Tiến độ tiêm vaccine đạt khoảng 65% trên tổng số hơn 18 triệu mũi vaccine được cấp
Trả lời báo chí tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 11/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đến nay đạt khoảng 65% trên tổng số hơn 18 triệu mũi vaccine được cấp.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trả lời báo chí tại cuộc họp báo.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng giải thích rằng, số liệu như vậy nhưng nhiều khi số liệu công bố vẫn thấp hơn so với số tiêm thực tế do việc nhập số liệu có nhiều biến động.
Trong đó, TP Hồ Chí Minh đã tiêm hơn hơn 3,9 triệu liều, tương ứng 88,2% số vaccine được cấp. Trong ngày 11 và 12/8 sẽ tiêm hết số vaccine được cấp và chuyển sang tiêm vaccine Sinopham.
“Hà Nội cũng đã cấp hơn 2,4 triệu liều và đã tiêm được 1,5 triệu liều, tương ứng hơn 60% số vaccine được cấp. Thủ đô cũng sẽ đẩy mạnh tiêm chủng trong những ngày tới”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay.
Video đang HOT
Bộ Y tế sẽ yêu cầu các tỉnh, thành lập số liệu cụ thể để đưa ra tiến độ tiêm chủng, giúp các địa phương chủ động hơn. Ngoài ra cũng đôn đốc để các địa phương không để tồn vaccine, nếu không dùng hết thì sẽ chuyển cho tỉnh khác. Việc này giúp tốc độ tiêm vaccine nhanh hơn.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, quan điểm của Bộ Y tế là tiêm nhanh nhưng phải bảo đảm an toàn, tiêm mũi nào an toàn mũi đó. Ngoài ra, phải chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất để tiến hành cấp cứu nếu cần.
“Sau này khi vaccine nhiều hơn, chúng tôi sẽ phối hợp với đơn vị quốc phòng để đẩy tốc độ tiêm lên 2 triệu mũi 1 ngày. Với TP Hồ Chí Minh, để đáp ứng điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ Y tế đã chủ động thảo luận với địa phương và chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra. Đã chuẩn bị về cơ sở vất chất, thiết bị, con người, sẵn sàng cho tình huống xấu hơn có thể xảy ra”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện có sự quá tải y tế ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam do lượng bệnh nhân ở khu vực hồi sức tích cực (tầng 3). Có một số trường hợp do quá lo nên mức độ bệnh nhân chưa tới mức phải lên tầng 3 đã đưa lên tầng 3, trong khi họ có thể điều trị ở bệnh viện dã chiến, bệnh viện tuyến huyện hoặc trạm y tế xã.
“Chúng ta phải phân tầng đúng và kịp thời, tránh gia tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân, đồng thời giảm tải cho hệ thống y tế. Hiện đã thiết lập 141 bệnh viện dã chiến tại các tỉnh phía Nam và các trung tâm hồi sức cấp cứu, riêng TP Hồ Chí Minh có 5 trung tâm. Với một số vùng trọng điểm như Đông Nam Bộ thì phân cho Bệnh viện Phổi Trung ương kết hợp với Bệnh viện K để thiết lập trung tâm hồi sức với quy mô 400 giường ở Đông Nai. Ngoài ra là các tỉnh như Bình Dương…”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.
Bộ Y tế đã cử các chuyên gia về phòng bệnh, truy vết, điều trị để hỗ trợ các địa phương nhanh nhất, thường xuyên gửi báo cáo về Bộ Y tế. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng chuyển 10.000 liều thuốc đặc trị nhập khẩu từ Ấn Độ về để phục vụ công tác điều trị.
“Đã có 10.000 sinh viên được huy động cho công tác chống dịch ở các tỉnh phía Nam, trong đó nhiều anh em từ Tết tới giờ chưa được về nhà”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn chia sẻ.
22 nhân viên y tế Bệnh viện Quy Hòa lên đường vào TP.HCM chống dịch Covid-19
Đoàn công tác gồm 5 bác sĩ, 15 điều dưỡng và 2 kỹ thuật viên xét nghiệm của Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định) đến TP.HCM tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.
Đoàn công tác Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa lên đường đi TP.HCM tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 . ẢNH: TUẤN ANH
Chiều 10.8, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (thuộc Bộ Y tế, ở TP.Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức lễ xuất quân cho các cán bộ, nhân viên y tế lên đường vào TP.HCM chống dịch Covid-19.
Đoàn gồm 5 bác sĩ, 15 điều dưỡng và 2 kỹ thuật viên xét nghiệm, sẽ đến TP.HCM tham gia trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19.
Theo bác sĩ Trần Phước Nghĩa (khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa), trưởng đoàn công tác, mặc dù biết tham gia phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM sắp tới sẽ rất khó khăn, nhưng tinh thần của các y, bác sĩ đều rất vững vàng, hăng hái. Mọi thành viên ai cũng có công việc, gia đình, song đều gác lại việc riêng, tình nguyện lên tuyến đầu, chấp nhận đối mặt gian khó, nguy hiểm, với mong muốn góp sức cùng lực lượng cán bộ, nhân dân TP.HCM mau chóng dập dịch Covid-19.
Đây là lần thứ 2 Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa chi viện lực lượng y tế cho TP.HCM chống dịch Covid-19. Trước đó, 14 cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện này đã vào TP.HCM tham gia trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân F0 đang diễn biến nặng tại Bệnh viện Quận 10.
"Với tinh thần sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cho TP.HCM, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa hy vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, cùng chung tay, góp sức đẩy lùi đại dịch Covid-19, trả lại sự năng động, sức sống của thành phố mang tên Bác", bác sĩ Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, chia sẻ.
Đồng Nai tiêm vaccine lưu động cho công nhân tại khu công nghiệp Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, Ban đã có văn bản đề nghị doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng bộ giải pháp đảm bảo an toàn khi tiêm vaccine phòng COVID-19, tránh nguy cơ lây lan dịch. Đồng Nai kiểm soát chặt khâu phòng dịch tại các khu công nghiệp....