Tiền Giang: Anh công nhân thủy sản ‘phù phép’ ra hàng loạt dừa bonsai siêu mini độc lạ không kịp bán
Để thu hút người chơi, anh Đặng Văn Giàu (xã An Cư, Cái Bè, Tiền Giang) đã làm dừa bonsai siêu mini, dừa bonsai cổ thụ và đã không kịp bán.
Hiện, anh Giàu đang làm dừa bonsai siêu mini với hoành gáo dừa 14 – 15cm, và thu nhỏ dừa thiên nhiên làm bonsai cổ thụ.
Anh Đặng Văn Giàu (xã An Cư, Cái Bè, Tiền Giang) đang làm dừa bonsai siêu mini. Ảnh: Trần Đáng
Công nhân thủy sản làm dừa bonsai
Theo anh Giàu, hiện anh là công nhân của một công ty thủy sản ở Tiền Giang.
Sau những giờ làm ở công ty, anh dành thời gian làm dừa bonsai ở nhà.
Năm 2016, trong một lần thấy trên Internet dừa được tạo dáng bonsai rất đẹp và được nhiều người ưa chuộng, anh Giàu đã tìm tòi cách làm.
Anh Giàu cho biết, từ lúc ương giống cho tới khi ra thành phẩm dừa bonsai phải mất 6 – 7 tháng.
Lột vỏ và cạo mụn dừa trên gáo, đây là công đoạn khó nhất làm dừa bonsai. Ảnh: Trần Đáng.
Để độc lạ, khác người, trái dừa giống được chọn ương phôi phải có gáo thật nhỏ để khi tạo dáng mới đẹp mắt.
“Tôi thích gáo dừa có hoành 14 – 15cm, thậm chí nhỏ hơn”, anh Giàu thổ lộ.
Dừa sau khi ương lên chồi 1 – 2 cm sẽ bắt đầu công đoạn lột vỏ và cạo mụn dừa trên gáo.
Đây là công đoạn khó nhất, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, khéo tay, nếu không sẽ làm gãy chồi.
Video đang HOT
Sau đó, đến công đoạn dọn bộ rễ. Công đoạn này đòi hỏi rễ dừa phải già, cứng cáp, nếu không cây sẽ yếu hoặc chết.
Tỉa tót bộ rễ làm dừa bonsai. Ảnh: Trần Đáng
Khi đã xử lý xong cây dừa, anh Giàu đưa cây vào chậu, rồi trồng cỏ, đắp rêu, làm tiểu cảnh, như: Đồng quê Nam bộ, mái đình, bến nước…
Theo anh Giàu, sản phẩm dừa bonsai đẹp ngoài việc phải “có hồn” còn đáp ứng 5 tiêu chí: Lá đẹp, rễ cái chuẩn, thân (lóng) đẹp, gáo nhỏ, hài hòa chậu.
Theo đó, lá dừa bonsai được đánh giá đẹp phải nhỏ, cân đối với cây. Tàu lá phải chẻ ra các lá nhỏ như dừa trưởng thành…
Cũng theo anh Giàu, có 4 kiểu dừa bonsai thông dụng hiện nay là: Dáng huyền, dáng trực, dáng bay và dáng thác đổ.
Sản phẩm dừa bonsai đã được hoàn thành. Ảnh: Trần Đáng
Ngoài việc làm dừa bonsai siêu mini, làm dừa bonsai cặp, thời gian gần đây, anh Giàu còn làm thêm dừa bonsai “cổ thụ”.
Anh Giàu cho biết, đây là những gốc dừa trồng ngoài tự nhiên có tuổi thọ nhiều năm, nhưng do gặp lý do bất thường nên dừa vẫn “đẹt” không phát triển bình thường.
Tìm những cây dừa loại này có thế, dáng bonsai đẹp mắt, độc lạ, anh Giàu mua về, đưa vào chậu và dày công “thu nhỏ”.
“Rất dày công và mất nhiều thời gian tỉa tót, nhưng loại dừa bonsai này đang rất thu hút người chơi do độc lạ”, anh Giàu chia sẻ.
