Tiền Giang: Ghi nhận ca nhiễm biến thể phụ BA.5 của chủng Omicron đầu tiên
Tỉnh Tiền Giang ghi nhận ca nhiễm biến thể phụ BA.5 đầu tiên là một bệnh nhân 69 tuổi từ Thụy Sĩ về Việt Nam.
Ngày 30.7, ông Nguyễn Ngọc Chơn, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang, cho biết tỉnh vừa ghi nhận ca nhiễm biến thể phụ BA.5 của chủng vi rút Omicron đầu tiên. Bệnh nhân là ông N.B.T. (69 tuổi, ngụ KP.2, P.5, TP.Mỹ Tho, quốc tịch Thụy Sĩ và Việt Nam).
Sở Y tế Tiền Giang triển khai đợt cao điểm tiêm vắc xin ngừa Covid-19. BẮC BÌNH
Trước đó, ngày 30.6, ông N.B.T. cùng vợ từ Thụy Sĩ về Việt Nam, đáp chuyến bay tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và ở lại TP.HCM đến ngày 3.7 thì về TP.Mỹ Tho. Đến ngày 6.7, ông N.B.T. có triệu chứng sốt, mệt mỏi nên đến Bệnh viện đa khoa Tâm Minh Đức kiểm tra. Qua test nhanh ghi nhận kết quả dương tính với Covid-19.
Nhận thấy 2 ca nhiễm Covid-19 này là trường hợp nhập cảnh, có yếu tố dịch tễ phức tạp, ngày 8.7, CDC Tiền Giang tiến hành lấy mẫu giải trình tự. Đến 20 giờ 30 ngày 28.7, CDC Tiền Giang nhận được phản hồi kết quả từ Viện Pasteur TP.HCM xác nhận ông N.B.T. nhiễm biến thể phụ BA.5 của chủng vi rút Omicron, riêng vợ ông vẫn chưa có kết quả giải trình tự gen.
Hiện nay, ông T. và vợ được cách ly tại nhà, kiểm tra giám sát y tế, lấy mẫu kiểm tra đúng quy định. Hiện tại, cả 2 trường hợp đều đã hoàn thành cách ly và có sức khoẻ ổn định. Các trường hợp tiếp xúc liên quan đã được giám sát, xử lý và không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào liên quan đến 2 ca bệnh trên.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Ngọc Chơn, thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 có xu hướng tăng trở lại trên cả nước với sự xuất hiện của một số biến thể phụ của chủng Omicron như BA.4, BA.5, BA.2.12.1… Các biến thể phụ này có khả năng lây lan nhanh và khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch cao hơn.
Hiện tại, số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Tiền Giang cũng đang tăng trở lại với 40 ca đang điều trị tại nhà. Do đó, CDC Tiền Giang đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19; quán triệt, đảm bảo nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, sử dụng hiệu quả số vắc xin được phân bố theo chỉ đạo của Bộ Y tế và UBND tỉnh Tiền Giang.
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Chơn, việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 hiện tại vẫn là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tiếp tục nâng cao công tác phòng, chống Covid-19 trên toàn địa bàn, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao tỷ lệ tiêm ngừa vắc xin, nhất là khi Tiền Giang đã ghi nhận ca nhiễm biến thể phụ BA.5.
Tin COVID-19 chiều 27-7: Ca mắc mới tăng vọt ngày thứ 3 liên tiếp lên 1.761, ca nặng tăng nhẹ
Bản tin chiều 27-7 của Bộ Y tế cho biết số mắc COVID-19 đã tăng vọt trong ngày thứ 3 liên tiếp, lên 1.761 ca.
Đây là số mắc cao nhất trong gần 2 tháng qua, số ca chuyển nặng cũng tăng nhẹ.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.772.980 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.678 ca nhiễm).
Ngày 27-7, Sở Y tế Quảng Trị đăng ký bổ sung 911 ca trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung thông tin.
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 7.516 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.881.591 ca.
Số bệnh nhân đang thở oxy là 35 ca, tăng nhẹ so với vài ngày trước. Trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 27 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 4 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 3 ca; ECMO: 0 ca.
Từ 17h30 ngày 26-7 đến 17h30 ngày 27-7 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.092 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Trong ngày 26-7 có 381.067 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là gần 244 triệu liều.
Mỹ đẩy mạnh bào chế vắc xin ngừa COVID-19 thế hệ mới
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 26-7, Nhà Trắng đã tổ chức hội nghị các nhà sản xuất vắc xin và các nhà khoa học hàng đầu nước này, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đẩy mạnh bào chế nhiều loại vắc xin ngừa COVID-19 thế hệ mới, nhằm tăng cường khả năng bảo vệ lâu dài cho con người trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2.
Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, TS Anthony Fauci, cho biết các nỗ lực trên dựa vào 2 trụ cột, trong đó trụ cột thứ nhất là các loại vắc xin phòng ngừa các biến thể của virus SARS-CoV-2, trụ cột còn lại là các loại vắc xin dạng lỏng nhỏ vào mũi để ngăn ngừa chủng virus này xâm nhập.
Ông Fauci nhấn mạnh "mục tiêu không chỉ là phòng chống dịch bệnh, mà còn ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh này". Hiện nay, mặc dù các loại vắc xin hiện hành tiếp tục cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ, làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, song sự biến đổi liên tục của virus SARS-CoV-2 đã làm giảm hiệu quả của vắc xin trong phòng bệnh.
Vắc xin dạng nhỏ mũi đang được thử nghiệm trên chuột và cho thấy nhiều kết quả tích cực. Hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) gần đây thông báo họ sẽ thúc đẩy nỗ lực thực hiện các thử nghiệm vắc xin có khả năng phòng ngừa các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Hà Nội dự kiến tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-12 tuổi trong quý 2-2022 UBND TP Hà Nội dự kiến sẽ triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến 12 tuổi trong quý 2-2022 (thời gian cụ thể theo các đợt phân bổ vắc xin của Bộ Y tế). Hà Nội tiêm vắc xin cho học sinh lớp 9 - Ảnh: NAM TRẦN UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch...