Tiền Giang: Bỏ “hạt ngọc trời”, trồng cây đặc sản cho trái bự chảng, anh nông dân xây biệt phủ vườn
Bỏ cây lúa, anh Tư Sườn (Trần Văn Sườn, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trồng sapoche (hồng xiêm) và thu lãi tiền tỷ.
Hiện, anh Trần Văn Sườn, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trồng sapoche với 1,5ha.
Trồng sapoche dễ nhưng cực
Theo chân anh Trần Hoàng Năm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Sơn, chúng tôi tìm đến nhà anh Tư Sườn.
Bỏ lúa, anh Tư Sườn (Trần Văn Sườn, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) trồng sapoche (hồng xiêm). Ảnh: Trần Đáng
Mùa này, một số nhà vườn trồng sapoche ở Kim Sơn đang bước vào vụ thu hoạch. Đi đâu ở Kim Sơn cũng thấy trái sapoche treo lủng lẳng khắp vườn.
Theo anh Năm, xã Kim Sơn có 780ha trồng sapoche.
Tại Tiền Giang, có một vài nơi trồng sapoche. Nhưng, không nơi nào cho chất lượng trái sapoche tốt hơn ở Kim Sơn. Trái sapoche chín luôn to (3, 4 trái/kg), ngọt, mềm rất đặc trưng.
“Giá sapoche Kim Sơn luôn đắt hơn các nơi khác 3.000-5.000 đồng/kg. Có lẽ do thỗ nhưỡng và nguồn nước ở Kim Sơn phù hợp với cây sapoche nhất”, anh Năm chia sẻ.
Anh Trần Hoàng Năm và anh Trần Văn Sườn trao đổi kỹ thuật trồng sapoche. Ảnh: Trần Đáng
Sau một lúc loằng ngoằng trong “thủ phủ sapoche”, chúng tôi đứng trước ngôi biệt thự vườn khá rộng.
Chủ nhân ngôi biệt thự vườn 250m 2 này, không ai khác là anh Tư Sườn.
Anh Tư Sườn thổ lộ, tiền xây ngôi biệt thự vườn này là thu nhập từ trái sapoche.
Theo anh Tư Sườn, trồng sapoche không khó. Cây sapoche dễ sống, không cần kỹ thuật phức tạp. Đất sau khi lên mô sẽ đưa giống xuống, bón phân, tưới nước là cây sapoche tự ra rễ và phát triển.
Sau 4-5 năm trồng, cây sapoche sẽ cho trái chiến. Và đến năm thứ 10 là giai đoạn cây sapoche cho trái sung nhất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, anh Tư Sườn cũng cho rằng, trồng sapoche cũng rất cực. Nhà vườn gần như không ngơi tay. Chủ vườn phải tỉa ngọn liên tục để cây ra tán cho trái nhiều, liên tục. Cũng như tỉa bớt trái đôi, râu để cây nuôi trái to.
Vườn sapoche của anh chủ yếu dùng phân hữu cơ. Chỉ khi cây nuôi trái anh mới bón sổ sung thêm phân hóa học để thúc trái.
Cây sapoche cho thu hoạch trái quanh năm. Tuy nhiên trong năm, vụ thu hoạch sapoche chính từ tháng 10 âm lịch cho đến tháng tư năm sau.
“Tôi cũng đã thử làm sapoche nghịch vụ, nhưng không thành công. Cây rụng bông khá nhiều nên đậu trái ít”, anh Tư Sườn bộc bạch.
Hiện trong vườn sapoche, anh Tư Sườn đã cho lắp hệ thống tưới tiết kiệm và phun phân thuốc tự động.
Trồng sapoche xây biệt phủ
Theo anh Năm, sapoche cho năng suất 18-20 tấn/ha/năm. Mỗi năm, 1 công đất trồng sapoche cho thu nhập 50-60 chục triệu đồng.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm trồng sapoche, anh Tư Sườn cho biết, giá sapoche khá ổn định trong năm. Có lúc giá sapoche được đẩy lên hơn 30.000 đồng/kg.
