lượng nhỏ không đủ cung cấp thức ăn cho nghề ương cá giống ở địa phương.
Trứng nước hay còn gọi là bo bo, bọ đỏ, tên quốc tế là Moina macrocopa Ảnh: Plantsam
Do đó, nông dân phải mua trứng nước ở các tỉnh trong khu vực để làm thức ăn cho cá giống. Từ thực tế trên nhiều nông dân mạnh dạn đầu tư nuôi trứng nước thông qua việc tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trứng nước của nông dân ở một số vùng lân cận, mở rộng diện tích và qui mô nuôi trứng nước với diện tích vài chục ha/năm.
Ông Nguyễn Văn A ở phường Nhị Mỹ cho biết: gia đình ông có 10 ao nuôi trứng nước diện tích khoảng 1.000 m2 mặt nước. Năm 2000, ông làm tài xế chuyên chở trứng nước cho bà con bán ở TP.HCM, thấy nghề nuôi trứng nước đơn giản dễ làm, phù hợp với nhiều đối tượng ông thiết kế ao khoảng 20 m2 nuôi thử nghiệm, cho thu nhập ổn định, ông mở rộng diện tích ao nuôi lên cho tới nay.
Thức ăn để nuôi trứng nước chủ yếu là các chất phế thải ở nhà máy chế biến thủy sản và một số loại khác, mực nước trong ao nuôi trứng nước sâu khoảng 50 cm, mỗi ngày cho trứng nước (bo bo, bọ đỏ) ăn vào buổi chiều và vớt vào sáng sớm. Mỗi ao vớt chừa lại 1 phần để trứng nước tiếp tục sinh sản.
Video đang HOT
Trứng nước chính là loài giáp xác có kích thước nhỏ, trong cơ thể chúng chứa nhiều ezyme tiêu hóa như Proteinases, Peptidases, Mmylases, hàm lượng HUFA là những Acid amine thiết yếu mà cơ thể cá, tôm không thể tự tổng hợp được…Ảnh: Seller/greenwaterfarm.biz.
Tùy theo nguồn nước mà cho trứng nước ăn thích hợp tránh dư thừa, hạn chế ao ô nhiễm, làm giảm năng suất. Bình quân mỗi ngày ông A vớt 20 lon trứng nước, bán giá 12.000 đồng/lon. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, tuy giá cao hơn trước đây nhưng theo ông lợi nhuận không bằng những năm trước do giá các loại thức ăn và chi phí đều tăng, trừ chi phí ông thu lãi 140.000 đồng/ngày.
Trước đây anh Nguyễn Văn Thời ở ấp Quí Trinh, xã Nhị Quí ương 4.000 m2 cá giống không hiệu quả, do đầu ra không ổn định lợi nhuận thấp. Năm 2007, anh chuyển sang nuôi trứng nước, lợi nhuận khá hơn so với ương cá giống. Ngoài việc nuôi anh còn mở đại lý thu mua trứng nước của bà con trong khu vực, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh thu nhập vài chục triệu đồng/năm.
Theo anh Thời nghề nuôi trứng nước khá đơn giản, ít tốn chi phí, dễ làm chủ yếu lấy công làm lời, phù hợp với nhiều đối tượng. Thông qua việc nuôi và kinh doanh trứng nước gia đình anh thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống, không còn cảnh thiếu trước, hụt sau như trước đây.
Không riêng gì ông A và anh Thời mà hầu hết những hộ nuôi trứng nước có chung tâm trạng phấn khởi. Do đây là mùa thuận thích hợp cho việc nuôi trứng nước, mặc khác nhu cầu thức ăn cho cá giống tăng cao, không đủ cung cấp cho thị trường. Thông qua nghề nuôi trứng nước, góp phần giải quyết việc làm lao động nhàn rỗi và thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương ./.
Theo Danviet
Mùa đồng xã lũ, bắt thứ trứng nước như "lộc trời", kiếm 500 ngàn/ngày
Không ai rõ trứng nước từ đâu ra, chúng "sinh sôi, nảy nở" như thế nào, chỉ biết rằng, những chỗ có nước như: đồng ruộng, hầm cá bỏ trống... vài ngày kéo một mẻ là có trứng nước đầy ắp và kiếm được số tiền kha khá.
Suốt 2 tháng qua, người dân nông thôn ở nhiều nơi đã tận dụng nguồn "lộc trời cho" rủ nhau khai thác luân phiên trên những cánh đồng để mưu sinh.
Trứng nước hay còn gọi là con đỏ, là loài giáp xác nước ngọt có kích cỡ rất nhỏ, đến mức không nhìn rõ hình dáng. Mỗi mẻ trứng nước vớt lên trông mịn như cát, có màu vàng hoặc xanh nhạt được sử dụng làm thức ăn cho cá bột hoặc cá cảnh.
