Tiền đổ vào nhà đất, liệu có tái diễn ‘bong bóng’ bất động sản?
Cuối năm, phong trào mua nhà, xây, sửa nhà đón Tết đang vào mùa. Nắm bắt được tâm lý đó, nhiều ngân hàng (NH) tung ra thị trường gói khuyến mại dành cho cá nhân vay mua, xây sửa nhà.
Tín dụng bất động sản tăng cao
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank), vừa triển khai chương trình ưu đãi vay mua nhà, mua xe và tiêu dùng với lãi suất tối thiểu chỉ từ 1%/năm dành cho các khách hàng cá nhân trên toàn quốc. Với chương trình ưu đãi này, khách hàng còn được quyền lựa chọn mức lãi suất vay ưu đãi phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Một NH khác, NHTMCP Hàng hải ( Maritime Bank) cũng triển khai chương trình hỗ trợ tài chính phục vụ đa dạng các nhu cầu như xây sửa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, đồ nội thất, du lịch, học tập trong dịp cuối năm… áp dụng cho khách hàng có mức thu nhập thường xuyên chỉ từ 4 triệu đồng/tháng, chứng thực đơn giản qua hợp đồng lao động và sao kê lương. Khách hàng có thể vay tới 500 triệu đồng, thời gian giải ngân chỉ trong vòng 2-3 ngày làm việc…
Trước đó, rải rác trong cả năm, các chương trình khuyến mãi nhằm vào đối tượng là khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà cũng được các nhà băng thực hiện. Ngay từ đầu tháng 4, Vietcombank đã triển khai chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 7%/năm, quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đối tượng ưu đãi là khách hàng cá nhân vay mua nhà, xây sửa nhà, mua ôtô, sản xuất kinh doanh và khách hàng SME vay mua ôtô. Hay tại BIDV, Techcombank… đều có những ưu đãi riêng dành cho tín dụng bất động sản (BĐS).
Với nhiều ưu đãi như thế, tín dụng BĐS năm 2015 đã tăng trưởng khá tốt. Tính tới tháng 9, tổng dư nợ tín dụng tăng 10,78% so với đầu năm. Đây cũng là mức tăng cao nhất từ năm 2011 đến nay. Trong đó, tín dụng BĐS tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN, tính đến đầu tháng 9, tín dụng BĐS tăng 13%. Số liệu từ các NH cũng cho biết, tín dụng tăng trưởng và cải thiện trong hơn 3 quý qua chủ yếu đến từ phân khúc khách hàng cá nhân, trong đó phải kể đến là nhu cầu vay mua nhà, tiêu dùng cuối năm.
Video đang HOT
Thị trường BĐS sẽ đón một lượng kiều hối rất lớn vào cuối năm.
Nguy cơ “bong bóng” bất động sản là có thực
Rõ ràng tín dụng BĐS đang được “ưu ái”. Nhìn một cách lạc quan, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng mặc dù tiền cho vay BĐS liên tục tăng trong thời gian qua, nhưng vẫn chưa đáng lo ngại “bong bóng” BĐS, bởi hiện nay, dư nợ tín dụng mới là 17%, trong khi mức tăng trưởng tín dụng năm 2007, năm đỉnh điểm của “bong bóng” BĐS, lên đến 37,80%. Đại diện các NH cũng khẳng định, dù đẩy mạnh cho vay mua BĐS, nhưng khâu thẩm định điều kiện vay vẫn rất gắt gao.
Tuy nhiên, những lo ngại về “bong bóng” BĐS vẫn được nhiều người đặt ra. Báo cáo Kinh tế vĩ mô Việt Nam quý III-2015 vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đưa ra cảnh báo rằng: “Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu nóng, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa có thể dẫn tới nguy cơ bùng nổ lạm phát và “bong bóng” tài sản trong giai đoạn sau”.
Với riêng thị trường BĐS, các chuyên gia từ VEPR nhấn mạnh: “Cần thận trọng với sự tăng trưởng của thị trường BĐS và ngăn ngừa sự hình thành “bong bóng” BĐS có tính chu kỳ. Tín dụng cho BĐS đang có xu hướng tăng cao, các giao dịch đang tập trung chủ yếu ở phân khúc cao cấp và mặt bằng giá có xu hướng tăng gây lo ngại về sự phát triển bền vững của thị trường. Khi thị trường đã phục hồi, cần điều chỉnh lại chủ trương khuyến khích cho vay BĐS”.
Không thể chủ quan với thị trường BĐS, khi thực tế, dòng vốn “đổ bộ” vào kênh đầu tư này không chỉ đến từ các NH. Một kênh khác cũng góp phần rất quan trọng để đẩy BĐS lâm vào cảnh “bong bóng” là kiều hối-đặc biệt khi mùa kiều hối cuối năm đang ngày càng đến gần.
Theo báo cáo của WB, Việt Nam là một trong mười nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Số liệu của năm 2013 cho thấy tổng giá trị kiều hối là 11 tỷ USD, chiếm đến 8% GDP cả nước, trong đó 17% được đầu tư vào BĐS.
Theo ước tính, lượng kiều hối năm 2015 sẽ đạt khoảng 12 tỉ USD. Khi dòng tiền này về Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng sẽ có một lượng lớn đổ vào BĐS, vì hiện nay, lãi suất huy động đồng USD tại các NH chỉ ở mức 0,25 %/ năm-không đủ sức hút dòng kiều hối. Thị trường vàng và chứng khoán trong những năm gần đây luôn trồi sụt thất thường, tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Trong bối cảnh đó, địa ốc được dự đoán là một kênh thu hút lượng kiều hối lớn nhất trong năm 2015. Nắm bắt được xu hướng này, để đón đầu dòng kiều hối, chủ đầu tư ồ ạt tung ra các dự án BĐS để hút dòng tiền này.
Chuyên gia kinh tế-TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện CIEM cho đây là một điều đáng ngại. Ngược lại lịch sử vào năm 2006-2007, dù kiều hối không lớn như bây giờ, nhưng có tới 50% trong số đó đã được người dân đầu tư vào BĐS và chứng khoán- đây chính là một nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng “bong bóng” BĐS mà đến thời điểm này, nền kinh tế vẫn đang phải gánh chịu hậu quả.
Theo Công an Nhân dân
Maritime Bank được vinh danh "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất năm 2015"
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) vừa trở thành Ngân hàng đầu tiên được tạp chí tài chính uy tín hàng đầu thế giới - World Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2015" vì những đóng góp và thành tựu nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Giải thưởng là sự công nhận của World Finance cho những thành công Maritime Bank dựa trên các tiêu chí: sự phát triển ổn định; sản phẩm - dịch vụ đa dạng, chất lượng; mạng lưới và số lượng khách hàng lớn; tiềm lực phát triển mạnh. Hội đồng xét giải của Tạp chí đánh giá:"Maritime Bank đã chứng tỏ là ngân hàng dẫn đầu xu thế trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam bằng việc tạo sự khác biệt trong chiến lược phát triển. Bên cạnh các sản phẩm đa tiện ích, phù hợp với nhu cầu tài chính đa dạng của khách hàng, Maritime Bank luôn chú trọng cung cấp dịch vụ với chất lượng vượt trội và đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại".
Những năm qua, Maritime Bank đã triển khai tái cơ cấu một cách mạnh mẽ, tập trung vào việc xây dựng nền tảng quản trị rủi ro hiệu quả, duy trì sự phát triển ổn định hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, sau thương vụ mua lại TFC và sáp nhập MDB, tiềm lực và vị thế của Maritime Bank được nâng cao khi là ngân hàng có vốn điều lệ thuộc top 3 và mạng lưới giao dịch thuộc top 5 trong khối ngân hàng thương mại cổ phần.
Maritime Bank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên được World Finance vinh danh "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất năm 2015".
Song song với đó, Maritime Bank tiếp tục củng cố, xây dựng nền tảng và cơ cấu hiện đại, là cơ sở để phát triển các sản phẩm đa dạng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, World finance đánh giá năm 2015 là năm thành công của Maritime Bank khi đưa ra hàng loạt sản phẩm cho vay với tính năng ưu việt, phục vụ nhu cầu thiết thực, đa dạng của người dân với quy trình, thủ tục được giảm thiểu tối đa, thời gian giải ngân nhanh chóng, tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện, đơn giản như được hỗ trợ từ người thân.
Bên cạnh đó, Tạp chí cũng đánh giá cao đội ngũ CBNV với sự tận tình, tâm huyết, am hiểu sản phẩm sẵn sàng tư vấn cho khách hàng các giải pháp tài chính phù hợp nhất.
Với sự nỗ lực không ngừng, Maritime đã dành được sự tín nhiệm và tin dùng gần 1,5 triệu khách hàng cá nhân trong cả nước.
Chia sẻ về niềm vui khi nhận được giải thưởng, bà Đặng Tuyết Dung - Tổng Giám đốc Ngân hàng Bán lẻ Maritime Bank cho biết: "Chúng tôi rất vinh dự khi trở thành Ngân hàng đầu tiên được tạp chí tài chính uy tín hàng đầu thế giới - World Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2015". Với mục tiêu luôn thấu hiểu tận cùng mọi nhu cầu của khách hàng, Maritime Bank đã tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, đem lại giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng.
Thời gian tới, Maritime Bank sẽ tiếp tục sẽ tiếp tục củng cố hoạt động của hệ thống theo quy chuẩn quốc tế, triển khai sản phẩm chất lượng mang tính đột phá nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm về dịch vụ ngân hàng tốt nhất, hiện đại nhất tại Việt Nam".
PV
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Giáo viên ở Hà Tĩnh mất việc: Không phải chuyện hiếm? Các địa phương chưa phát hiện tiêu cực trong tuyển dụng không có nghĩa là "sạch", không có tiêu cực. Thời gian qua, hàng loạt vụ "lùm xùm" trong việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục khiến dư luận thực sự lo ngại. Mặc dù, công tác tuyển dụng có những quy trình chặt chẽ, nhưng khi đi vào thực tế nó...