Tiền, áo lót của vợ và cái tất của chồng
Nếu những đông tiên mà biêt nói thì nó sẽ “tố” rất nhiều chuyện của ông chồng và cả bà vợ.
Cảm giác của bạn thế nào khi là vừa được bàn tay mêm mại của bà vợ xoa xoa môt cách thích thú?
Tôi đang nóng lạnh thất thường đây. Làm gì có đồng tiền nào nóng được khi đến tay người sử dụng. Nó chỉ nóng khi mới ra lò, nhất là tiền mệnh giá cao. Chưa kể nhiều hoàn cảnh tôi trở nên nửa nóng nửa lạnh, cảm giác bất hạnh vô cùng!
Bất hạnh ư? Tại sao lại thế?
Khi bạn là thứ được coi là có giá trị nhất, bạn thật sung sướng. Nhưng bạn nhầm nhé! Tôi khi đặt trên bàn thì hoành tráng hơn những bạn khác mệnh giá nhỏ hơn thật.
Nhưng khi tôi bị các ông chồng xếp nhỏ li ti nhét vào chiếc tất hôi rình, hay nhét vào đế giầy thì cuộc đời thật bi đát. Những bà vợ cũng quá đáng không kém! Cứ thế là nhét tiền vô tội vạ vào những chỗ nhạy cảm. Ít nhạy cảm nhất là trong áo lót ấy. Khổ thân tôi!
Nếu những đông tiên mà biết nói thì nó sẽ “tố” rất nhiều chuyện của ông chồng và cả bà vợ (Ảnh minh họa)
Sao lại có những chuyện oái oăm thế?
Thì quỹ đen, quỹ đỏ chứ sao? Các ông chồng đi làm về, đưa vợ tiền, toàn bớt lại những đồng mệnh giá cao nhât, số lượng ít, dễ cất, lại tiêu được nhiều. Các ông chỉ đưa cho vợ những đồng mệnh giá nhỏ, cùng lắm là vài tờ tiên to to, còn lại là ỉm hêt.
Còn các bà ấy à? Cũng quỹ đen. Những đồng mệnh giá thấp sẽ để đi chợ. Kiểu gì cũng bỏ ra được những tờ tiên to vào những nơi… nhạy cảm. Đó là lí do vì sao tháng nào cũng vài “bác” mệnh giá to bị gò mình ở những chỗ khó nói, khó kêu. Đây là chưa kê đên viêc các ông chông xài ngoại tê nữa đây!
Người ta bảo: Nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Bạn nằm ở những nơi… như thế, bạn thấy điều gì?
Tôi thấy sự ích kỷ và những điều lệch pha trong quan hệ vợ chồng của nhiều cặp vợ chồng. Quỹ riêng để đề phòng những bất trắc của bản thân mà không muốn cho vợ (chồng) phải lo lắng thì được. Nhưng nhiều ông chồng lấy quỹ riêng (quỹ đen) để ăn uống, nhậu nhẹt, đi chơi những cuộc chơi vô bổ.
Video đang HOT
Chỉ có tôi mới biết cảnh: Những ông chồng về nhà than vãn với vợ thu nhập khó khăn, nhưng lại mời bạn bè đi massage, tẩm quất, hát karaoke,… hoành tráng.
Khi đưa vợ tiền nuôi con và chi tiêu gia đình, các ông ấy cứ “thò” ra từng đông môt như sợ bị mât cắp, rôi còn có kiêu cô ăn chặn bớt được đông nào thì hay đông ây. Nhưng khi thanh toán ở những điểm ăn chơi thì các ông ây phung phí, coi như giây, bỏ ra hàng xâp mà chả thây tiêc nuôi gì.
Mà nói thật, nhiều khi các ông đưa tiền cho vợ đi chợ, chi tiêu trong nhà cả tháng không bằng một lần các ông ấy đi chơi đâu.
Còn các bà vợ, trường hợp tích lũy để tiêu hoang, tiêu không chính đáng ít hơn các ông chồng. Đa số các bà, các chị “giấu” để ki cóp mà toàn bị “cọp nó xơi”. Cứ tích lũy vào một chỗ, rồi đến khi chồng khó khăn, các ông lại xoay ra “nặn” hết.
