Tiễn biệt hai phi công Su 22 hy sinh trên biển
Sáng 3/5, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam đã diễn ra lễ viếng, lễ truy điệu hai phi công hy sinh trong vụ tai nạn máy bay Su – 22 trên vùng biển Bình Thuận vào ngày 16/4.
Lễ viếng, lễ truy điệu hai phi công hy sinh khi huấn luyện bay trên vùng biển Bình Thuận tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng phía Nam
Lễ tang hai phi công hy sinh trong lúc huấn luyện bay trên vùng biển Bình Thuận là Thượng tá Lê Văn Nghĩa (nguyên Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937) và Thiếu tá Nguyễn Anh Tú (nguyên Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn Không quân 937) do Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Phòng không – Không quân sư Đoàn 370, Trung đoàn 937 và gia đình tổ chức. Trung tướng Nguyễn Văn Thanh – Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân làm trưởng ban lễ tang.
Đảng ủy, Bộ Tự lệnh Phòng không – Không quân sư Đoàn 370, Trung đoàn 937 và gia đình tổ chức lễ tang cho hai chiến sĩ hy sinh
Người thân của các chiến sĩ hy sinh tại lễ tang.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Phùng Quang Thanh – Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Trần Đại Quang – Bộ Trưởng Bộ Công an, cũng nhiều Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã gửi vòng hoa viếng, chia buồn cùng gia đình hai chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ bay huấn luyện.
“Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng vô cùng thương tiếc đồng chí Thiếu tá Nguyễn Anh Tú đã hy sinh khi làm nhiệm vụ huấn luyện bay. Sự hy sinh của đồng chí đã để lại tấm gương sáng cho cán bộ chiến sĩ toàn quân nói chung, Quân chủng Phòng không – Không quân nói riêng, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Xin gửi tới gia đình và thân quyến đồng chí lời chia buồn sâu sắc về sự hy sinh, mất mát không gì bù đắp nổi. Mong gia đình nén đau thương vượt qua khó khăn và nuôi dạy con cháu tiến bộ, trưởng thành. Trong niềm thương tiếc, Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng xin dâng nén hương tiễn biệt đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng. Vĩnh biệt đồng chí!” – Thượng tướng Nguyễn Thành Cung – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng viết trong sổ tang.
Video đang HOT
Đại diện các đoàn đến viếng ghi sổ tang tại lễ viếng
Bộ Quốc phòng cũng đã có quyết định truy phong quân hàm trước niên hạn đối với hai phi công đã hy sinh trong quán trình huấn luyện bay trên biển. Theo Quyết định, Bộ Quốc phòng truy phong quân hàm trước niên hạn từ Trung tá lên Thượng tá đối với liệt sĩ phi công Lê Văn Nghĩa (nguyên Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 937); truy phong quân hàm trước niên hạn từ Đại úy lên Thiếu tá đối với liệt sĩ phi công Nguyễn Anh Tú (nguyên Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn Không quân 937).
