Tiền Giang khẩn trương hỗ trợ người lao động tự do bị mất việc làm
Theo Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm, thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, toàn tỉnh đã lập danh sách đề nghị hỗ trợ cho 41.035 đối tượng là người lao động tự do trong tỉnh bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19, trong đó có 12.192 người bán vé số lẻ, còn lại là lao động tự do khác với tổng số tiền đề nghị trên 61,55 tỷ đồng.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 8, Quân khu 9 hỗ trợ bà con tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Hữu Chí/TTXVN
Trước mắt, đã có 19.861 người gồm 9.933 người bán vé số lẻ và 9.928 người lao động tự do khác được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt danh sách hỗ trợ với tổng kinh phí gần 29,8 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 8/2021, Tiền Giang đã giải ngân cho 15.800 người, đạt khoảng 80% trong tổng số người được phê duyệt hỗ trợ với tổng kinh phí khoảng 23,7 tỷ đồng. Số còn lại đang được các ngành chức năng khẩn trương giải ngân, chi trả nhằm sớm giúp bà con khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống và chung sức phòng, chống dịch COVID-19.
UBND tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất với các địa phương, sở ngành nhằm xem xét, đề xuất mở rộng thêm các nhóm đối tượng khó khăn được nhận các gói hỗ trợ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo đánh giá, tiến độ thực hiện các chính sách hỗ trợ tại tỉnh Tiền Giang chưa được như mong muốn, tiến độ một số nơi còn chậm. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn ra khá phức tạp, nhiều khu vực bị phong tỏa, tỉnh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg, một số nơi do tình hình dịch bệnh căng thẳng nên chưa triển khai nhanh được các chính sách hỗ trợ như thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công… Đặc biệt tại thành phố Mỹ Tho, hầu hết các khu vực trên địa bàn đang bị phong tỏa nên người lao động không thể đến chính quyền địa phương để đăng ký cũng như có cán bộ phụ trách cấp xã, phường đang bị cách ly y tế đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện…
Trước tình hình trên, lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang tiếp tục tham mưu UBND tỉnh khẩn trương có văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai nhanh các chính sách hỗ trợ. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ phê duyệt danh sách, giải ngân, sớm đưa các gói hỗ trợ đến tay người lao động, tạo điều kiện để bà con sớm vượt qua khó khăn do ảnh hưởng đại dịch, ổn định cuộc sống trong tình hình khó khăn hiện nay.
Video đang HOT
Ngoài ra, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp cùng các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, kiểm tra, giám sát, đảm bảo việc chi hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời, đúng chính sách và công bằng, khách quan. Mặt khác, tích cực hướng dẫn thành phần hồ sơ thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo nguyên tắc: Đơn giản, ngắn gọn, dễ thực hiện nhưng phải đảm bảo xác định chính xác, đúng đối tượng. Sở yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, hướng dẫn người lao động đủ điều kiện đăng ký đề nghị hỗ trợ cũng như lưu ý mỗi đối tượng chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Trong trường hợp đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách thì chỉ giải quyết hỗ trợ theo chính sách cao nhất, không để xảy ra trùng lắp, không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia…
Sẽ có hướng dẫn người lao động nhận tiền từ gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng
Theo Bộ LĐ-TB&XH, gói hỗ trợ lần hai được thiết kế giản lược tối đa thủ tục để người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận chính sách...
Sau khi Chính phủ ban hành gói an sinh 26.000 tỉ đồng hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch COVID-19, Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến dự thảo quyết định để triển khai gói này.
Theo đó, người lao động bị mất việc trong thời gian từ ngày 1-5-2021 đến hết năm 2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được nhà nước hỗ trợ 3.710.000 đồng/người.
Trường hợp người lao động đang mang thai hoặc có con nhỏ chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ tiếp 1 triệu đồng/trẻ em.
Người lao động tự do sẽ giao cho các địa phương hỗ trợ. Ảnh: V.LONG
Theo dự thảo, để nhận được số tiền này, người lao động cần cung cấp các giấy tờ như quyết định thôi việc, sổ bảo hiểm xã hội. Còn phụ nữ mang thai cần có giấy chứng nhận của cơ sở y tế. Với trường hợp lao động có con nhỏ cần mang giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
Cuối cùng, người lao động bị mất việc phải gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động để được xem xét.
Với người lao động bị ngừng việc, nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng/người. Trường hợp người lao động mang thai được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng; hoặc có con nhỏ dưới 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ.
Tuy nhiên để nhận khoản tiền này, người lao động cần cung cấp văn bản yêu cầu cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ ngày 1-5 đến hết năm 2021. Song song đó, phải xin xác nhận của cơ quan bảo hiểm về việc đã tham gia bảo hiểm.
Trường hợp người lao động mang thai thì xin giấy xác nhận của cơ sở y tế. Còn người lao động nuôi con nhỏ phải có giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
Đối với nghệ sĩ làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) cũng được Chính phủ hỗ trợ một lần với số tiền 3.710.000 đồng/người.
Tuy nhiên điều kiện để nghệ sĩ nhận số tiền trên phải là người bị tạm dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1-5 đến hết năm 2021. Hồ sơ hưởng sẽ do các đơn vị sự nghiệp công lập và trình.
Hướng dẫn viên du lịch cũng được Chính phủ hỗ trợ một lần với số tiền 3.710.000 đồng/người. Điều kiện hưởng là người có thẻ hướng dẫn viên du lịch được cấp lần đầu trước ngày 1-5; có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch...
Để nhận được số tiền trên, hướng dẫn viên du lịch cần cung cấp hợp đồng lao động, thẻ hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch. Sau đó, gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để được xem xét hỗ trợ.
Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng lần này được xây dựng trên tinh thần thiết kế giản lược tối đa thủ tục để người lao động và người sử dụng lao động tiếp cận chính sách.
"Nếu so với gói hỗ trợ trước thì gói hỗ trợ lần hai giảm khoảng 2/3 thủ tục. Riêng chính sách hỗ trợ lao động tự do, nghị quyết của Chính phủ đã giao về các địa phương căn cứ vào điều kiện của mình, khả năng ngân sách để chủ động xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, xác định mức tiền..."- ông Dung cho hay.
Thêm 12.103 ca Covid-19 Trong 12.103 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 28/8 có 12.097 ca ở 39 tỉnh thành, giảm 804 ca so với hôm qua; 12.375 người khỏi bệnh; 352 ca tử vong. Như vậy trong 24 giờ qua, số ca nhiễm tại TP HCM tăng 98 ca, Bình Dương giảm 138 ca, Đồng Nai giảm 199 ca, Long An giảm 3 ca,...