Tiêm vắc xin thủy đậu khi nào tốt nhất?
Tiêm vắc – xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng thủy đậu. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng tiêm như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Thủy đậu có tính lây nhiễm rất cao. Có đến 90% trẻ em mắc bệnh trong giai đoạn 1- 10 tuổi. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mà trẻ em rất khó tránh khỏi nếu chưa được chủng ngừa bằng vắc- xin.
Rất nhiều trường hợp cha mẹ chỉ khi nhìn thấy đứa trẻ bên cạnh nhà bị thủy đậu mới hốt hoảng mang con đi chủng ngừa, nhưng con vẫn bị thủy đậu cho dù đã chích ngừa. Kiểu nước đến chân mới nhảy này vô tình khiến con em họ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn do thủy đậu gây ra.
Tiêm vắc – xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng thủy đậu. Đây là điều hầu hết các bậc cha mẹ đều biết, nhưng tiêm như thế nào và vào lúc nào để bảo vệ tốt nhất cho con em thì vẫn chưa được chú ý nhiều.
Video đang HOT
Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi trẻ bệnh, chủng ngừa vắc-xin là chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu.
Tốt nhất là thực hiện tiêm phòng cho trẻ trước mùa trước khi mùa bệnh (trước tháng 2 hàng năm) xảy ra. Nếu con bạn chưa được tiêm phòng thủy đậu, đây chính là lúc tốt nhất để chủng ngừa.
Lưu ý khi tiêm phòng:
Theo khuyến cáo của Uỷ ban an toàn Tư vấn Tiêm chủng của Hoa Kỳ vào tháng 6/2007, đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và nên tiêm thêm liều thứ 2 cách liều thứ nhất tốt nhất là 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bệnh và giảm việc mắc bệnh thủy đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa. Còn đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.
Hiện tại, bệnh thủy đậu có xu hướng gia tăng và có thể gây thành dịch, do đó các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi chủng ngừa ngay trước khi trẻ bị lây nhiễm trong trường học. Cách phòng bệnh (thủy đậu nói riêng và các bệnh có vắc-xin phòng ngừa nói chung), tốt nhất là các bậc phụ huynh nên cho trẻ chủng ngừa bệnh thường quy theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo không tiêm vắc – xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Người mẫn cảm với các thành phần của vắc – xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai cũng không được tiêm vắc -xin này và chỉ nên có thai tốt nhất là 3 tháng sau khi tiêm.
Theo TPO
Đã có vắc xin thủy đậu ở miền Bắc và miền Nam
Ngày 8/5, trong buổi họp báo về phòng, chống các bệnh mùa hè, PGS TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết đã có vắc xin tiêm phòng thủy đậu ở ngoài thị trường để người dân có thể tiêm phòng.
Bệnh thủy đậu lành tính nhưng mắc rải rác, dễ lây nhiễm
Hiện nay, bệnh thủy đậu cũng đang mắc rải rác ở nhiều nơi. Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16 nghìn người mắc bệnh thủy đậu xảy ra ở các tỉnh, thành phố. Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong nhưng so với cùng kỳ năm 2013, số bệnh nhân mắc thủy đậu tăng cao hơn 7900 trường hợp. Tuy nhiên, so với dịch năm 2008 thì thấp hơn gần 6.500 trường hợp mắc bệnh.
Một số tỉnh có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu cao nhất là Hà Nội, Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Nghệ An.
Ông Phu cho biết bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng cũng có thể gây ra biến chứng từ nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước đến nhiễm trùng huyết, viêm não. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
Tất cả những người chưa bị mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vắc xin đều có thể mắc bệnh. Thông thường người lớn mắc bệnh nặng hơn ở trẻ em. Mọi người đều phải chủ động phòng bệnh thủy đậu bằng cách tránh tiếp xúc với người bị bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh. Không tiêm vắc xin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai.
Thời gian qua, nhiều người lo ngại dịch bệnh nên dẫn đến tình trạng thiếu vắc xin cục bộ. Nhưng ông Phu cho biết Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Công ty nhập khẩu vắc xin thủy đậu và đến nay toàn bộ lô vắc xin gần 80.000 liều đã đưa ra ngoài thị trường để người dân có thể đi tiêm.
Để phòng lây lan bệnh thủy đậu trong cộng đồng, người lớn mắc bệnh phải nghỉ làm tránh tiếp xúc với người khác, trẻ nhỏ mắc bệnh phải nghỉ học từ 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh cho đến khi các nốt bọng nước khô vảy hoàn toàn; sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa; vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00, tăng cường vệ sinh cá nhân; vệ sinh phòng ở của người bệnh, đồ vật nhiễm mầm bệnh hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
Khánh Ngọc
Theo Infonet
Vắc xin ngừa thủy đậu: Vì sao nơi có, nơi không? Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc phản ánh cơ quan chức năng công bố vắc xin thủy đậu đã được đưa vào thị trường nhưng hiện tượng không có vắc xin thủy đậu đang khá phổ biến. Điểm tiêm chủng 131 Lò Đúc chiều ngày 16/5 Chiều ngày (16/5), PV Dân trí đã đi khảo sát thực tế tại một số điểm...