Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em: Hai mũi tiêm cách nhau bao lâu?
Nhiều người thắc mắc khoảng cách hai mũi tiêm vaccine COVID-19 của trẻ có như người lớn?
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, hiện vaccine sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12 – 17 tuổi tại Việt Nam là vaccine Comirnaty của Pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên với liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp, lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21 – 28 ngày).
Về lo lắng sau tiêm vaccine COVID-19 trẻ bị ảnh hưởng sức khoẻ lâu dài và nguy cơ bị biến đổi gene, bà Hồng cho biết, Pfizer và Moderna có thành phần mRNA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người. Do đó, trẻ tiêm vaccine này không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gene, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khoẻ sinh sản ( rối loạn vô sinh) rồi bệnh ung thư… như phụ huynh lo lắng.
“Chúng tôi chưa nhìn thấy mối liên quan giữa việc sử dụng vaccine của hai nhà sản xuất này với sức khoẻ. Vaccine tiêm cho trẻ em ở nước ta được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, sử dụng tiêm ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các bậc phụ huynh yên tâm đưa con em mình đi tiêm phòng ngừa COVID-19″, bà Hồng nói.
Trẻ em ở TP.HCM được tiêm vaccine COVID-19.
Theo bà Hồng, hiện khoảng 36 quốc gia triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em bằng những loại vaccine giống như Việt Nam cho phép sử dụng. Trong đó 19 nước ở châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ba Lan… ; 6 quốc gia ở Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Chi Lê, Brazil….Các nước châu Á có Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, rồi Úc, NewZealand…
Tại Việt Nam, chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi được triển khai từ đầu tháng 11/2021 với 2 loại vaccine được sử dụng là Pfizer và Moderna.
Dự kiến, trong tháng 11 ngành y tế sẽ tiêm mũi 1 rồi sau đó triển khai dần cho các tỉnh theo tiến độ tiêm cho người lớn và tiến độ cung ứng vaccine. Sau đó, đầu tháng 12 Bộ Y tế sẽ cố gắng mở rộng để tiêm vaccine cho trẻ em trên toàn quốc. Quá trình triển khai tiêm ngành y tế sẽ ưu tiên cho những địa phương đang có dịch, đang giãn cách xã hội, nguy cơ lây nhiễm cao và những vùng mật độ dân cư tập trung.
Chuyên gia về dịch tễ thông tin thêm, quá trình triển khai tiêm vaccine cho trẻ sẽ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, hạ dần lứa tuổi, tiêm cho học sinh lớp 11-12 trước sau đó đến lớp 10 và kết thúc tiêm chủng cho trẻ khối cấp 3 thì sẽ tiêm cho trẻ học cấp 2, cũng từ lứa tuổi cao đến thấp. Việc tiêm vaccine sẽ được thực hiện tại trường học, trạm y tế, bệnh viện, điểm tiêm dịch vụ…
Video đang HOT
Vì sao trẻ nam không nên 'hoạt động thể thao quá mức' sau 3 ngày tiêm vaccine phòng COVID-19?
Ít nhất trong 3 ngày sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, cha mẹ, người giám hộ, thầy cô giáo cần yêu cầu trẻ tránh vận động mạnh, hoạt động thể thao cường độ cao.
Điều này sẽ gây tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim sẽ trầm trọng hơn.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho trẻ sau 4 tuần
Thông tin tại cuộc tập huấn hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi do Bộ Y tế tổ chức theo hình thức trực tuyến diễn ra chiều qua, PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết, vaccine hiện tại được sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi là vaccine Comirnaty của Pfizer, tương tự người từ 18 tuổi trở lên.
PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW. Ảnh: Trần Minh
Liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21-28 ngày).
"Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, mũi 2 vaccine COVID-19 Pfizer sẽ cách mũi một sau 3-4 tuần nhưng chúng tôi đề nghị các địa phương và điểm tiêm chủng ấn định thời gian tiêm mũi 2 là sau 4 tuần", PGS.TS Dương Thị Hồng nói.
Tránh để xảy ra phản ứng lây chuyền với trẻ tại điểm tiêm vaccine phòng COVID-19
Bà Hồng đề nghị các địa phương nhắc nhở các điểm tiêm tuân thủ theo đúng các hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế liên quan đến tiêm chủng. Tổ chức tiêm chủng cho trẻ em theo hình thức chiến dịch do đó ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế.
"Sự phối hợp của các nhà trường với y tế trong công tác tiêm chủng rất quan trọng để đảm bảo tiêm chủng an toàn, đồng thời đặc biệt chú ý giãn cách phòng chống dịch. Tất cả các bàn tiếp đón, khám sàng lọc, tư vấn, bàn tiêm, theo dõi sau tiêm... phải bố trí khoa học.