Một số hình ảnh tại lễ viếng hai chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu trên vùng biển Bình Thuận:
7h sáng, đồng đội có mặt tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng viếng hai phi công hy sinh khi làm nhiệm vụ
Các đoàn vào viếng
Chia buồn với người thân hai chiến sĩ hy sinh
Nỗi đau của gia đình Thượng tá Lê Văn Nghĩa
Dòng người tiến vào nhà tang lễ tiễn đưa hai phi công gặp nạn khi làm nhiệm vụ
Tại lễ viếng, lễ truy điệu, đồng đội, chiến sĩ đã đến thắp nén nhang tiễn đưa hai phi công gặp nạn về nơi an nghỉ cuối cùng. Sau lễ truy điệu, lễ viếng, thi thể phi công Nguyễn Anh Tú sẽ được hỏa thiêu theo nguyện vọng của gia đình, tro cốt của chiến sỹ này sẽ được đưa về quê nhà tại quận Ngô Quyền (TP. Hải Phòng) an táng. Thượng tá Lê Văn Nghĩa sẽ được đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Trước đó, khoảng 11h45 ngày 16/4, hai máy bay Su-22 của Trung đoàn 937, thuộc Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không – Không quân) do phi công Lê Văn Nghĩa lái máy bay Su-22 số hiệu 5857 và phi công Nguyễn Anh Tú điều khiển máy bay Su-22 số hiệu 5863. Ngay sau khi mất liên lạc với 2 máy bay kể trên, Sư đoàn Không quân 370 đã điều máy bay Mi-171 của Trung đoàn 917 tìm kiếm cứu nạn. Những ngày tiếp theo các lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã khẩn trương vào cuộc tìm kiếm 2 máy bay cùng phi công mất tích và phát hiện ra nhiều mảnh vỡ cùng những bộ phận khác của thân máy bay. Công tác tìm kiếm hai phi công diễn ra khẩn trương với sự tham gia của nhiều lực lượng cứu hộ hỗn hợp và đội đặc công nước. Đến chiều 28/4, lực lượng tìm kiếm phát hiện thân máy bay Su – 22 số hiệu 5857 cách tây nam Hòn Đá Bé 3,9 km. Khi trục vớt lên, thi thể Trung tá Lê Văn Nghĩa còn kẹt trong buồng lái. Đến chiều 30/4, thi thể phi công Tú được tìm thấy cách nơi phát hiện thi thể phi công Lê Văn Nghĩa khoảng 200m. Sau khi được tìm thấy, thi thể hai phi công được chuyển về Bệnh viện 175. Lễ truy điệu, lễ viếng hai phi công được tổ chức cùng ngày.
Trung Kiên
Theo Dantri
"Đại thắng mùa xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình"
Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học cấp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành ủy TPHCM phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015).
Ngày 23/3, tại TPHCM đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu hội thảo khoa học "Đại thắng mùa xuân 1975 - Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình" (30/4/1975 - 30/4/2015). Theo đó, hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 3 và 4/4 do Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo chủ trì.
Hội thảo sẽ làm rõ 4 nội dung chính, gồm: đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ (coi đây là nhân tố quyết định cho thắng lợi của cuộc cách mạng); các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ; vai trò của hậu phương miền Bắc và cuối cùng là đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm, quá trình vận dụng và phát huy thành quả cuộc kháng chiến đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng và TPHCM trình bày các nội dung cơ bản sẽ được trình bày tại Hội thảo
Hội thảo đã nhận được trên 100 bài tham luận và 4 ý kiến trực tiếp của các nhân chứng lịch sử. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng có thư chúc mừng trong ngày diễn ra hội thảo. Đồng thời, nhiều tướng lĩnh quân đội cao cấp, gồm Đại tướng Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ Công an); Đại tướng Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng); các Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Đỗ Bá Tỵ, Nguyễn Thành Cung...và đại diện lãnh đạo các cơ quan Bộ Ngoại giao, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng gửi đóng góp tham luận tại Hội thảo.
Đại tá, TS Nguyễn Văn Bạo, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, nhiều nội dung mà hội thảo khoa học cách đây 5 năm (2010, nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước) kết luận những nội dung ghi nhận lại (ý kiến đại biểu) đã được tiếp tục nghiên cứu và sẽ được làm rõ thêm tại hội thảo lần này.
Thiếu tướng Hồ Bá Vinh (Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị) cho biết, hội thảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do tổng kết nhiều mảng nội dung lớn sau 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015), nhất là những bài học kinh nghiệm quý báu, sự vận dụng và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công Quang
Theo Dantri
Lá thư anh gửi từ Gạc Ma là báu vật của mẹ suốt 27 năm qua Ngày nghe tin con trai hy sinh khi chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, mẹ như chết lặng. 27 năm đã trôi qua, những dòng thư cuối cùng anh gửi gia đình đã úa màu thời gian, nhưng đó là báu vật, là niềm tự hào của mẹ... 27 năm đã trôi qua kể từ ngày anh hy sinh, những kỷ vật còn...