Tiền đổ mạnh vào thị trường chứng khoán, VnIndex biến động trong biên độ hẹp
Phiên giao dịch hôm nay, thanh khoản thị trường chứng khoán đạt mức cao nhất nhiều tháng.
Thị trường chứng khoán kết thúc phiên giao dịch ngày 14/5 với việc chỉ số VnIndex giảm nhẹ gần 2 điểm. Trong phiên giao dịch, VnIndex có lúc đã tăng nhẹ nhưng sau đó quay về trạng thái giảm nhẹ khi nhiều cổ phiếu vẫn đang loay hoay ở mặt bằng giá mới.
Thanh khoản thị trường chứng khoán vọt lên 7.400 tỷ trên sàn HoSE và gần 470 tỷ trên sàn HNX. Đây là phiên có giá trị giao dịch cao nhất trong nhiều tháng.
MSN là tâm điểm chú ý của thị trường khi có giao dịch khối ngoại mua lên đến khoảng 2.500 tỷ đồng, cổ phiếu tăng mạnh nhưng trong suốt phiên giao dịch không chạm đến giá trần. Thực tế, trong ngành chăn nuôi còn có nhiều cổ phiếu khác tăng mạnh thời gian gần đây như DBC, VLC nên việc cổ phiếu MSN tăng giá cũng không phải là quá lạ. Thậm chí nếu so về tỷ lệ tăng giá thì DBC, VLC có phần hơn!
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục thu hút dòng tiền khi mà STB, MBB, CTG, VPB, TCB đạt khối lượng giao dịch trên 3 triệu cổ phiếu. Riêng STB đạt đến hơn 12 triệu cổ phiếu và MBB đạt gần 7,4 triệu cổ phiếu giao dịch phiên hôm nay.
Chúng tôi cho rằng trạng thái hiện tại của thị trường đang khá cân bằng khi bên mua hay bên bán đều tương đối hài lòng với giá cả giao dịch khi VnIndex hiện đã lên ngưỡng 832,4 điểm tức là chỉ cách đỉnh trước Covid-19 không còn quá xa và giai đoạn vừa qua cũng đã có rất nhiều con sóng để những người lỡ nắm giữ cổ phiếu giá cao thì đã rất nhiều cơ hội cân bằng tài khoản.
===========
Video đang HOT
Một điểm nhấn đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay là khối ngoại đang mua ròng gần 39 triệu cổ phiếu MSN của Masan tương ứng giá trị giao dịch khoảng 2.500 tỷ đồng. Cổ phiếu MSN hiện đang tăng mạnh 4% so với tham chiếu.
VnIndex lấy lại được sắc xanh tăng giá trong phiên giao dịch buổi chiều.
===========
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, sàn HoSE đạt giao dịch 2.900 tỷ và sàn HNX đạt 247 tỷ đồng. Thanh khoản đạt mức cao trên cả 2 sàn giao dịch.
Chúng tôi phải nhấn mạnh rằng, Việt Nam đang nỗ lực hơn bao giờ hết để kích thích tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Hàng loạt các biện pháp hỗ trợ đang được áp dụng không chỉ giúp cuộc sống người dân, doanh nghiệp ổn định sau Covid-19 mà chúng tôi nhận thấy, nhiều doanh nghiệp đang tận dụng những gói kích thích chưa từng có này để tăng trưởng. Và chúng tôi cũng nhận thấy ngày càng nhiều quốc gia “để mắt” đến Việt Nam khi Việt Nam là quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt hàng đầu thế giới. Với điểm này, dòng vốn FDI đăng ký đổ vào Việt Nam trong tháng 4 tăng vọt và giới đầu tư vẫn đang ngóng đợi những thông tin tích cực từ thị trường quốc tế.
Đối với thị trường chứng khoán, xu hướng rút vốn xảy ra khắp nơi trên thế giới của giới đầu tư có vẻ như đã dừng lại ở Việt Nam. Sau chuỗi bán ròng liên tiếp suốt 3 tháng, dòng tiền ngoại lại quay trở lại Việt Nam khi chỉ số VnIndex đang ở ngưỡng gần cận kề điểm số trước Covid-19. Họ bán rẻ và đang chấp nhận mua lại ở mức giá cao. Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư nên để ý đến động thái mua/bán của khối ngoại. Có lẽ, họ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt vì thấy rằng rủi ro ở Việt Nam đã trở nên thấp hơn rất nhiều khi dịch bệnh được kiểm soát và dòng vốn đầu tư đang dồn về.
Ở nhóm VN30, chúng tôi nhận thấy sự điều chỉnh xảy ra trên diện rộng khi mà chỉ có 7/30 cổ phiếu tăng giá và mức tăng khá nhẹ. Phía giảm giá lên đến 22/30 mã nhưng không có mã nào giảm quá sâu. Đây là tín hiệu cho thấy, bên bán không hề vội vã. Có thể có những nhà đầu tư đã lãi to khi bắt đúng đáy chốt lãi nhưng họ không vội vàng bán. Có lẽ, bên mua đang sốt ruột hơn khi chờ mãi mà thị trường không có nhịp điều chỉnh dài. Nửa phiên điều chỉnh chóng vánh sáng qua đã bỏ rơi rất nhiều nhà đầu tư chần chừ chưa nhập cuộc nên những nhà đầu tư chưa nhập cuộc có vẻ đang sốt ruột hơn khi họ liên tục bị sự thận trọng của bản thân làm rào cản tiếp cận thị trường.
