Tiêm thuốc triệt dâm kẻ bệnh hoạn: Khó áp dụng hết
Hiếp dâm là suy đồi về mặt đạo đức chứ không phải là một loại bệnh mà có thể tiêm thuốc làm giảm ham muốn tình dục.
Ngày 16/1/2020, chia sẻ với Đất Việt trước đề xuất của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh về việc cần phải tiêm thuốc triệt dâm với những kẻ bệnh hoạn, nhiều phụ nữ băn khoăn, liệu rằng điều này có làm giảm được tình trạng xâm hại tình dục, hiếp dâm đang âm thầm diễn ra ở nhiều nơi?
Được biết, tiêm thuốc triệt dâm đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Theo đó, những kẻ phạm tội này sẽ bị tiêm một chất hóa học vào cơ thể nhằm giảm ham muốn tình dục tạm thời trong thời gian tạm thời.
Chị Nguyễn Thị Hồng Phúc (TP.HCM) cho rằng, những kẻ dâm trẻ em thường thích thể hiện quyền lực của mình, tìm cảm giác mới lạ chứ không phải vì nhu cầu tình dục.
“Điều đó cho thấy những đối tượng xâm hại tình dục trẻ em có sự suy đồi về đạo đức, thích thể hiện quyền lực của mình chứ không phải vì ham muốn tình dục quá cao.
Trong khi, thuốc chỉ làm giảm ham muốn chứ không làm thay đổi đạo đức đối tượng phạm tội” – chị Phúc cho hay.
Tiêm thuốc triệt dâm sẽ giảm được tội phạm hiếp dâm, xâm hại tình dục…?
Người phụ nữ này dẫn chứng ra một câu chuyên mình từng chứng kiến khi một người bạn thân kể từng bị chính người chú của mình xâm hại tình dục trong suốt một thời gian dài.
Điều đó khiến cho người bạn của chị Phúc cảm thấy ám ảnh, mỗi khi đối diện người chú thì cảm thấy hoảng loạn.
“Nếu như loại tội phạm này chỉ bị tiêm thuốc mà vẫn nhở nhơ ở bên ngoài thì sẽ đem lại sự ám ảnh cho người khác. Còn nếu như bị cách ly, nhốt trong trại giam thì liệu rằng có cần đến thuốc triệt dâm?” – chị Phúc đặt câu hỏi.
Chị Phạm Hương Nguyên (ngụ TP. Hải Dương) thì cho rằng, việc tiêm thuốc triệt dâm với đối tượng phạm tội hiếp dâm, dâm ô, xâm hại tình dục là điều cần thiết.
Bởi, hành động này xuất phát từ dục vọng, khi dục vọng quá cao thì gây ra sự ức chế, dẫn đến có những hành vi bệnh hoạn không thể kiểm soát.
“Đó là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ đồi trụy, gây ra sự ám ảnh cho người khác. Tôi từng chứng kiến nhiều nạn nhân bị chính những người thân trong gia đình xâm hại, dẫn đến sang chấn tâm lý.
Nạn nhân có thể vượt qua hoặc không thể vượt qua được sự ám ảnh đó. Trong khi những đối tượng phạm tội là mầm mống có thể gây tai họa bất cứ lúc nào” – chị Nguyên bày tỏ.
Chị Nguyên chia sẻ, trước đây từng có đề xuất thiến hóa học với những loại tội phạm này. Điều đó cũng giống như việc tiêm thuốc triệt dâm. Đó là điều nên làm, như thế sẽ khiến xã hội cảm thấy yên tâm hơn khi những đối tượng hiếp dâm, dâm ô, xâm hại tình dục… mãn hạn tù trở về sinh sống với cộng đồng!