Trồng sapoche dễ nhưng để có trái thu hoạch là rất cực. Ảnh: Chị Nương (vợ anh Tư Sườn) thu hoạch sapoche. Ảnh: Trần Đáng
Sau Tết, thường giá sapoche sẽ kéo giảm. Hiện giá sapoche tại nhà vườn Tiền Giang được thương lái thu mua 13.000-18.000 đồng/kg (loại nhất).
Theo tính toán của các nhà vườn trồng sapoche, với giá phân thuốc tăng cao như bây giờ, giá sàn của sapoche là 10.000 đồng/kg.
“Trước đây, giá sapoche 5.000-6.000 đồng/kg, nông dân đã có lời tốt. Nhưng giờ giá 12.000-15.000 đồng/kg, nông dân mới sống được”, anh Tư Sườn bộc bạch.
Sapoche sau khi thu hoạch chủ vườn trồng sapoche trước khi bán phải rửa, chùi trái cho sạch bóng. Ảnh: Trần Đáng
Trái sapoche sau khi thu hoạch, chủ vườn hoặc bán ngay cho thương lái, hoặc tự rửa, chùi rồi ngâm nước hạnh (tắc) để trái sạch, bóng.
“Nước này an toàn, được pha chế từ nước trái hạnh, không dùng hóa chất nên người tiêu dùng an tâm sử dụng”, anh Sườn khẳng định.
Cũng theo anh Tư Sườn, trồng sapoche thu nhập cao và khá yên tâm trước cảnh đụng hàng, dội chợ.
“Không như thanh long, sầu riêng, mít Thái… còn sợ Trung Quốc đóng khẩu, trái sapoche không đủ bán ngay thị trường nội địa”, anh Tư Sườn cười sung sướng.
Loài cá giống từng gây đổ nợ, nay giá bỗng lên đỉnh, nông dân tiếc đứt ruột vì không có để bán
Nhu cầu gia tăng đã đẩy giá cá tra giống tăng kỷ lục những ngày gần đây. Tuy nhiên, đáng tiếc là nông dân ương cá tra giống không có cá để bán.
Hiện tại Tiền Giang, giá cá tra giống đã tăng lên 50.000-52.000 đồng/kg (loại 50 con/kg), 46.000-47.000 đồng/kg (loại 30 con/kg).
Giá cá tra giống tăng cao khiến nhiều nông dân ương cá giống phấn khởi sau những ngày thua lỗ triền miên . Ảnh: Trần Đáng
Giá cá tra giống tăng thẳng đứng, thương lái quyết liệt gom hàng
Ông Lê Văn Tám, một nông dân ương cá tra giống ở xã Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết, dịp tết vừa rồi ông bán 40 tấn cá tra giống với giá 40.000 đồng/kg.
"Kéo cá lên chưa tới bờ ao thương lái đã gom hết", ông Tám thổ lộ.
Hiện, ông Tám có 6 ao ương cá tra giống. Mỗi vụ thu hoạch 40-50 tấn cá tra giống.
Cũng theo ông Tám, hiện nông dân ương cá tra giống ở địa phương không còn cá giống để bán.
Theo ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thành Bắc, hiện tại địa bàn xã có khoảng 50 hộ ương cá tra giống. So với giá cá tra giống ở Tiền Giang, giá cá tra giống ở Long An thấp hơn.
Ông Hoàng Đình Minh (xã Hưng Điền, Tân Hưng, Long An), nông dân ương cá tra giống cho biết, tuần trước, ông bán 4 tấn cá tra giống với giá 35.000 đồng/kg (cỡ 30 con/kg). Với giá cá tra giống như này, ông Minh lời 10.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, theo ông Minh, thời điểm này nông dân tại địa phương không còn nhiều cá tra giống để bán. Nguyên nhân một phần nông dân bỏ không ương cá tra giống do thua lỗ. Một phần thời điểm này hay xảy ra dịch bệnh với cá tra giống chết nhiều.
