Tiền Giang hối hả sơ tán dân tránh bão Tembin
6h sáng nay (25.12), chính quyền huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang) – huyện “đứng mũi, chịu sào” nếu bảo Tembin đổ bộ vào đất tiền – đã bắt đầu cho sơ tán dân bước 1.
Theo ông Nguyễn Văn Hải – Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Phú Đông, sẽ có hơn 11.300 dân trên địa bàn huyện phải sơ tán trong bước 1 với 331 điểm tránh bão, gồm: bệnh viện, trường học, công sở, nhà dân…
Người dân huyện cù lao Tân Phú Đông đi tránh bão.
Cũng theo ông Hải, nếu bão vượt cấp 10 sẽ sơ tán tiếp 10.000 dân sang các huyện khác. “Khả năng này giờ khó xảy ra, do tình hình bão đang dịch chuyển xuống Bạc Liêu, Cà Mau, cách xa tỉnh khoảng 200km”, ông Hải nhận định.
Theo anh Nguyễn Ngọc Kiên (ấp Tân Phú, xã Phú Thạnh), hiện gia đình anh đang phải sơ tán vào một trụ sở của chính quyền. “Nhà tạm bợ quá, lại gần biển nên chính quyền vận động đi sơ tán để tránh nguy hiểm khi chiều tối nay bão đổ bộ vào cù lao”, anh thổ lộ.
Trên đường đi, một số người điện thoại hỏi thăm tình hình bà con trên cù lao xem bão diễn biến ra sao.
Hiện, tại huyện cù lao, mưa gió đã xuất hiện. Một số người dân vẫn còn chằng chéo nhà để chống bão.
Video đang HOT
Sáng nay, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang đã đưa thêm quân nhân xuống các huyện phía Đông của tỉnh, đặc biệt là huyện cù lao Tân Phú Đông để giúp các địa phương phòng chống bão. Đồng thời, huy động tất cả các nhà bạt hiện có để nếu cần thiết thì chuyển xuống các địa phương giúp dân tạm trú. Nếu có tình huống xấu, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh sẽ chi viện xe thiết giáp xuống hiện trường.
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, đã làm văn bản xin chi viện quân từ Quân khu 9 để tổ chức di dân bước 1 đối với những người ngoài đê, vùng nguy hiểm (hiện 1.000 người trong vùng này đã tự đi sơ tán).
Chằng chéo nhà trước khi bão đổ bộ.
Trong khi đó, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Gò Công Đông đã thông tin đến từng địa phương và phân công trực 24/24.
Hiện, huyện đã kêu gọi 300 tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản vào bờ, 388 tàu còn đang hoạt động ngoài biển và đang liên lạc với số phương tiện này thoát ra ngoài hoặc vào nơi tránh trú an toàn. Huyện đã họp với các siêu thị, khi có bão, các siêu thị sẽ cung cấp mì tôm, nước nước, thức ăn nhanh…
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang dự kiến, nếu bão mạnh có sức gió trên cấp 10 sẽ sơ tán dân tại chỗ trên 77.500 người, sơ tán dân đi huyện khác gần 40.000 người.
Theo Dantri
Dân đất mũi Cà Mau: "Bão vào thì nhà bay hết"
Người dân vùng cuối đất Cà Mau - xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đang căng mình chống bão, nhưng nhiều người không tin căn nhà của mình sẽ đứng vững.
Đất Mũi, Cà Mau chiều 24-12. Ảnh: NAM TRẦN
Chiều 24-12, phóng viên Tuổi Trẻ đã có mặt ở Đất Mũi, hầu hết nhà dân cần chằng chống ở đây đã thực hiện xong. Tuy nhiên, nhà cửa khu vực này chủ yếu làm tạm bợ nên "chằng chống cho có, chớ bão vô thì nhà cửa tạm bợ quá, không ăn thua gì" , anh Nguyễn Văn Kiều ở ấp Rạch Tàu nói.
Ông Bùi Thanh Thương, phó chủ tịch UBND xã Đất Mũi, cho biết so với thời điểm bão Linda năm 1997 thì nhà kiên cố ở Đất Mũi đã tăng lên khá nhiều. Tuy nhiên, quá nửa nhà dân ở đây vẫn là lợp tôn, mái lá, tường cột tạm bợ. Đặc biệt là nhiều nhà ở mé sông Rạch Tàu sẽ hứng gió bão mạnh, khó có khả năng chống đỡ.
"Hồi bão Linda, 40% nhà dân ở Đất Mũi đã bị đổ sập", ông Thương nhắc lại, đầy lo lắng.
Một căn nhà ở Đất Mũi được chèn bao cát để chống bão. Ảnh: NAM TRẦN
Ông Lý Hoàng Tiến, chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết lo lắng đó không chỉ của riêng người dân Đất Mũi. Đa số người dân có nhà cửa cần chằng chống trong cả huyện, cũng không nhiều người tin là căn nhà tạm của mình có thể chống chọi với cơn bão mạnh Tembin.
Toàn huyện Ngọc Hiển cần chằng chống 5.500 căn nhà, tuy nhiên chỉ có hơn 1.400 hộ đã thực hiện và huyện đang ra sức vận động, cùng với việc di tản dân vào nơi an toàn.
"Tất cả các ấp đều phải có điểm di dân, tập trung ở các trường học, các cơ quan nhà nước và những hộ dân có nhà cửa kiên cố cũng được vận động để trở thành điểm di dân khi tình trạng khẩn cấp xảy đến" - ông Tiến nói.
Người dân ở Đất Mũi gia cố lại nhà để đón bão. Ảnh: VIỄN SỰ
Tất cả các trụ sở tại thị trấn Rạch Gốc được gia cố để trở thành điểm trú bão cho bà con. Trong ảnh, trụ sở UBND thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau được chằng lại mái. Ảnh: SƠN LÂM
Một nhà trọ gần chợ Rạch Gốc được gia cố để trở thành điểm trú bão. Do số lượng nhà tạm bợ ở khu vực này rất nhiều, những căn hộ kiên cố được vận động để trở thành điểm trú bão. Ảnh: SƠN LÂM
Cảng biển Rạch Gốc có gần ngàn tàu cá trú từ trước cơn bão số 15 đến nay, đang tiếp tục được neo cẩn thận để tránh tiếp cơn bão số 16. Ảnh: SƠN LÂM
VIỄN SỰ - SƠN LÂM - NAM TRẦN
Theo Tuoitre.vn
Vì sao bão Tembin 'giết' quá nhiều người ở Philippines? Cơn bao nhiêt đơi đanh vao phia nam Philippines nhanh chong làm thiệt mạng hơn 133 người sau khi đô bô vao đao Mindanao hôm qua, chưa kê con vô sô ngươi mât tich. Nhiêu ngươi đa không lương trươc đươc sưc manh cua cơn bao - Anh: Reuters Theo chinh quyên, sô nan nhân thiêt mang tâp trung tai cac khu vưc...