Kiểng bonsai dừa nghệ thuật của anh Giàu từng đoạt giải thưởng của Hiệp hội dừa bonsai Việt Nam.
Một cây dừa đang được “thu nhỏ” làm dừa bonsai cổ thụ. Ảnh: Trần Đáng
Mỗi năm bán vài trăm sản phẩm dừa bonsai
Anh Giàu bộc bạch, hiện trên thị trường, nhu cầu chơi các giống dừa làm bonsai là: Dừa xiêm hồng, xiêm xanh, xiêm đỏ, dừa sọc, dừa đột biến, dừa lá cẩm thạch, dừa Tam Quan.
Mỗi năm, anh Giàu bán ra thị trường hàng trăm cây dừa bonsai. Riêng mùa Tết Nguyên đán, anh bán ra khoảng 300 cây dừa bonsai.
Thị trường chính của anh Giàu là: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Anh Giàu đang kiểm tra các phôi dừa chuẩn bị làm dừa bonsai. Ảnh: Trần Đáng
Mỗi sản phẩm tùy theo màu lá (lá sọc, lá hai màu, lá cẩm thạch…), kiểu dáng, tiểu cảnh… có giá từ 500.000 đến 5 triệu đồng.
“Đầu ra dừa bonsai khá ổn định. Tôi ít bán qua mạng. Đa số khách hàng đến tận vườn thu mua”, anh Giàu cho biết.
Tiền Giang: Nông dân huyện cù lao nuôi giống heo ngoại, đợi Tết hốt bạc
Trước tình hình dịch tả heo châu Phi luôn tiềm ẩn và có nguy cơ tái phát cao, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho biết, nông dân ở xã Tân Phú vừa nhận đàn heo giống ngoại do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang chuyển giao.
Ngoài chuyển giao giống, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang còn chuyển giao kỹ thuật nuôi heo an toàn sinh học cho nông dân xã Tân Phú để chăn nuôi bền vững.
Nông dân xã Tân Phú nuôi heo giống ngoại do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang chuyển giao. Ảnh: Trần Đáng
Nuôi heo an toàn sinh học
Theo ông Hải, hiện có 7 hộ nông dân nhận nuôi 150 con heo giống ngoại nhập lai 2 dòng máu. Mỗi con có trọng lượng 20kg. Hiện, đàn heo đang phát triển tốt.
Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang cho biết, giống heo ngoại này có ưu điểm kháng bệnh cao, tăng trọng nhanh và chất lượng thương phẩm giàu dinh dưỡng.
Cán bộ kỹ thuật thường xuyên đến thăm trại, hướng dẫn nông dân chăn nuôi an toàn sinh học và các giải pháp thú y.
Đàn heo ngoại này sẽ góp phần cải thiện chất lượng giống heo địa phương.
Đàn heo giống ngoại do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ tỉnh Tiền Giang chuyển giao cho nông dân. Ảnh: Trần Đáng
Ngoài ra, cán bộ còn giúp nông dân chuyển đổi phương thức chăn nuôi lạc hậu sang chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh.
Huyện cù lao chưa có dịch tả heo châu Phi
Hiện, nông dân huyện cù lao Tân Phú Đông đang nuôi hơn 20.000 con heo. Hầu hết, nông dân nuôi heo giống ngoại.
Một lượng lớn đàn heo nông dân đang nuôi sẽ cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán 2022.
Theo ông Hải, cho đến thời điểm này, trên địa bàn huyện cù lao chưa xảy ra dịch tả heo châu Phi.
Trước đó, đầu tháng 10, dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân nuôi heo an toàn sinh học. Ảnh:Trần Đáng
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, tại 4 huyện, gồm: Cái Bè, Gò Công Đông, Tân Phước, Châu Thành và TX.Cai Lậy đã xuất hiện bệnh dịch tả heo châu Phi.
Đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt trong điều kiện dịch COVID-19 Các tỉnh, thành có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đang nỗ lực để bảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt trong điều kiện dịch COVID-19. Kiểm tra thân nhiệt trước khi vào Trung tâm Thương mại Cái Bè (Cái Bè, Tiền Giang). Ảnh (minh họa): Minh Trí/TTXVN Ngày 16/7, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh...