“Tiền chuộc” vi phạm xây dựng: Tính thế nào ?
Đối với nhà ở riêng lẻ được tính bằng số m2 vi phạm nhân với giá tiền 1m2 nhà do UBND cấp tỉnh ban hành đối với cấp nhà được áp dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Bộ Xây dựng vừa có dự thảo thông tư hướng dẫn về cách tính số tiền phải nộp với những công trình xây dựng không phép, sai phép, đáp ứng điều kiện được đóng phạt thay cho tháo dỡ quy định tại Nghị định 121/2013.
“Tiền chuộc” vi phạm xây dựng: Tính thế nào?
Dự thảo hướng dẫn xác định giá trị phần xây dựng sai phép, xây dựng không phép, xây dựng sai thiết kế được duyệt, xây dựng sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt (Khoản 9 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP) cụ thể:
Video đang HOT
Giá trị phần xây dựng sai phép, xây dựng không phép, xây dựng sai thiết kế được duyệt, xây dựng sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt được xác định như sau: Đối với nhà ở riêng lẻ được tính bằng số m2 vi phạm nhân với giá tiền 1m2 nhà do UBND cấp tỉnh ban hành đối với cấp nhà được áp dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Đối với công trình xây dựng không phép, sai phép được chia làm hai trường hợp: Nếu công trình có mục đích kinh doanh thì giá trị phần vi phạm tính bằng số mét vuông vi phạm nhân với giá 1 m2 tại hợp đồng mua bán đã ký. Trường hợp công trình không có mục đích kinh doanh, cách tính là lấy diện tích vi phạm nhân với giá tiền 1 m2 theo dự toán được duyệt.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định giá trị phần xây dựng sai phép, xây dựng không phép, xây dựng sai thiết kế được duyệt, xây dựng sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt.
Dự thảo cũng hướng dẫn rõ, trường hợp việc xây dựng không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và trong quy hoạch đất này được phép xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, ban hành quyết định hủy quyết định cưỡng chế phá dỡ đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Cụ thể là thu hồi số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt, sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng.
Theo dự thảo, đối với công trình xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận, có nguy cơ làm sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì thìchủ đầu tư có trách nhiệm hỗ trợ tiền di chuyển và thuê chỗ ở tạm thời cho bên bị thiệt hại trong thời gian giải quyết. Chủ đầu tư được tiếp tục thi công xây dựng sau khi có căn cứ chứng minh đã hoàn thành việc bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Theo Trí Thức Trẻ
Nghị định cho phép công trình trái phép được nộp phạt để tồn tại có hiệu lực
Có hiệu lực từ ngày 30/11 tới, Nghị định 121/2013/NĐ-CP từng gây xôn xao dư luận về quy định "phạt cho tồn tại" trong việc xử lý vi phạm trong trật tự xây dựng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 121/CP thay thế Nghị định 23/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng... Một trong những nội dung đáng chú ý của nghị định mới này là tư sau ngay 30-11-2013, nhà, công trình xây dựng sai trép, không phép se được tồn tại sau khi thực hiện xong việc đóng phạt theo quy định.
Từ 30/11, Nghị định cho phép công trình trái phép được nộp phạt để tồn tại có hiệu lực
Theo giải thích của đại diện Thanh tra Bộ Xây dựng, việc quy định nộp tiền để được tồn tại các công trình trái phép này xuất phát từ thực tế ở nhiều nơi, đặc biệt ở Hà Nội và TP HCM, khi xuất hiện những công trình xây dựng vi phạm nhưng cơ quan chức năng không thể tháo dỡ vì nhiều lý do. Trong khi chủ đầu tư chây i thì cơ quan nhà nước cũng không xử phạt, không thu được khoản tiền nào.
Theo Nghị định 121/CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép được cấp trong trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đới với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn; Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với xây dựng nhà riêng lẻ ở đô thị; Phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với hành vi xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng; Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp chứng nhận có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn phép xây dựng.
Sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).
Theo Nghị định 121, số tiền nộp phạt "chuộc vi phạm" để không bị tháo dỡ được tính bằng 40% giá trị diện tích vi phạm, với công trình xây dựng thì tỉ lệ này là 50%. Việc nộp tiền phạt chỉ được áp dụng cho công trình thỏa mãn các điều kiện: Không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng công trình lân cận, không tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp và trong quy hoạch đất này được phép xây dựng. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thầm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Theo Trí Thức Trẻ