‘Tiền chồng, tiền vợ’ trong hôn nhân, làm sao để cân bằng và hài hòa?
Đối với nhiều phụ nữ nội trợ, ngoài con cái thì vấn đề chi tiêu sinh hoạt trong gia đình luôn là đề tài được đem ra bàn tán sôi nổi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội.
Đặc biệt, khi vật giá leo thang mỗi ngày, mà đồng lương có hạn nên bài toán chi tiêu lại càng khiến các chị em đau đầu.
Thay vì quan niệm ‘tiền anh, tiền tôi”, các gia đình nên giải quyết vấn đề tài chính gia đình theo hướng “tiền chúng ta” – Ảnh: minh họa (nguồn internet)
Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện bài chia sẻ của một ông chồng cứ tưởng vợ cho tiền “trai” nhưng khi nhìn bảng thống kê chi tiêu thịt cá, mắm muối 20 triệu/tháng của cô vợ trẻ khiến anh chồng “đau điếng’. Bài chia sẻ gây xôn xao…. trong giới các bà nội trợ.
Bài chia sẻ có đoạn:
“Lâu nay cứ tưởng vợ cho tiền “trai”, cuối tháng vợ ném cho phát như này đau điếng. Hỏi sao cuối tháng đi vay tiền. Chi tiêu tháng 10.2019 có 20 triệu chứ mấy. Cũng chỉ cơm cá thịt (canh, rau, trứng… nhà trồng được), nhu yếu phẩm bình thường chứ không phải sơn hào hải vị gì cả mà không phải ít tiền đâu các ông bố ạ. May là vợ nhà mình không một chút son phấn, nước hoa hay thời trang gì hết mà còn choáng. Vậy nên mình thật sự cảm phục vợ chồng nào thu nhập dưới 10 triệu mà vẫn thu xếp được cuộc sống và con cái đó”.
Người viết bài này một lần đi mua đồ sáng, đến hàng khoai luộc của người đàn bà trung niên người Bắc, phát âm “nội” thành “lội”, ngay lúc đó cũng có một anh người Nam trong bộ đồ dân văn phòng, áo sơ mi xanh nhạt, quần đen, mua một củ khoai, người bán hàng đặt củ khoai lên cân điện tử, sau đó gói củ khoai và nói 17 nghìn, anh chàng đưa 7 nghìn và đi, bà bán hàng lại nhấn mạnh gọi giật lại, 17 nghìn. Anh chàng nhăn mặt bảo: trời, củ khoai mà 17 nghìn rồi đưa thêm mười nhìn mất hút không nhìn lại.
Bà bán hàng “rủa” một câu: đấy, với cái kiểu suy nghĩ đó một tháng đưa cho vợ mươi, mười lăm triệu chi tiêu cho đại gia đình con cái, tưởng to lắm mà đâu biết giá cả leo thang, đồng tiền mất giá, vợ phải căng não lên để suy nghĩ chi tiêu…
Từng chứng kiến 2 câu chuyện của người quen, người viết bài này chỉ kể ra đây cho chúng ta suy nghĩ.
Lam là cô gái Bắc, làm văn phòng cho một công ty truyền thông, cô kết hôn với anh chồng người miền Nam. Lấy nhau sau đó cô có con ngay. Ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn sắp xếp công việc qua mạng.
Mỗi tháng chồng sẽ đưa cho Lam một khoản rất nhỏ lo ăn uống trong nhà, tiền đó nếu tính ra không đủ tiền để mua đồ ăn trong ngày cho chồng cô. Còn tất tật những chi tiêu mắm muối dưa cà, đối nội đối ngoại, ra Bắc vào Nam, cô đều phải tự mình xoay sở, còn chồng cô có bao nhiêu tiền tiết kiệm, mỗi tháng kiếm được bao nhiêu, Lam đều không rõ vì anh chưa bao giờ minh bạch với cô…
Video đang HOT
Và câu chuyện của chị H, gần nhà lấy chồng xong cũng sinh con ngay, vì muốn lo cho con nên chị xin nghỉ việc ở nhà gia công đồ và chăm con, tiền gia công cũng không nhiều, nên mỗi ngày chồng “phát” cho chị 300 nghìn tiền chợ, còn tiền học của con thì lúc đưa một ít lúc không đưa. Chỉ phải tằn tiện chi tiêu trong số tiền ít ỏi đó và dành dụm tiền mình làm để lo đám tiệc, lúc ốm đau…
Chị H cho rằng, đúng là chị không phải ra đời bon chen kiếm tiền ngày đêm như chồng, không phải lo cái ăn cái mặc mỗi ngày, nhưng ở nhà tất bật với 2 đứa con và khoản chi tiêu 200 nghìn tiền chợ cũng khiến chị căng đầu. Nhưng có một điều khiến chị H, không chịu nổi, đó là mỗi lần vợ chồng cãi nhau, chồng chị luôn nói một câu: Cô không đi làm ở ngoài nên không thể biết người đi làm kiếm tiền cực khổ thế nào đâu. Và lần nào, sau câu nói đó của chồng, chị H chỉ biết im lặng và nuốt nước mắt vào trong.