Đôi khi tôi thấy giận mấy bà tích cóp quỹ đen kiểu này. Nhiều bà bệnh tật đầy người nhưng không dám bỏ tiền để đi khám bệnh, cứ ôm bọc tiền ở những chỗ… kín đáo để rồi tàn phá sức khỏe của mình. Tôi mãi mãi không hiểu nổi họ đang nghĩ gì.
Kể ra thì những câu chuyện bạn kể cũng đáng suy nghĩ thật. Nhưng mọi chuyện vẫn ở mức độ dung hòa…
Không, tôi nhân thây tôi đang bât hạnh!
Bất hạnh khi những người nắm giữ chúng tôi là người góp phân vun vén cho gia đình lại là người ít coi trọng đồng tiền. Họ tiêu nhanh, không đắn đo, suy nghĩ. Giá như các ông chông môi khi bớt xén rôi “vung” tiên thì ngó lại xem ở nhà vợ con đang thê nào! Còn các bà vợ, môi khi “ỉm” chúng tôi đê ky cóp thì suy nghĩ môt chút cho cảm giác tôn thương vì… bị móc túi, giâu nhẹm môt cách vô lý. Được như vây thì đúng là hạnh phúc!
Đằng này, sông trong môt gia đình, chúng tôi cứ hêt bị dâm dúi kiêu này lại phải ở trong trạng thái lén lút kiêu kia. Hỏi như thê thì làm sao không suy nghĩ cho được! Vợ chông chứ đâu có phải là người dưng nước lã mà đê phòng, rành rọt, phân biêt đên thê! Tôi thèm cảm giác được thây người ta có cảm giác hôi tiếc khi nhìn thây nhau môi khi có chúng tôi xuât hiên.
Nhưng bạn phải nhìn vào hướng tích cực chứ? Họ làm ra nhiêu tiên thì chứng tỏ họ là những gia đình đầy đủ…
Vâng! Họ đầy đủ chỉ ở khía cạnh tài chính, còn vê mặt tình cảm, sự chia sẻ, quan tâm, thái đô cùng nhau gánh vác thì thiêu hụt hẳn. Bạn cứ thử nghĩ mà xem, nêu lúc nào các cặp vợ chông cũng bo bo nghĩ: nay tôi phải giâu chừng này, mai tôi sẽ “ỉm” thê kia… thì lây đâu ra sự quan tâm và nâng niu chăm sóc vê mặt tình cảm? Bởi vây cho nên tôi buôn.
Chỉ mong môt ngày nào đó hạnh phúc bât chợt đên, các cặp vợ chông có thê gánh vác cùng nhau theo đúng nghĩa thì lúc ây chúng tôi sẽ âm lòng, hãnh diên vì góp phân làm nên hạnh phúc trong gia đình họ!
Cảm ơn bạn đã chia sẻ! Chúc bạn sẽ tìm thấy những hạnh phúc mà mình mong muốn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lấp cô đơn bằng ảo giác
Thật khó mà nói ta hài lòng với những gì mình đang có, nhất là khi cảm thấy cô đơn.
Những chiếc áo quá khổ
Tôi nhớ đến một người phụ nữ từng nổi đình đám trên báo chí. Cô được xem là một tài nữ, tinh tế, xinh đẹp, sắc sảo và giàu có. Nhưng cuộc sống hôn nhân của cô không được như ý, khi người chồng diễn viên đẹp trai hóa ra là một chàng đào hoa không giới hạn. Cô chia tay anh chồng bằng một cách đình đám nhất, với loạt bài tố tội chồng và nhân tình trên báo.
Sau cuộc hôn nhân thất bại, người ta thấy cô đanh đá và hằn học hơn rất nhiều. Cô có một tài khoản facebook với lượt người xem thuộc hàng khủng, bởi đó là nơi cô dùng để ném đá người khác và khoe về bản thân. Buổi sáng, cô khoe mình vừa đi ăn nhà hàng. Buổi trưa, cô mắng một nữ diễn viên là đồ giật chồng. Buổi tối, cô bảo mình đang dạy các con lòng bao dung. Về khuya, cô post ảnh khỏa thân của chính mình. Cô tự hào khoe với các fan rằng mình sống vương giả, đủ đầy, thỏa mãn. Còn những ai dám comment trái ý đều bị quy vào diện ghen tị, ngu xuẩn, thiếu học thức. Cô nâng mình lên, để rồi đứng từ trên phán xét người khác. Bản thân tôi không muốn nói xấu hay phê bình cô, bởi suy cho cùng việc cô làm cũng chẳng ảnh hưởng ai. Nhưng bất kì ai đủ tỉnh táo cũng nhìn ra rằng, cô đang ảo quá đà. Đằng sau cuộc sống huy hoàng ngạo mạn ấy, là một tâm hồn chịu nhiều tổn thương và vẫn chưa lành lặn.
