Tiền đạo tuyển Malaysia từng bị loại khỏi đội Đồng Tháp
Guilherme De Paula, tiền đạo gốc Brazil của tuyển Malaysia, từng có thời gian thử việc ở CLB Đồng Tháp nhưng không trụ lại được.
“Tôi đưa De Paula về Đồng Tháp thử việc trước thềm mùa giải V.League 2011. Khi đó, cậu ấy mới 25 tuổi và còn khá gầy gò, chứ không cơ bắp như hiện tại. Về chuyên môn, De Paula thể hiện tạm ổn, đạt mức trung bình. Phong cách chơi bóng của cậu ấy thiên về kỹ thuật”, nhà môi giới Nguyễn Minh Châu chia sẻ với Zing .
De Paula ở thời điểm thử việc cho CLB Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Minh Châu.
“Một bất lợi lớn đối với De Paula là thời tiết ở miền Tây, nóng và nắng kinh khủng. Cậu ta chịu không nổi và nổi nóng với cả ban huấn luyện. Tôi còn nhớ CLB Đồng Tháp tập lúc 15h30. Chỉ sau 20 phút, De Paula chạy ra sân và lấy xô nước đá của đội, trút từ đầu xuống để giải nhiệt. Khi đó, cả đội không nhịn được cười. Sau 7 ngày, De Paula không chịu được sự khắc nghiệt này và rời đi”, ông Châu kể thêm.
Việc De Paula thử việc không thành công ở CLB Đồng Tháp cũng là điều dễ hiểu. Lúc đó, các đội bóng ở V.League ưa chuộng sử dụng các tiền đạo châu Phi. Đồng thời, cầu thủ châu Phi thích nghi với thời tiết ở Việt Nam dễ hơn các đồng nghiệp Brazil.
“Thời đó, các nhà môi giới cần tinh ý. Cầu thủ Brazil cần được đưa sang thử việc ở các đội bóng phía Bắc trước. Khi dần thích nghi được, họ mới dần chuyển vào phía Nam. Tuy nhiên, lúc đó, tôi buộc phải đưa De Paula đến Đồng Tháp vì các đội bóng khác đều đang có nhiều tiền đạo ngoại thử việc”, ông Châu nói.
“Lúc đó, các đội miền Tây như Đồng Tháp sử dụng chiến thuật đơn giản. Họ thích sử dụng cặp tiền đạo ngoại khỏe, nhanh, to cao để dồn bóng lên tuyến trên. Vì vậy, cầu thủ châu Phi là hợp nhất. Lúc đó, Đồng Tháp sử dụng Timothy và Samson”, ông Châu chia sẻ.
Kết thúc đợt thử việc ở CLB Đồng Tháp, De Paula được đưa lên TP.HCM. Tiền đạo này phải ở trong phòng máy lạnh cả ngày và rời Việt Nam không lâu sau đó. Đến năm 2015, anh đến Malaysia chơi bóng.
De Paula gặp nhiều khó khăn trong cuộc đối đầu tuyển Việt Nam. Ảnh: Y Kiện.
Sau 6 năm, De Paula được nhập quốc tịch Malaysia. Các trận đấu ở vòng loại World Cup 2022 trên đất UAE là những lần đầu tiên anh khoác áo “Hiramau Malaya”.
Video đang HOT
De Paula có bàn thắng trong thất bại 1-4 của Malaysia trước Kuwait ở trận giao hữu trước vòng loại World Cup 2022. Ở các trận đấu chính thức với UAE và Việt Nam, anh được đá chính cả 2.
Dù ghi bàn trên chấm phạt đền trong trận gặp Việt Nam, De Paula vẫn không được đánh giá cao. Anh chưa hòa nhập được với các đồng đội ở tuyển Malaysia và không để lại nhiều ấn tượng. Thậm chí, anh bị nhiều cổ động viên Malaysia chỉ trích trên mạng xã hội.
Ở loạt trận cuối, De Paula và tuyển Malaysia sẽ đối đầu tuyển Thái Lan.
Malaysia lộ bài đấu Việt Nam: Dùng ngoại binh 'hạ' Tấn Trường
Malaysia suy yếu, nhưng có kế hoạch cụ thể để đấu tuyển Việt Nam: sử dụng các cầu thủ nhập tịch để đánh vào điểm yếu Bùi Tấn Trường.
Liridon Krasniqi
Sau trận thua UAE, Liridon Krasniqi hứng chịu nhiều chỉ trích của các huyền thoại bóng đá Malaysia, cũng như truyền thông nước này.
Krasniqi thi đấu chậm và khá hời hợt, cũng như không thể hiện được tinh thần như các cầu thủ khác.
Liridon Krasniqi và Sumareh (13) là nhân tố chính để vận hành Malaysia
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tuyển Việt Nam được phép lơ là và xem nhẹ Krasniqi.
Krasniqi chưa có nhiều thời gian làm việc với các cầu thủ Malaysia hiện nay. Nhưng HLV Tan Cheng Hoe hiểu rõ về năng lực của anh.
Cầu thủ người gốc Kosovo là mẫu tiền vệ có kỹ thuật tốt, cùng khả năng dứt điểm từ xa.
Khi tuyển Việt Nam vắng Quang Hải, ông Tan Cheng Hoe càng thêm tự tin về khả năng Krasniqi có khoảng trống ở trung lộ.
Ngoài ra, với chiều cao vượt trội (1,92m), Krasniqi - người hiện chơi bóng ở Australia - rất nguy hiểm trong các pha bóng cố định.
Guilherme de Paula
Phong độ của Guilherme de Paula trong trận thua UAE cũng không thực sự tốt, và thường xuyên để mất bóng.
Thế nhưng, độ quái và kỹ thuật của một cầu thủ gốc Brazil là những điểm mà De Paula có thừa.
De Paula được ông Tan Cheng Hoe tin tưởng
De Paula đậm người, có khả năng tranh chấp tốt, cả những tình huống không chiến.
Cầu thủ 34 tuổi này hiểu rõ, anh cần nhiệt tình hơn so với trận đấu trước. Vì thế, hàng phòng ngự Việt Nam cần phải tập trung tối đa.
Malaysia có thể sụp đổ trước các đối thủ châu Á, nhưng luôn có tinh thần rất khác trong các cuộc chiến ở Đông Nam Á.
Bên cạnh De Paula và Krasniqi, hệ thống tấn công của Malaysia còn Sumareh - một cầu thủ nhập tịch khác từng góp công đưa Malaysia vào chung kết AFF Cup 2018.
"Harimau Malaya" rất kỳ vọng vào những gương mặt nhập tịch để tìm cơ hội đi tiếp.
Malaysia và kế hoạch Tấn Trường
Ông Tan Cheng Hoe muốn tận dụng De Paula và Krasniqi để đánh vào điểm yếu lớn nhất của tuyển Việt Nam: Bùi Tấn Trường.
Trong những lần đối đầu Malaysia, Tấn Trường đều có những kỷ niệm đáng quên.
Malaysia muốn khai thác vào điểm yếu Tấn Trường
Ở SEA Games 2009, Việt Nam thua Malaysia trong trận chung kết với hình ảnh HLV Calisto bóp cổ Tấn Trường.
Sau đó, tại bán kết AFF Cup 2010, Tấn Trường khiến Việt Nam thất bại 0-2 với một sai lầm khó hiểu.
"Có chút nhẹ nhõm cho Malaysia trước cuộc chạm trán sinh tử, khi Tấn Trường bắt chính trong khung thành Việt Nam" , tờ Metro bình luận.
Trong các buổi tập vừa qua, "Harimau Malaya" rèn nhiều phương án đưa bóng dài vào vòng cấm, để chờ Tấn Trường sai lầm.
"Tôi không cho rằng Trường sẽ sai lầm để chúng tôi lại có được bàn thắng" , ông Tan Cheng Hoe lên tiếng. "Dù vậy, chúng tôi thoải mái về vai trò thủ môn của đối phương" .
HLV Park Hang Seo đã nghiên cứu kỹ về Malaysia, nhưng cũng phải đặc biệt quan tâm về Tấn Trường.
ĐT Việt Nam cần đặc biệt dè chừng 4 'ngòi nổ' của Malaysia Trước màn tái đấu với Malaysia, ĐT Việt Nam cần hết sức cẩn trọng với những cầu thủ chủ chốt của đối phương, dù "Hổ Malay" vừa có khởi đầu thất vọng. Thất bại 0-4 trước UAE hôm 3/6 đã phơi bày những lỗ hổng trong hệ thống chiến thuật của ĐT Malaysia. Dẫu vậy, trong tay HLV Tan Cheng Hoe vẫn là...