Tiền “đội nón ra đi” theo những cuộc thử sức bất thành của chồng
Chồng cô không lấy tiền của cô để “nướng” vào cờ bạc, cũng không phải “mang đi cho gái” mà để đầu tư làm ăn. Chỉ có điều, làm lần nào anh ta cũng thua lỗ, đưa bao nhiêu tiền cũng không đủ với anh. Cô mệt mỏi khi số tiền “mồ hôi nước mắt” của mình cứ “một đi không trở lại”.
Cô ghi nhận chồng là người chăm chỉ, có chí tiến thủ. Anh vốn xuất thân trong gia đình nghèo khó nên luôn muốn làm giàu. Trước khi cưới, dù biết anh đã ngập trong đống nợ vì làm ăn thua lỗ nhưng cô vẫn muốn gắn bó với anh. Cô tin, ý chí kiên cường của anh sẽ giúp anh đạt những gì mình mong muốn.
Làm vợ anh, cô phải vay mượn để lo giải quyết đống nợ của chồng. Cô xác định mình là trụ cột kiếm tiền để lo mọi việc trong gia đình, lo trả nợ hàng tháng. Cô không muốn gây áp lực kiếm tiền cho anh. Cô không bao giờ kêu ca, phàn nàn khi gánh vác trách nhiệm kiếm tiền, dù việc đó thực sự rất vất vả. Cũng may, anh luôn bên cạnh đỡ đần cô việc nhà, cùng cô chăm sóc con nhỏ. Với sự chăm chỉ và tính toán cẩn thận, việc làm ăn của cô mỗi ngày một tốt hơn. Không những trả hết nợ, cô còn dư một khoản để tiết kiệm.
Thấy vợ có tiền dư, anh liền yêu cầu vợ đầu tư cho chồng làm ăn. Thế nhưng, anh đầu tư lần nào là thua lỗ lần ấy. Chỉ cần nhìn thấy lĩnh vực nào khả thi là anh đòi làm. Tuy nhiên, anh không có kinh nghiệm nên không lường trước những rủi ro, lại bị người khác qua mặt. Thế nên mấy khoản tiền cô đầu tư cho chồng đều mất trắng. Cô vẫn hy vọng sau những thất bại ấy, anh sẽ rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Song, cái tính chỉ thích làm ông chủ khiến anh không học được gì từ những thất bại của mình.
Video đang HOT
Nhìn tiền của mình mất trắng như vậy, cô vô cùng xót xa. Cô chỉ mong anh đi học việc, anh nghiên cứu lĩnh vực gì cũng thật kỹ rồi mới bắt tay làm thì cô không tiếc tiền đầu tư cho anh. Thế nhưng, vừa đầu tư thấy không ổn, anh lại chán và chuyển sang làm cái khác. Làm việc gì cũng “không đến đầu đến đũa” thì con đường đi đến thành công của anh sẽ rất xa.
Anh lại không hiểu được điều đó, chỉ biết đòi hỏi vợ cấp tiền. Nếu cô không đưa, anh sẽ dằn hắt cô rất nhiều, không khí gia đình sẽ vô cùng căng thẳng. Cô thực sự rất mệt mỏi vì phải gánh trên vai đủ trách nhiệm nặng nề. Cô không đang tâm để công sức, mồ hôi nước mắt của mình trôi theo những cuộc thử sức bất thành của anh.
Suốt 10 năm lao động khổ cực, ngày về quê, tôi muốn mua chiếc ô tô nên hỏi tiền vợ nhưng cô ấy nói một câu mà tôi không nén được nước mắt xót xa
Ở nơi đất khách, cố gắng làm ngày làm đêm để gia đình nhanh chóng thoát khỏi cái nghèo, để rồi ngày về quê lập nghiệp vợ làm câu mà tôi lên cơn đau tim.
Sau khi cưới nhau, vợ chồng tôi rất chăm chỉ làm ăn nhưng cảnh nghèo khó mãi bủa vây. Rồi hai đứa con lần lượt ra đời, đến ăn cũng phải chạy từng bữa, đã nghèo lại còn nghèo hơn.
