Tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ nhỏ
Được chỉ định tiêm cho em bé trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, mũi tiêm vắc xin viêm gan B được coi là “nhạy cảm” nhất trong tiêm chủng, bởi người thân thường lo ngại sự cố cho em bé lúc này còn non nớt.
Vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh giúp phòng ung thư gan – Ảnh: Thúy Anh
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đây là thời điểm vàng giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trước tác nhân gây ung thư gan.
Thời gian vàng
Video đang HOT
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vắc xin phòng viêm gan B đã được ghi nhận an toàn và có hiệu quả cao. Có một số trường hợp phản ứng nhẹ sau khi tiêm như: cảm giác đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm (ở khoảng 15% người lớn, 5% trẻ em), sốt nhẹ (khoảng 1 – 6%). Hiếm gặp (tỷ lệ khoảng 1/600.000 liều) những phản ứng dị ứng cũng như biến chứng như: nổi ban, khó thở. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), không có phản ứng phụ nào nghiêm trọng do vắc xin viêm gan B gây ra. Trong khi đó, 100% ung thư gan ở trẻ em do vi rút viêm gan B. Bởi vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo vắc xin viêm gan B cần được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh, vì đây là biện pháp hiệu quả nhất phòng tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ hay từ những người xung quanh cho trẻ.
Sàng lọc nguy cơ
Bác sĩ Trần Bùi Quang Dương, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Sở Y tế Hà Nội), cho biết tại bệnh viện này mỗi năm đón từ 5.000 – 5.500 trẻ chào đời, tỷ lệ các bé được tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh (trong vòng 24 giờ đầu) đạt 86%. Đây là tỷ lệ cao đã được duy trì trong nhiều năm so với trung bình cả nước (hiện đạt 55 – 60%). Tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh trong lúc trẻ còn non nớt, do đó an toàn tiêm chủng được thực hiện tối đa. Trước sinh các bà mẹ được tư vấn về tiêm vắc xin này cho bé. Tất cả các trẻ sơ sinh đều được khám sàng lọc trước tiêm.
“Khám sàng lọc giúp phát hiện các trường hợp cần trì hoãn tiêm, đó là trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn (mẹ bị sốt trước, sau sinh); trẻ bị suy hô hấp khi sinh; những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó; trẻ có mẹ bị nước ối bẩn; thai già tháng; bé dị tật bẩm sinh”, bác sĩ Vũ Thị Thu Nga, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện đa khoa Đức Giang, cho biết. Ngoài ra, bác sĩ cũng lưu ý cần cân nhắc khi chỉ định tiêm với các bé có nguy cơ hạ đường huyết (đặc biệt trẻ sinh to từ 4 kg trở lên).
Các chuyên gia cũng lưu ý với trẻ sinh thường, khỏe mạnh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài. Do đó trong 2 giờ đầu sau sinh, trẻ sẽ được theo dõi về ổn định nhịp thở, da hồng và chỉ tiêm vắc xin khi bú tốt. Trước tiêm các mẹ nên cho bé bú đủ, tránh cho bé bị hạ đường huyết do đói.
Quy định về kỹ thuật trong an toàn tiêm chủng cần được tuân thủ nghiêm ngặt, trong đó vắc xin viêm gan B phải được bảo quản riêng biệt để tránh tiêm nhầm; cần được bảo quản trong tủ lạnh chuyên dụng để không làm biến đổi chất lượng vắc xin.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Nhiều trẻ mắc bệnh do chờ có vắc xin dịch vụ
Chiều 16.6, thông tin từ các điểm tiêm chủng dịch vụ tại Hà Nội: số 70 Nguyễn Chí Thanh và 131 Lò Đúc cho biết, một số vắc xin tiêm dịch vụ khá thiết yếu đang hết.
Trẻ dễ bệnh nguy hiểm do không được tiêm chủng đầy đủ - Ảnh: Ngọc Thắng
Cụ thể vắc xin phòng cúm B, viêm màng não mủ, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng do vi khuẩn Hib; vắc xin sởi, quai bị, rubella hiện không còn. Trong đó, chỉ có một số loại có vắc xin thay thế. Đáng lưu ý, với 2 loại vắc xin được các gia đình cho con tiêm nhiều trong các năm gần đây là: vắc xin Hexa-infarix (vắc xin 6 trong 1 gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hemophilus influenza typ B... và vắc xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1 gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hemophilus influenza typ B) vẫn tiếp tục khan hiếm trong nhiều tháng qua.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, theo thông báo của các nhà sản xuất, khả năng cung cấp các vắc xin dịch vụ trong năm 2015 là rất hạn chế chỉ với khoảng 30.000 liều vắc xin Hexa-infarix (giảm 1/10 so với số cung cấp trong năm 2014) và khoảng 250.000 liều vắc xin Pentaxim (tương đương năm 2014). Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết thêm, tổng 2 loại vắc xin dịch vụ này chỉ tiêm được cho 100.000 trẻ với đủ 3 mũi cơ bản lúc trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi. Trong khi hằng năm, tại Việt Nam có khoảng 1,6 triệu trẻ ra đời và cần được tiêm vắc xin phòng bệnh với tổng số cần 4,8 triệu liều vắc xin. Trên thực tế, trong những năm qua, trẻ em được tiêm vắc xin đầy đủ là do tham gia chương trình Tiêm chủng mở rộng theo hình thức miễn phí, chỉ một số ít trẻ em thuộc thành phố lớn như Hà Nội có điều kiện kinh tế mới sử dụng vắc xin dịch vụ.
Trước thực trạng khan hiếm các vắc xin dịch vụ Hexa-infarix (6 trong 1) và vắc xin Pentaxim (5 trong 1), ông Phu khuyến cáo các gia đình cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc xin "5 trong 1" là vắc xin thuốc chương trình Tiêm chủng mở rộng thay thế cho các vắc xin hết hàng. Ông Phu lo ngại: "Gần 200 ca mắc ho gà đã được ghi nhận trong 5 tháng đầu năm nay, trong đó, riêng Hà Nội ghi nhận 94 trường hợp. Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh ho gà do chờ đợi tiêm vắc xin dịch vụ. Ho gà gây biến chứng nặng khiến trẻ có thể tử vong do suy hô hấp". Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, 5 tháng đầu năm trên địa bàn Hà Nội ghi nhận rải rác bệnh nhân mắc sốt phát ban dạng sởi, viêm não Nhật Bản hầu hết là trẻ nhỏ chưa được tiêm hoặc tiêm không đầy đủ vắc xin phòng bệnh.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Hàn Quốc đóng cửa hơn 800 trường học do MERS Hàn Quốc ngày 4/6 đã cho đóng cửa 822 trường học do lo ngại sự lây lan của Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông, gọi tắt là MERS. Theo Bộ giáo dục Hàn Quốc, trong số các trường học đóng cửa có 309 trường mầm non. Khoảng 70% số trường học nằm ở tỉnh Gyeonggi, nơi ghi nhận trường hợp tử vong...