Nghề kéo trứng nước không phải đầu tư nhiều vốn mà vẫn có thu nhập trên chục triệu đồng mỗi tháng. Vợ chồng bà Võ Thị Sự (ngụ thị trấn Phú Mỹ, Phú Tân) là một trong nhiều hộ dân đang theo nghề này. Dù giá trứng nước hiện nay đã giảm so với thời gian lũ chưa về, nhưng mỗi ngày gia đình bà vẫn kiếm được trên 500.000 đồng.
Khai thác trứng nước trên đồng xả lũ.
Bà Sự cho biết, theo nghề cào trứng nước 7 năm nay, từ tháng 8, vợ chồng bà kéo trứng nước ngoài đồng, đến khi nước cạn thì khai thác trong các hầm bỏ trống. Bình quân 1 ngày kéo được 300kg, nhờ số lượng nhiều nên cũng kiếm được bộn tiền.
Vào thời điểm xả lũ, các cánh đồng ngập nước, hàng chục hộ nghèo ở các địa phương chia thành những nhóm nhỏ tập trung khai thác trứng nước, thay cho những việc làm thuê khác. Tuy chi phí đầu tư để trang bị dụng cụ thấp, nhưng việc kiếm tiền đòi hỏi sự vất vả và đặc biệt là phải có sức khỏe.
Muốn kéo càng đậm số lượng trứng nước, người dân phải trầm mình trong nước suốt nhiều giờ liền, thậm chí không kể giờ giấc, có những nhóm người khỏe mạnh chuyên đi kéo trứng nước từ khuya đến tờ mờ sáng.
Hàng chục nhóm người phân tán trên cánh đồng mênh mông ra sức kéo chiếc màng rộng đến hàng chục mét, cố dồn nước về cuối mảnh vải và nhanh tay đổ vào thùng. Một hình ảnh đặc trưng và thật đẹp trong ánh bình minh, nhưng phía sau đó cũng lắm nỗi gian lao của người lao động!
Trước nhu cầu thu mua trứng nước ngày một tăng, mà thời gian lũ về có hạn, nhiều hộ có điều kiện nghĩ ra cách nuôi trứng nước để bán. Nói là nuôi nhưng thực chất chỉ cần đào hầm bơm nước vào, cách 2 ngày kéo 1 lần, số lượng được vài trăm kg mà không cần bỏ công làm gì thêm.
Đa số các hộ nuôi trứng nước là những người dân chuyên nuôi cá, tập trung nhiều tại xã Phú Bình, xã Hòa Lạc (Phú Tân). Họ vừa sử dụng nguồn trứng nước làm thức ăn cho các loài cá nhỏ, vừa bán cho những người có nhu cầu để tạo thêm nguồn thu nhập phụ.
Trứng nước được nuôi trong hầm sẽ bán có giá cao hơn trứng nước khai thác tự nhiên, trung bình 6.000-10.000 đồng/kg. Việc kéo trứng nước cũng khỏe hơn nhiều so với lao động nghèo, bởi hộ nuôi đầu tư máy mô-tơ, chỉ khởi động cho máy vòng quanh hầm là thu hoạch trứng nước lên bờ.
Theo kinh nghiệm của người nuôi, sau khi bơm nước vào, nếu trời trong, nắng tốt thì trứng nước sẽ phát triển rất mạnh, thu hoạch được nhiều, ngày hôm sau chỉ cần kéo hơn 2 tiếng đồng hồ là xong. Anh Nguyễn Trung Hữu (thương lái mua trứng nước tại xã Phú Thành) chia sẻ, sở dĩ trứng nước nuôi có giá cao vì một số hộ nuôi cá thương phẩm lo ngại đồng ruộng có phân bón, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên trứng nước nuôi sẽ sạch hơn, cho cá ăn an toàn, dễ tiêu hóa.
Bình quân 1 ngày anh Hữu đi thu mua từ 3-4 tấn trứng nước, chỉ cần ngoài đồng còn nước là còn trứng nước để khai thác. Thị trường tiêu thụ trứng nước hiện nay khá tốt vì xu hướng nuôi cá giống tăng dần. Ngoài cung cấp cho hộ nuôi trong tỉnh, các thương lái còn trữ lạnh vận chuyển đi nhiều tỉnh, thành phố khác để bán với giá thành cao hơn.
Với những hộ có điều kiện, cách kiếm tiền này là một kiểu "làm" kinh tế đang được lan rộng. Còn với những hộ nghèo, nhờ vào con nước lũ, mỗi năm họ có thêm nguồn thu nhập khá nhờ tận dụng điều kiện có sẵn từ thiên nhiên ban tặng.
Theo Mỹ Hạnh (Báo An Giang)
Tiền Giang: Sạt lở đe dọa sản xuất tại các huyện đầu nguồn sông Tiền Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, tại các huyện đầu nguồn phía Tây đã xảy ra hàng trăm điểm sạt lở lớn nhỏ với tổng chiều dài gần 4.700m. Thi công bờ kè phòng chống sạt lở khu vực Cồn Cống. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN) Hiện nay, tình hình sạt lở đang diễn...