Đặc biệt trẻ em trong lứa tuổi này thường có phản ứng lây chuyền do đó khi 1 trẻ nào có biểu hiện lo sợ hay e ngại tiêm thì sẽ dễ gây ra phản ứng lan chuyền cho nhiều trẻ khác. Vì vậy nên sắp xếp các phòng tiêm, theo dõi sau tiêm thật hợp lý, có những khoảng cách nhất định"- bà Hồng lưu ý.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại TP HCM Ảnh: HCDC
Phản ứng viêm cơ tim sau tiêm vaccine phòng COVID-19 với trẻ: Rất hiếm gặp
Về phản ứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết: các phản ứng xảy ra cũng hoàn toàn tương tự như ở người lớn, phổ biến là đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm. Trẻ cũng có thể bị ớn lạnh, sốt, mệt mỏi. Tuy nhiên chuyên gia lưu ý đối với vaccine Pfizer, thường sau tiêm mũi vaccine thứ 2 sẽ xảy ra phản ứng nhiều hơn mũi 1.
Các phản ứng có thể xảy ra các phản ứng khác gặp trên tỷ lệ 1/10 trẻ hoặc 1/100 trẻ sau tiêm là buồn nôn, mẩn đỏ tại chỗ tiêm.
Các phản ứng không phổ biến khác dưới 1/1.000 trường hợp là nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa tại chỗ tiêm.
Những phản ứng tiếp theo rất hiếm gặp là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.
Theo đó Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW nói: Các trẻ sau khi tiêm được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng. Việc theo dõi sau tiêm áp dụng như với người lớn.
Trong 3 ngày đầu sau tiêm các trẻ phải có gia đình, bố mẹ, người giám hộ luôn bên cạnh trẻ để hỗ trợ, xem tình hình sức khoẻ của trẻ và yêu cầu trẻ tránh vận động mạnh, hoạt động thể thao cường độ cao. Lý do là điều này sẽ gây tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim sẽ trầm trọng hơn.
Thực tế tại một số quốc gia đã triển khai tiêm vaccine cho trẻ trước Việt Nam đã ghi nhận phản ứng sau tiêm dù "rất hiếm gặp" như: Viêm cơ tim, viêm màng tim... "Theo các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau, những phản ứng như viêm cơ tim, viêm màng tim thường xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (khoảng từ 4 - 6, thậm chí gấp 10 lần trẻ gái). Nhưng tôi nhắc lại là phản ứng này rất hiếm gặp" - PGS.TS Dương Thị Hồng nói.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, dù tỷ lệ gặp phản ứng viêm cơ tim sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ rất thấp nhưng ngành y tế vẫn phải chuẩn bị trước tiêm chủng, để cán bộ y tế hiểu và nhận biết thế nào là viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim nhằm phát hiện sớm. Ảnh: Trần Minh
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Minh Điển - Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cũng nhấn mạnh phản ứng viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 ở trẻ rất hiếm gặp và hiện cá nhân ông "chưa đọc thấy có dữ liệu liên quan đến tử vong".
Dù tỷ lệ gặp phản ứng này rất thấp nhưng ngành y tế vẫn phải chuẩn bị trước tiêm chủng, để cán bộ y tế hiểu và nhận biết thế nào là viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim nhằm phát hiện sớm.
"Do đó chúng tôi đã hướng dẫn tuyến dưới cần theo dõi chặt những dấu hiệu nhận biết dấu hiệu sớm nhất như trẻ mệt, nhịp tim nhanh, chứ không đợi đến huyết áp thấp thì đã muộn hơn" - PGS. TS Trần Minh Điển lưu ý.
Giám đốc BV Nhi TW cũng cho biết, tại Quyết định 5002 do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký ban hành ngày 29/10, dựa trên công văn về tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong đó nêu rõ những trẻ bị bệnh bẩm sinh, mạn tính (ung thư, bệnh về máu, thận...), bị phản ứng dị ứng độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào, trẻ có bệnh nền bắt buộc phải tiêm chủng vaccine COVID-19 ở bệnh viện.
Các bệnh nhi này bị suy giảm miễn dịch, khi di chuyển qua các môi trường có nguy cơ mắc bệnh, tử vong cao nên cần được tiêm ngay tại viện để giảm thiểu khả năng lây nhiễm.
"Tại bệnh viện, trẻ cần được khám sàng lọc có mắc bệnh bẩm sinh, mạn tính hay không; nghe tim, phổi bất thường; xác định phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào không"- PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh.
TP.HCM sắp tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người có nguy cơ cao Theo kế hoạch, TP.HCM tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho một số trường hợp có nguy cơ cao vào tháng 11 và 12. Thông tin này được TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 của ngành y tế thành phố, diễn ra vào chiều 30/10....