Tiến bộ mới trong chẩn đoán ung thư thực quản
Nhóm nghiên cứu tại Anh khẳng định phương pháp xét nghiệm Cytosponge có thể phát hiện những dấu hiệu sớm nhất của ung thư thực quản ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
Thủ thuật Cytosponge sử dụng viên thuốc dài 2cm. Ảnh: BMJ Journals
Ở thủ thuật do Đại học Cambridge và Bệnh viện Addenbrooke phát triển, bệnh nhân chỉ cần nuốt viên thuốc với một đầu gắn vào sợi chỉ dài. Khi vào dạ dày, viên thuốc sẽ phân rã và làm bung miếng bọt biển bên trong.
Trong quá trình rút miếng bọt biển khỏi dạ dày, nó sẽ nhẹ nhàng cào lấy các tế bào bám trên thành thực quản. Toàn bộ quá trình này kéo dài một phút và chỉ cần một y tá thực hiện. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm các tế bào để phân tích những thay đổi tiền ung thư.
Thiết bị Cytosponge có thể chẩn đoán ung thư thực quản ở những giai đoạn sớm nhất hoặc thậm chí trước khi khởi phát, nhờ vậy tăng đáng kể khả năng sống sót cho người bệnh. Thử nghiệm cho thấy thủ thuật này đã giúp “điểm mặt” ung thư giai đoạn đầu ở một bệnh nhân 72 tuổi.
Cytosponge hứa hẹn sẽ thay thế phương pháp nội soi thường gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân do sử dụng một camera và ống nhỏ. Ống nhỏ này sẽ lùa không khí vào dạ dày, nhưng nhược điểm là có thể tống khí dung ra khỏi miệng bệnh nhân và hòa vào không khí. Đáng nói, chúng có thể chứa virus gây bệnh COVID-19, đe dọa sức khỏe các bác sĩ.
Ngược lại, Cytosponge là thủ thuật không tạo ra khí dung. Ngoài ra, do thời gian chẩn đoán nhanh hơn nội soi, phương pháp mới có thể xác định số lượng bệnh nhân nhiều hơn gấp 10 lần.
Video đang HOT
Ăn sáng không đúng cách: 6 chi tiết nếu không được chú ý có thể gây hại lớn cho sức khỏe
Bữa sáng có thể được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Do đó, đôi khi nếu bạn ăn sáng không đúng cách còn gây hại cho sức khỏe hơn là việc không ăn sáng, hãy chú ý 6 chi tiết này ngay.
Nhiều người hiện nay chọn không ăn sáng để có thêm thời gian ngủ nhiều hơn vào buổi sáng. Hành vi như vậy là rất xấu, không chỉ làm suy yếu chức năng tiêu hóa mà còn tăng khả năng mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Nhưng điều mà nhiều người không biết là ăn sáng thực ra cũng không hề đơn giản. Ăn sáng sai cách thậm chí còn có tác dụng phụ đối với cơ thể và ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng ta nghiêm trọng hơn cả việc bỏ bữa sáng.
Dưới đây là 6 chi tiết bạn cần chú ý khi ăn sáng, nếu không nó có thể gây hại lớn cho sức khỏe.
1. Giờ ăn sáng
Định nghĩa về bữa sáng có thể khác nhau đối với mỗi người, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần họ ăn một thứ gì đó sau khi thức dậy vào buổi sáng là họ đang ăn sáng. Nhưng vì nhiều người thích ngủ muộn nên thời gian thức dậy có thể đã là 10, thậm chí 11 giờ sáng, và những gì họ ăn vào lúc này không còn là bữa sáng tiêu chuẩn nữa.
Trên thực tế, thời gian tốt nhất để ăn sáng là 7-9 giờ. Trong khoảng thời gian này, chức năng tiêu hóa đã dần hồi phục sau giấc ngủ dài, việc ăn uống sẽ không gây quá nhiều gánh nặng cho đường tiêu hóa, cơ thể kịp thời bổ sung thức ăn để tránh tổn thương đường tiêu hóa do tiết axit dịch vị.
2. Uống một cốc nước ấm trước khi ăn sáng
Nhiều người không có cảm giác thèm ăn trong một thời gian ngắn sau khi thức dậy vào buổi sáng, vì vậy họ có thể bỏ bữa sáng hoặc ăn rất ít cho tiện.
Điều này là do sau khi thức dậy vào buổi sáng, các chức năng trong cơ thể chưa được đánh thức hết, độ nhớt của máu tương đối cao, lúc này bạn có thể uống một ly nước ấm trước bữa ăn để não bộ tỉnh táo, đồng thời cũng cải thiện tình trạng này. Cảm giác ngon miệng sẽ trở lại và giúp tiêu hóa và hấp thụ bữa sáng một cách tốt hơn.
3. Không ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ vào bữa sáng
Một số người thích đồ ăn nhiều dầu mỡ vào bữa sáng, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Vì thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa hơn dễ dẫn đến phản ứng chậm và giảm hiệu quả công việc vào buổi sáng. Vì vậy, bữa sáng ngũ cốc nguyên hạt là thích hợp nhất.
4. Tốc độ ăn sáng
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người có thể ăn bữa sáng một cách vội vàng. Thói quen này rất xấu. Ăn quá nhanh dễ dẫn đến khó tiêu do thức ăn không được nhai kỹ. Nếu ăn đồ nóng trên 60 độ C dễ làm tổn thương thực quản, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
Vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất cho mọi người là dậy sớm hơn vài phút để có nhiều thời gian ngồi ăn sáng ngon lành.
5. Không vừa ăn vừa đi bộ
Trong cuộc sống, bạn có thể thường xuyên gặp trường hợp này, đó là có người vừa ăn sáng vừa đi trên đường. Thói quen như vậy cũng rất không tốt, tưởng như "1 công đôi việc" giúp bạn đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian nhưng nó thực chất làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, khiến nhu động đường tiêu hóa giảm, thức ăn đọng lại lâu trong ruột dễ bị đau bụng, táo bón.
Ngoài ra, vừa ăn vừa đi cũng có thể khiến thức ăn bị bám bụi và vi khuẩn, rất dễ mắc bệnh nhiệt miệng.
6. Bữa sáng quá nghèo nàn, lặp đi lặp lại
Nhiều người chọn bữa sáng giống nhau mỗi ngày để tiết kiệm thời gian, chẳng hạn như một ly sữa, một quả trứng hoặc bánh mì vào mỗi buổi sáng. Mặc dù những bữa sáng này có thể không thiếu dinh dưỡng nhưng nếu bạn ăn cùng một loại thực phẩm mỗi ngày sẽ dẫn đến thừa dinh dưỡng.
Bữa sáng là thời điểm rất tốt để bổ sung protein, thực phẩm ăn vào bữa sáng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của buổi sáng. Vì vậy, mọi người nên tránh ăn sáng quá nhiều và cố gắng làm cho thức ăn sáng phong phú hơn.
Đề phòng bệnh tiêu hóa tiến triển thành ung thư Vượt qua ung thư gan và ung thư phổi, ung thư tại ống tiêu hóa trở thành bệnh ung thư phổ biến nhất Việt Nam với 34.600 ca và hơn 25.300 trường hợp tử vong. Để không phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này, chủ động kiểm soát là phương pháp tốt nhất. Ung thư tiêu hóa là bệnh ung thư...