Phụ nữ thường hay tự hỏi, tại sao sau khi kết hôn, họ đầu tắt mặt tối lo cho chồng con, ngày càng khép lại các mối quan hệ bạn bè, ít ra ngoài vào buổi tối, ít các cuộc tụ tập, những buổi rong ruổi mua sắm, về đến nhà thì đầu tắt mặt tối, vậy mà mỗi lần cãi nhau với chồng chỉ biết quay mặt để giấu những giọt nước mắt.
Cũng có người nói, đàn ông mà có tiền sẽ dễ sinh hư. Còn người vợ mà không quản được tiền càng tạo điều kiện để đàn ông nuôi bồ nhí bên ngoài.
Tóm lại, thiết nghĩ, vấn đề cốt lõi để giải quyết vấn đề tiền nong ở mỗi gia đình đó là các cặp vợ chồng cần xác định ngay từ đầu, sau khi kết hôn, giá trị đóng góp của mỗi cá nhân phải được tính là ngang nhau, tiếng nói của tôi và anh/em là như nhau.
Cũng cần phân tích rõ thế mạnh hay sở trường của mỗi cá nhân trên các phương diện: Khả năng quản lý tài chính, khả năng đối nội đối ngoại, khả năng giáo dục con cái, khả năng cân bằng các mối quan hệ với người thân trong gia đình, với cha mẹ và con cái… để từ đó quyết định ai là người có quyền quản lý tiền bạc trong gia đình.
Theo các chuyên gia, quản lý tài chính luôn là chuyện đau đầu của mỗi gia đình thời hiện đại. Không khéo một chút là gia đình trở nên xáo trộn ngay. Minh bạch tài chính và có trách nhiệm về tài chính vì thế trở thành yếu tố tối cần thiết để bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Thay vì quan niệm ‘tiền anh, tiền tôi”, các gia đình nên giải quyết vấn đề tài chính gia đình theo hướng “tiền chúng ta”.
Theo kinh nghiệm của không ít gia đình hạnh phúc thì: Để cân bằng, hai vợ chồng có thể đóng góp một khoản tiền nhất định vào quỹ chung hàng tháng. Tiền này dùng để trang trải chi tiêu thường nhật, biếu tặng cha mẹ hai bên và trích gửi tiết kiệm để dành cho những dự định sau này (sinh con, chăm con, mua nhà, du lịch…) cũng như các sự cố (đau ốm, tai nạn…). Ngoài quỹ chung này, trên cơ bản tiền còn lại mỗi người xài theo ý thích nhưng cần tham khảo bạn đời trước những khoản chi lớn.
Tất cả những tính toán trên cần có sự nhất trí của cả hai, tránh áp đặt gây mất đoàn kết nội bộ. Suy cho cùng thì tiền bạc, tài sản có được từ khi mối quan hệ vợ chồng được thiết lập là của cải chung nên chuyện phân biệt tiền anh, tiền em là điều không nên. Những lời than vãn về cái gọi là quỹ đen sẽ không có cơ hội mọc lên nếu hai vợ chồng có sự bàn bạc, thống nhất ngay từ đầu.
Trong cuộc sống gia đình, yêu thương, trân trọng nhau là điều quan trọng nhất. Và minh bạch tài chính là cách để vợ chồng chia sẻ, hiểu rõ, yên tâm về nhau, từ đó càng trân quý tấm lòng, ý nghĩa sống của nhau hơn.
Anh Khuê
Theo motthegioi.vn
Ly thân 5 năm, chồng bất ngờ xuất hiện, đòi hâm nóng tình cảm
Sau 5 năm ly thân nhưng vẫn sống chung một mái nhà, chồng tôi đột ngột đòi hâm nóng tình cảm, đề nghị vợ 'nối lại tình xưa'.
Lấy nhau xuất phát từ tình yêu, có kinh tế vững vàng, gia đình hậu thuẫn, mua cho căn nhà riêng nhưng vợ chồng tôi vẫn không tránh khỏi những bất đồng vì khác biệt tính cách.
Người ta thường nói, 10 năm đầu hôn nhân, nếu không dung hòa, vợ chồng dễ trục trặc, dẫn đến ly hôn.
Vợ chồng tôi cũng vậy, tuy nhiên thay vì ly hôn, chúng tôi chọn giải pháp ly thân, sống cùng dưới mái nhà. Vì mẹ chồng mắc bệnh tim nặng, hai vợ chồng muốn giấu bà, sợ bệnh tim tái phát sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thời gian đầu, cả hai chiến tranh lạnh, chẳng ai nói với ai câu nào. Phan - chồng tôi vốn đào hoa, chẳng hiểu do ăn nói khéo hay kiếm tiền giỏi, mẽ ngoài đẹp mà nhiều cô gái mê mệt.