Hoặc một người phụ nữ khác, một cựu Hoa hậu với khá nhiều thị phi. Có một thời gian, người ta thi nhau tố rằng spa do cô mở ra làm ăn thiếu uy tín. Rằng nhiều khách hàng đã mua thẻ thành viên dài hạn, nhưng khi spa đóng cửa họ vẫn không hoàn được tiền. Còn cô, cô giải quyết những lời than phiền đó bằng một câu chuyện đậm chất "triết lý kinh doanh" kiểu... trẻ con. Rằng cô chăm chút cho cơ nghiệp của mình từng ly từng tí, nhưng đáng tiếc nhân viên của cô ăn cắp tiền của khách. Cô quyết sống với nguyên tắc trung thực và không thỏa hiệp, nên cô giải tán spa. Kinh doanh thất bại là chuyện thường, nhưng cách cô tô vẽ sự thánh thiện của mình thật khó chấp nhận được...
Nếu so sánh cuộc đời thật của mình với cuộc đời hấp dẫn như phim truyền hình của những người phụ nữ này bạn sẽ cảm thấy tự ti. Nhưng sau vài kinh nghiệm thực tiễn, tôi nhận ra họ chỉ đang khoác một lớp áo lấp lánh, có tác dụng làm lóa mắt người khác. Lớp áo rộng hơn người thực. Bạn có thể gọi đó là sự giả dối. Đúng, nhưng chưa đủ. Tôi nghĩ rằng sau tất cả những hào quang giả tạo ấy, họ cô đơn. Sâu thẳm bên trong tâm hồn là những nhu cầu chưa được thỏa mãn những cơn đói nội tâm sẵn sàng cào cấu ruột gan. Họ chọn cách dệt nên tấm áo ảo, thay vì chấp nhận sự thật về cuộc đời đầy những mảng khuyết của mình.
Và những nỗi cô đơn hết sức đời thường
T. 29 tuổi. Nghề nghiệp: Nội trợ. Tài sản: Một đứa con 9 tháng tuổi. Tiền chồng phát hằng tháng, nhà cửa mẹ chồng đứng tên. Đang giảm cân trong vô vọng. Ước ao hiện tại là được chồng dành cho 30 phút mỗi ngày để tâm sự kể lể. Được diện váy áo, tụ tập cùng bạn bè ở quán cà phê, đi làm, cãi nhau với đồng nghiệp. Nhưng ước mơ chỉ là mơ ước. Thực tế là T. vừa trốn lên phòng khóc vì bị cô em chồng nói xéo là đồ vô dụng. Khóc rồi tự nín, vì không nhớ ra số điện thoại nào thích hợp để thở than.
Nỗi cô đơn sẽ không thể lấp đầy bằng những ảo giác (Ảnh minh họa)
M. 25 tuổi. Vừa chia tay người yêu lâu năm. Cả tuần nay M. mất ngủ vì đau khổ, hậu quả là công việc có sai sót và cô bị sếp "sạc" một trận trước các đồng nghiệp. Vài ánh mắt hả hê, vài người lơ đãng, số còn lại thì tò mò hiếu kì. Tự nhiên cô thấy không ai hiểu mình.
A. vừa ly dị chồng. Cô mệt mỏi với những tiếng thở dài của ba mẹ, chán ngán những lời khuyên răn của các chị em.
C. có tất cả mọi thứ, trừ tình yêu. Cô thèm một bờ vai để tựa vào...
Những cái tên viết tắt là những người phụ nữ xung quanh mà tôi biết. Tôi biết họ, biết nỗi cô đơn của họ. Nhưng không thực sự hiểu. Không ai vẽ được cuộc sống của người khác chỉ bằng vài ba con chữ. Cũng không ai hiểu được nỗi cô đơn của người khác. Và giữa dòng người tấp nập này, có bao nhiêu tâm hồn phụ nữ đang ngày ngày sống cùng với nỗi cô đơn và cảm thấy nó lớn lên trong mình? Vì nhiều lý do, mà đôi khi cũng chẳng có lý do gì cả, sự lạnh lẽo ngay cả khi đang ở chốn đông người. Nỗi trống rỗng bủa vây, dù có cố lấp vào bằng váy áo, tiền bạc, công việc, những cuộc vui hay vài mối tình hờ thì vẫn không đầy được...