Hiện, xã Hưng Điền có khoảng 60ha ương cá tra giống.
Nông dân ương cá tra giống ở huyện Tân Hưng (Long An) khi giá cá tra giống con vàng son. Ảnh: Trần Đáng
Ông Nguyễn Văn Dính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Hòa (Tân Thạnh, Long An) cũng cho biết, nông dân ương cá tra giống trên địa bàn cũng không có nhiều cá giống để bán. Hiện, xã Nhơn Hòa chỉ còn hơn 10ha ương cá tra giống, thay vì 60ha như trước đây.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, hiện diện tích ương cá tra giống trên địa bàn còn khoảng 1.400ha. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại 2 huyện Tân Hưng (781ha) và Tân Thạnh (450ha). Đa số hộ nuôi bị lỗ. Một số ít hộ có lãi thấp.
Do nuôi cá tra giống không còn hiệu quả kinh tế nên nhiều hộ lấp ao chuyển sang nuôi, trồng cây con khác.
Giá cá tra giống đã tăng "kịch trần"?
Từ cuối năm 2018 đến nay, giá cá tra giống luôn ở mức thấp 18.000-25.000 đồng/kg.
Từ chỗ giá cá tra giống thấp lè tè, người nuôi cá cầm chắc thua lỗ, nay bỗng tăng thẳng đứng.
Theo ông Tám, trong nghề ương cá tra giống, giá cá tra giống cao nhất là 68.000 đồng/kg. Nhưng, mức giá này có từ đầu năm 2018.
Ông Tám cho rằng, với mức giá 52.000 đồng/kg như hiện nay, giá cá tra giống đã đụng trần. "Tôi nghĩ, giá cá tra giống khó có thể tăng được nữa", ông Tám bộc bạch.
Giá cá tra nguyên liệu tăng lại, kéo giá cá tra giống tăng thẳng đứng. Ảnh: Thu hoạch cá tra ở Tiền Giang. Ảnh: Trần Đáng
Một trong những nguyên nhân đẩy giá cá tra giống tăng cao như hiện nay là do cá tra nguyên liệu đang được giá.
Vừa qua, giá cá tra nguyên liệu (loại 850-900 gam/con) được doanh nghiệp mua vào với giá 30.000 đồng/kg để bán sang thị trường Mỹ.
Với giá bán này, nông dân nuôi cá tra nguyên liệu có lời khoảng 5.000 đồng/kg. "Có lẽ do thấy giá cá tra nguyên liêu tăng lại nên nông dân mua cá tra giống nuôi đón lõng", ông Minh phân tích.
Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhận định, từ nay đến quý 2/2022, sản lượng cá có thể sụt giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi thời gian giãn cách trước đó đã ảnh hưởng đến việc thả giống bị đứt gãy, gián đoạn.
Giá cá tra giống từng rất tốt khiến nhiều nông dân ở Đồng Tháp Mười ào ạt đào ao trên đất lúa ương cá tra giống. Ảnh: Trần Đáng
Mặc dù vậy, Hiệp hội Cá tra Việt Nam cũng khuyến cáo người nuôi cần thận trọng, không nên vội vàng mở rộng diện tích khiến dư thừa sản lượng và dẫn tới giá sụt giảm.
Để phát triển bền vững, các hộ nuôi cá cần liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm đưa ra phương án nuôi, thời điểm thu hoạch hợp lý, chất lượng đảm bảo.
Tài xế dũng cảm lái chiếc xe cháy: "Cây xăng phát nổ thì cả khu cháy hết!" "Khói lửa bao trùm, tôi mò mẫm khóa van xăng rồi nhảy lên cabin nổ máy chạy. Nếu cứ để xe đó, cây xăng phát nổ thì nguyên cả khu nhà cháy hết. Khoảng 10 giây sau, một tiếng nổ lớn rung cả xe". Tài xế kể lại giây phút lái xe bồn khỏi biển lửa để cứu cây xăng và khu dân...