Lúc mới cưới nhau, còn có cô đến tận nhà tặng quà và hoa cho anh. Tôi tức đến mấy cũng cố kìm nén, giới thiệu mình là vợ Phan. Cô gái chưng hửng ra về.
Giờ ly thân, mỗi đứa ở một phòng, chồng tôi càng có cơ hội ra ngoài hẹn hò, gặp gỡ các em.
Vài lần mẹ đi công tác, con tôi nói, cháu đi học về thì bắt gặp bố đưa cô gái lạ về nhà. Tôi hỏi bác giúp việc, bác bảo không biết đó là ai. Lúc hai bác cháu đến cửa đã thấy cô gái chuẩn bị ra về. Chưa bắt tại trận, mới chỉ nghe qua lời kể nên tôi im lặng.
Khi cô gái kia quay lại lần nữa, đúng lúc chồng tôi đi vắng, chỉ gặp tôi ở nhà, tôi từ chối không mở cửa. Cô ả cũng chẳng vừa, đập cửa, bấm chuông ầm ĩ, yêu cầu tôi ra nói chuyện.
Tôi cho biết, hai vợ chồng đang ly thân, chưa chấm dứt hẳn, cho ai vào là quyền của tôi.
Nhân tình của chồng càng quá đáng, tồng tộc kể hết việc được chồng tôi đưa về nhà ăn nằm bao nhiêu lần, cái thai trong bụng được bao nhiêu tháng, chồng tôi chu cấp bao nhiêu...
Hàng xóm kéo đến đầy cổng. Được thể, cô gái khóc lóc ầm ĩ, chỉ trích tôi như kẻ tội đồ.
Tức giận, tôi mời công an phường xuống giải quyết vấn đề an ninh trật tự. Đêm đó, chồng tôi mới mò về.
Sau 5 năm ly thân, lần đầu tiên chúng tôi ngồi nói chuyện. Trước đó, mọi vấn đề liên quan đến con cái, hầu như cả hai chỉ nhắn tin hoặc thông qua bác giúp việc.
Chồng tôi thú nhận, bị nhân tình gài bẫy, giờ cô ta bắt anh phải có trách nhiệm, nếu không sẽ kiện cáo đến cơ quan. Anh làm nhà nước, mọi chuyện mà vỡ lở chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến công việc.
Nhiều ngày anh tắt máy, cắt liên lạc, cô bồ mới đến nhà làm loạn. Trong tình thế nguy cấp, anh cậy nhờ vợ giúp đỡ, tháo vòng vây.
Qua một số nguồn thông tin, tôi dò la được nơi ở mới của cô gái và biết được bí mật, cô ta đang ăn ở với người khác, đứa bé trong bụng có thể không phải của chồng tôi.
Tôi hẹn gặp cô ta ở quán cà phê. Sau một hồi nói chuyện, bị tôi bắt bí, cô nhân tình chịu thừa nhận, muốn tìm chỗ ấm êm gửi thân nên đã giăng bẫy tình, lừa chồng tôi. Đứa bé không phải con anh.
Để giải quyết dứt điểm, tôi cho cô ta một khoản tiền, bắt kí nhận giấy tờ đàng hoàng, không bao giờ làm phiền gia đình tôi. Sau sóng gió, chồng tỏ ra biết ơn, tử tế với vợ con hơn.
Khi mẹ chồng qua đời, tôi định gửi đơn ra tòa xin ly hôn thì một đêm chồng tôi nhậu xỉn rồi về nhà, gõ cửa phòng vợ. Tôi tưởng anh có chuyện gì gấp, nào ngờ, anh cuồng nhiệt đòi 'hâm nóng' tình cảm, đề nghị nối lại tình xưa.
Không cưỡng lại được, chúng tôi đã có những giây phút mặn nồng như thuở mới yêu. Anh hứa sẽ sống tốt, bù đắp cho tôi những năm tháng đã qua.
Tuy vậy, tôi vẫn trăn trở, liệu rằng anh có thực sự thay đổi không? Hay chỉ vài bữa lại ngựa quen đường cũ, ra ngoài bồ bịch lăng nhăng.
Tôi phân vân quá. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Độc giả Hoài Minh
Theo vietnamnet.vn
Chị lao công trường mầm non và niềm vui nghe tiếng "chào cô" "Em biết ơn cô hiệu trưởng đã "tuyển" em. Bước vô trường, người ta "chào cô" chứ không kêu "Ê, chị gì ơi!"".>>Hệ lụy khi giáo viên mang "cay đắng" lên... bục giảng Câu chuyện về chị lao công tại một trường mầm non ở TPHCM được bác sĩ, chuyên gia tâm lý trẻ em Nguyễn Lan Hải chia sẻ thu hút...