Khi đó, người ta dễ tìm đến cuộc đời ảo. Để tha hồ dệt mộng về những thứ thực ra mình không có rồi dần dần tự mụ mị mình rằng ảo chính là thực.
Lấp sao cho đầy
Những cô gái được tôi nhắc đến ở bài viết này đều ít nhiều có một điểm chung, đó là không cảm thấy đủ đầy với cuộc sống của mình. Thật khó mà nói ta hài lòng với những gì mình đang có, nhất là khi cảm thấy cô đơn. Ít nhất một lần, họ muốn được đổi một cuộc đời khác. Được bắt đầu lại, sống khác đi, chọn lựa con đường khác.
T. nói với tôi rằng, cô ước gì mình không nghe lời gia đình chồng mà nghỉ việc để sinh con. Giá mà cô vẫn là cô T. dân công sở 8H , lãnh lương xong được đi mua nước hoa và quần chip đắt tiền. Lúc đó cô sẽ không phải sợ hãi con em chồng nanh nọc, hay nép vế trước cái trừng mắt của chồng. Nhưng T. cứ nói mãi những điều giá như thế này, giá như thế kia. Cô giải quyết cô đơn bằng những cơn mơ mộng. Khi đối diện với những rắc rối của mình, nghĩ đến những giả định của mình thay vì bắt tay vào để giải quyết. Cũng vì lẽ đó mà tôi sợ nói chuyện với T. Bởi tôi không biết phải nói gì hay làm gì cho cuộc sống thực của cô.
A. đã dọn ra ngoài và cắt đứt liên lạc với gia đình. Cô không muốn phải nghe đi nghe lại về cuộc hôn nhân thất bại của mình. Nhưng khi ai đó hỏi đến, cô tỏ ra rất vui vẻ và nói rằng mình cực kì hạnh phúc vì thoát được "gã chồng vô dụng" ấy.
C. đăng kí một nick trên diễn đàn làm bạn. Cô up nhiều kiểu ảnh mờ mờ ảo ảo nửa kín nửa hở của mình, viết ra những dòng sở thích giật gân để thu hút người khác. Cô lăn xả vào những trò chat chit trên mạng. Thi thoảng cô chọn một gã trông có vẻ hay ho và qua đêm, rồi sáng hôm sau biến mất. Cô không dùng tên thật của mình trong những trường hợp này.
Và cô bạn M. - ngày ngày tôi vẫn thấy cô tung tẩy trên facebook khoe khoang về anh sếp đẹp trai đang tán tỉnh cô, về lời đề nghị ở một công ty khác với mức lương kỉ lục, về những đồng nghiệp luôn xem cô là tâm điểm. Tất cả đều trái với những gì cô nói với tôi. Tôi vẫn là bạn của cô, nhưng tôi bấm hide tất cả những gì cô thể hiện trên facebook. Vì nó ảo. Tôi không quen con người đó.
Tôi từng xem bộ phim về một đoàn xiếc kì lạ. Họ có một tấm gương như ý, ai bước vào gương sẽ được thấy những gì mình mong muốn. Các quý cô sầu não phiền muộn và cô đơn sau khi bước vào gương đều trở ra với trạng thái phấn khích, hạnh phúc ngây ngất. Chiếc gương tạo ra cho họ những ảo giác tuyệt đỉnh nhất, khiến họ quên đi thực tại. Nhưng rốt cuộc thứ gì do gương tạo ra vẫn ở lại trong gương, ảo rốt cuộc vẫn là ảo. Càng ảo, bạn lại càng mất đi cơ hội để thực sự giải quyết vấn đề của mình và để người khác hiểu bạn.
Và nỗi cô đơn sẽ không thể lấp đầy bằng những ảo giác.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lí giải hiện tượng "yêu ghét thất thường" Có những lúc bạn cảm thấy vô cùng yêu thương và gắn bó với người ấy, nhưng lại có những lúc bạn chán chường đến mức muốn chia tay nhau một thời gian dài? Lý do là gì nhỉ? "Lệch pha" về tâm lí và sức khỏe Trạng thái cảm xúc của chúng ta luôn thay đổi liên tục trong ngày do hoạt...