Không chấp nhận cuộc sống bần cùng, tôi quyết định vào Nam để kiếm tiền. Lúc đầu tôi không có người quen nên gặp rất nhiều khó khăn, rồi sự chăm chỉ thật thà của tôi cũng khiến nhiều người tốt thương tình giúp đỡ.
Ban ngày tôi đi làm trong xưởng sản xuất, đến tối lại là chân bưng bê cho một cửa hàng khá đông khách. Mỗi tháng làm được bao nhiêu tiền tôi đều gửi về cho vợ để nuôi hai con và tiết kiệm.
Suốt 10 năm lao động cực khổ ở đất khách tôi chỉ về quê có 4 lần, còn lại ngày nào cũng làm việc đến đêm khuya mới về tới phòng trọ. Những ngày chủ nhật nhìn mọi người nghỉ ngơi đi chơi mà tôi không dám mơ có được ngày nghỉ. Lúc nào trong đầu cũng nghĩ phải làm mới có tiền, sau này về quê với vợ con sẽ nghỉ ngơi vẫn chưa muộn.
Đến khi cảm thấy quá mệt mỏi với cảnh sống xa nhà nên tôi quyết định về quê lập nghiệp. Về quê, nghỉ ngơi vài ngày, tôi bàn với vợ sẽ mua ô tô tải để buôn hàng về bán cho bà con vì nhà chúng tôi ngay mặt tiền.
Tôi giận dữ nắm chặt tay vợ nói mỗi tháng gửi 15 triệu đồng trong suốt 10 năm tiền đâu hết. (Ảnh minh họa)
Khi vợ gật đầu đồng ý, tôi hỏi trong nhà hiện giờ có được bao nhiêu tiền rồi, cô ấy bình thản nói là làm gì có đồng nào, tiền đóng học cho con nợ ông bà chưa trả hết. Nghe lời vợ nói mà tôi không tin nổi vào tai mình, tim đau nhói khiến tôi phải ôm ngực lê từng bước đến ghế ngồi.
Tôi vội bảo vợ lấy thuốc trợ tim ra để uống, một lúc sau thì bình phục trở lại, đây là di chứng của việc lao lực quá sức để lại.
Tôi giận dữ nắm chặt tay vợ nói mỗi tháng gửi 15 triệu đồng trong suốt 10 năm tiền đâu hết, cuộc sống ở quê chứ có phải thành thị đâu mà tốn kém. Cô ấy bảo vì muốn nhanh giàu nên đã góp tiền kinh doanh mỹ phẩm với bạn, lúc đầu bán được cho vài người thân, rồi ôm nhiều hàng nhưng chẳng ai mua nữa nên lỗ nặng. Bây giờ vẫn còn nợ 200 triệu đồng nữa, đang đợi chồng mang tiền về trả nợ cho xong.
Những lời vợ nói mà tự nhiên mắt tôi ướt nhòa, chồng vất vả cực nhọc gom từng đồng gửi về cho vợ giữ, cứ ngỡ ngày về gia đình sẽ khấm khá hơn, nào ngờ còn nghèo thảm hại hơn lúc bắt đầu dứt áo ra đi.
Người vợ đã không làm ra tiền, còn phá hoại tiền của chồng, nay lại nợ cả tỷ bạc, liệu tôi có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này không? Mọi người cho tôi lời khuyên với?
"Tôi vì gia đình này mà từ bỏ sự nghiệp, anh có quyền gì nói tôi?", vợ uất ức chất vấn chồng liền bị đáp lại câu lạnh lùng này Có câu: "Yêu một người, có thể luôn vui vẻ, yêu một người, cũng có thể sẽ thường phải rơi nước mắt". "Mọi cuộc gặp gỡ luôn tồn tại lý do, hoặc là một món quà hoặc một bài học". Tình yêu và sự nghiệp, phụ nữ nên lựa chọn thế nào? Có lẽ mỗi người đều có những chọn lựa khác nhau,...