Ở một diễn biến khác, chúng tôi nhấn mạnh thêm rằng, việc cắt giảm lãi suất có hiệu lực hôm qua cũng phần nào khiến những người đang nhiều tiền mặt trở nên sốt ruột hơn khi gửi ngân hàng không còn đạt lợi nhuận cao như trước đó. Có thể, một bộ phận nhà đầu tư có tiền đã và đang chọn thị trường chứng khoán làm nơi trú ẩn cho tiền của mình nên thị trường đang cho thấy thanh khoản tăng vọt lên so với trước và đầu Covid-19.
===========
Sau hàng loạt động thái kích thích tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 của Việt Nam, niềm tin của nhà đầu tư vào sựu phát triển ổn định của nền kinh tế trở lại. Bất chấp thị trường đã tăng rất mạnh kể từ vùng đáy Covid-19 và tạo lập nhiều nấc thang giá mới ở các vùng 700 rồi 800 điểm nhưng dòng tiền vẫn đổ mạnh vào thị trường chứng khoán.
Phiên giao dịch sáng nay, VnIndex rung lắc nhẹ quanh ngưỡng tham chiếu nhưng dòng tiền đã sớm phát đi tín hiệu. Thanh khoản thị trường chỉ chưa đầy 45 phút đã đạt trên 1.000 tỷ ở sàn HoSE và 114 tỷ ở sàn HNX.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là nhóm hút tiền khi MBB, STB ngay mới mở phiên giao dịch đã đạt gần 2 triệu cổ phiếu trao tay. HPG cũng đạt hơn 1,1 triệu cổ phiếu giao dịch.
Ở nhóm VN30, BID, VCB đua nhau tăng điểm đã tạo động lực lên thị trường chung. 2 cổ phiếu vốn hoá lớn của thị trường chứng khoán và của nhóm ngân hàng này tăng giá thường tạo ra những hiệu ứng đáng kể lên thị trường nên sự tăng giá của 2 cổ phiếu này đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
Phía giảm giá, PNJ sau phiên tăng trần hôm qua đã có sự điều chỉnh nhẹ hôm nay khi từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại vẫn đang loanh quanh trong sắc đỏ.
Tự doanh CTCK bán ròng hơn 1.900 tỷ đồng trong tháng 4, tâm điểm MSN
Khối tự doanh kết thúc chuỗi 3 tháng mua ròng liên tiếp bằng việc bán ròng đột biến 1.900 tỷ đồng ở tháng 4.
Khối ngoại bán ròng 14.800 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm
VN-Index kết thúc tháng 4 đứng ở mức 769,11 điểm, tương ứng tăng 16,1% so với cuối tháng trước. HNX-Index cũng tăng 15,3% lên 106,84 điểm. Thị trường hồi phục tốt sau khi xác lập mức đáy vào cuối tháng 3.
Khác với tháng trước, cả khối ngoại lẫn tự doanh các công ty chứng khoán (CTCK) lại không đi theo diễn biến tích cực của thị trường chung mà lại gây ra khá nhiều áp lực lên tâm lý nhà đầu tư. Đối với khối tự doanh, theo dữ liệu của FiinPro, tự doanh CTCK trong tháng 4 bán ròng trở lại lên đến hơn 1.915 tỷ đồng ở sàn HoSE, tương ứng khối lượng bán ròng là 71,4 triệu cổ phiếu. Trước đó, trong cả 3 tháng đầu năm, khối tự doanh đều mua ròng với giá trị tổng cộng 357 tỷ đồng.
Tự doanh CTCK trong tháng 4 bán ròng đột biến cổ phiếu MSN với giá trị lên đến gần 704 tỷ đồng. GEX cũng bị bán ròng rất mạnh với hơn 213 tỷ đồng. Tiếp sau đó, DBC, PLX, FPT và HPG đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, CCQ E1VFVN30 đứng đầu danh sách mua ròng nhưng giá trị không quá cao với hơn 95 tỷ đồng. CRE đứng sau với giá trị mua ròng là 39 tỷ đồng. MWG và NKG đều được mua ròng trên 24 tỷ đồng.
10 cổ phiếu/CCQ được khối tự doanh mua (bán) ròng mạnh nhất sàn HoSE. Nguồn: FiinPro.
Trong khi đó, khối ngoại vẫn bán ròng rất mạnh trong tháng 4 với giá trị 6.138 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 269 triệu cổ phiếu. Tính chung 4 tháng đầu năm, giá trị bán ròng lên đến 14.800 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục tập trung bán ròng mạnh ở các cổ phiếu vốn hoá lớn, trong đó VIC đứng đầu danh sách với giá trị lên đến 1.214 tỷ đồng, bỏ xa cổ phiếu đứng ngay sau là VNM với 606 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng bị rút ròng khá mạnh với sự góp mặt của 5 mã là VCB, VPB, HDB, STB và BID.
Chiều ngược lại, HPG được mua ròng với giá trị chỉ đạt 99,4 tỷ đồng. Theo sau là FPT với 87,3 tỷ đồng. VHM cũng được mua ròng với giá tri đạt 48,4 tỷ đồng.
Sau phiên tăng mạnh nhất 19 năm, VN-Index suýt mất điểm Thị trường chứng khoán Việt Nam sáng nay (7/4) luôn trong trạng thái giằng co mạnh khi VN-Index tăng - giảm liên tục quanh ngưỡng tham chiếu. Thị trường cửa mở phiên hôm nay trong sắc xanh, nhưng chỉ duy trì được những phút đầu tiên. Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 8,22 điểm, tương đương 1,12% lên 744,97 điểm. Thế nhưng, áp...