Tiêm trộn vaccine có thể gây triệu chứng mệt mỏi, đau đầu
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Oxford (Anh) chỉ ra việc tiêm trộn hai loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer và AstraZeneca sẽ gia tăng tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải như chứng mệt mỏi và đau đầu.
Một sinh viên đại học được dán tem chứng nhận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kent, Ohio (Mỹ). Ảnh: AP
Dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin những người được tiêm liều AstraZeneca đầu tiên, sau đó 4 tuần tiêm liều thứ 2 là vaccine của Pfizer đã ghi nhận gặp thêm một số tác dụng phụ.
Hầu hết những triệu chứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và ở dạng nhẹ. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi mũi đầu tiên tiêm là vaccine Pfizer và mũi thứ hai là AstraZeneca.
Kết quả nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh giới khoa học và các quan chức y tế công cộng đang xem xét đến các chiến lược như kết hợp hai mũi tiêm khác nhau để đối phó với tình trạng khan hiếm vaccine tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Việc đảm bảo tiêm trộn lẫn các vaccine vẫn an toàn và hiệu quả sẽ giúp các chính phủ dễ dàng quản lý kho dự trữ của họ hơn và cung cấp thông tin chi tiết hơn về cách kết hợp.
Video đang HOT
Ví dụ ở Pháp, những người được tiêm liều đầu tiên là vaccine AstraZeneca sau khi bị chính phủ hạn chế độ tuổi đã phải chuyển sang dùng vaccine của Pfizer trong lần tiêm lần thứ hai.
“Đó là một phát hiện mà chúng tôi không hề dự đoán được. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu phương pháp này có liên quan đến phản ứng miễn dịch được cải thiện hay không. Chúng tôi sẽ tìm ra kết quả đó sau vài tuần nữa”, Matthew Snape – Giáo sư chuyên về tiêm chủng và nhi khoa tại Đại học Oxford, người dẫn đầu nghiên cứu – cho biết.
Nghiên cứu không chỉ ra bất kỳ vấn đề an toàn nào hay khẳng định các triệu chứng sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, theo Giáo sư Snape, số người nghỉ sau tiêm chủng có thể sẽ gia tăng vì những biến chứng gây mệt mỏi.
Khoảng 10% người tham gia nghiên cứu được tiêm các liều vaccine hỗn hợp cho biết họ cảm thấy mệt mỏi và đau đầu nghiêm trọng, trong khi tỷ lệ đó đối với những người chỉ tiêm duy nhất một loại vaccine là 3%. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều từ 50 tuổi trở lên. Theo Giáo sư Snape, các phản ứng có thể biểu hiện mạnh hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
Không phải loại vaccine nào cũng có thể hoạt động khi được dùng lẫn song các nhà nghiên cứu tin rằng có thể thực hiện quy trình đó với những vaccine có cùng mục tiêu – trong trường hợp này là protein tăng đột biến của virus SARS-CoV-2.
Thượng đỉnh EU phủ bóng bởi cuộc chiến vaccine và căng thẳng địa chính trị
Nguyên thủ các nước thành viên EU tiến hành cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến với các chủ đề bao trùm là cuộc chiến xung quanh nguồn cung vaccine ngừa COVID-19.
Trong bức thư mời dự họp Thượng đỉnh gửi đến các nguyên thủ châu Âu ngày 24/03, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh, ưu tiên lớn nhất của châu Âu vào thời điểm này là đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho dân chúng và hội nghị Thượng đỉnh lần này sẽ dành phần lớn thời gian để bàn về các nỗ lực thực hiện ưu tiên này.
(Ảnh minh họa: Globsec)
Hiện tại, nguồn cung vaccine cho các nước EU vẫn đang ở mức rất thấp so với nhu cầu và EU đang gia tăng căng thẳng với Anh xung quanh việc chia sẻ nguồn cung vaccine AstraZeneca.
Chiều 24/3, Ủy ban châu Âu đã tiến thêm một bước trong ý định cấm xuất khẩu vaccine AstraZeneca được sản xuất tại các nước EU khi thông báo cơ chế mới siết chặt các biện pháp xuất khẩu mặt hàng này. Theo cơ chế mới, các nước có tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 trong dân chúng cao hoặc có các chính sách hạn chế xuất khẩu vaccine COVID-19 thông qua luật hoặc qua hợp đồng với các hãng cung cấp, sẽ bị cấm nhập khẩu vaccine ngừa COVID-19 sản xuất tại châu Âu.
Đây là biện pháp được xem là nhằm trực tiếp vào Anh, buộc Thủ tướng Anh Boris Johnson phải lên tiếng cảnh báo rằng châu Âu sẽ là bên chịu thiệt nếu cấm xuất khẩu vaccine AstraZeneca sang Anh. Nhằm hạ nhiệt căng thẳng, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung trong tối ngày 24/3, khẳng định sẽ tiếp tục tìm kiếm một giải pháp mà hai bên đều có lợi.
Bên cạnh vấn đề vaccine COVID-19, hội nghị Thượng đỉnh EU lần này cũng sẽ tập trung bàn thảo về các căng thẳng địa chính trị hiện nay giữa châu Âu với nhiều đối tác lớn. Để thúc đẩy chủ đề này, phía châu Âu đã mời Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự phiên họp trực tuyến.
Trước đó, trong tuyên bố sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chiều 24/03, Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, ông Josep Borrell cho biết EU và Mỹ khẳng định thúc đẩy hợp tác trong chiến lược tiếp cận với Trung Quốc và thay đổi thái độ đối đầu của Nga hiện nay.
Ông Josep Borrell cho biết: "Chúng tôi đã đồng ý phối hợp các nỗ lực trong việc việc xử lý thái độ đối đầu hiện nay của Nga và khuyến khích Nga từ bỏ con đường này. Tuy nhiên chúng tôi vẫn sẵn sàng hợp tác với Nga trong các vấn đề có chung lợi ích".
Dự kiến trong hội nghị Thượng đỉnh lần này, các lãnh đạo EU sẽ dành riêng một phiên thảo luận về quan hệ căng thẳng với Nga, trong đó có nghe báo cáo của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel về kết quả của các cuộc tiếp xúc mới nhất với Tổng thống Nga, Vladimir Putin.
Bên cạnh Nga, lãnh đạo EU cũng dự kiến sẽ bàn về quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có việc căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải cũng như các cáo buộc vi phạm dân chủ gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ.
EU xem xét siết chặt quy định xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 Liên minh châu Âu (EU) sẽ siết chặt việc kiểm soát xuất khẩu vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh khối này đang gặp nhiều vấn đề trong kế hoạch triển khai tiêm chủng. Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN Phát biểu trước báo giới, một người phát ngôn của EU cho biết trong ngày 24/3, Ủy...