Luật sư Nguyễn Văn Thành – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cũng ủng hộ đề xuất của ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh. Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, không phải đối tượng nào phạm một trong những tội trên cũng có thể áp dụng biện pháp tiêm thuốc triệt dâm. Bởi từng trường hợp có hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội khác nhau. Như đối tượng sử dụng chất kích thích phạm tội khác với lại đối tượng phạm tội trong trạng thái bị kích động hay người bình thường gây tội.
“Đối với những kẻ phạm tội trong hoàn cảnh bình thường, thì rõ ràng nguyên nhân đến từ chính kẻ đó. Đó có thể là một loại bệnh hoặc dù suy đồi đạo đức. Khi đó, việc tiêm thuốc triệt dâm sẽ hiệu quả.
Còn đối với những đối tượng phạm tội trong trạng thái bị kích động, dùng thuốc kích thích rõ ràng có tác động của ngoại cảnh, khi đó việc tiêm thuốc triệt dâm sẽ không có nhiều tác dụng…” – luật sư Thành nói.
Ngọc Vân
Theo baodatviet.vn
Xúi giục uống rượu, bia là phạm luật được hiểu thế nào?
Theo các chuyên gia pháp lý, luật quy định cấm nhưng lại chưa có giải thích, mô tả cụ thể như thế nào được xem là hành vi 'xúi giục, kích động, lôi kéo'.
Liên quan đến Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 vừa có hiệu lực, nhiều người băn khoăn trước quy định cấm "xúi giục, lôi kéo, ép buộc" người khác uống rượu, bia.
Trên mạng xã hội cũng xuất hiện một tờ giấy với tiêu đề "Đơn tự nguyện ăn nhậu", xuất phát từ lo lắng việc rủ rê nhậu nhẹt có thể sẽ bị khép vào hành vi lôi kéo, xúi giục.
Vậy quy định này nên được hiểu thế nào?
Thế nào là xúi giục?
Trao đổi với Zing.vn, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng hiện luật chỉ mới quy định các hành vi bị cấm nhưng không rõ chế tài đi kèm ra sao.
Luật sư Nam lấy dẫn chứng một người bạn đang buồn, mình rủ đi uống rượu rồi đặt câu hỏi hành vi này có bị xem là xúi giục hay không?
Theo luật sư, cần quy định cụ thể các hành vi bị cấm đi kèm hậu quả, ví dụ xúi giục, ép buộc người khác đi nhậu dẫn tới tai nạn giao thông thì người xúi giục phải bị truy cứu trách nhiệm. Còn người bị xúi giục nếu có đầy đủ năng lực trách nhiệm hành vi dân sự thì phải tự chịu trách nhiệm.
Theo quy định mới, việc xúi giục, ép buộc người khác uống rượu bia bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh: NBCNews.
Về hành vi cưỡng ép, lôi kéo... chuyên gia pháp lý cũng lập luận tương tự. Hiện, luật chưa có hướng dẫn nên dễ dẫn đến việc hiểu sai.
Cùng bày tỏ quan điểm về vấn đề này, luật sư Huỳnh Văn Nông (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng luật dùng từ chưa rõ ràng làm cho nhiều người ngộ nhận việc rủ người khác uống rượu có thể bị xử lý.
Các từ "xúi giục, kích động, lôi kéo" hiểu trong khuôn khổ khoa học pháp lý thường mang ý nghĩa tiêu cực là hành vi bằng lời nói, cử chỉ, vật chất hoặc bằng bất cứ thủ đoạn nào nhằm làm cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
Nếu hiểu từ "xúi giục, kích động, lôi kéo" theo nghĩa thông thường là hành vi bằng lời nói, cử chỉ, vật chất hoặc bằng bất cứ thủ đoạn nào nhằm làm cho người khác thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định, thì "xúi giục, kích động, lôi kéo" đồng nghĩa với từ "rủ, mời".
"Ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung thì việc mời rượu là nét văn hóa đã tồn tại từ lâu và chưa bao giờ lạc hậu. Một đạo luật tiến bộ thì không bao giờ chống lại nét đẹp văn hóa nhân loại", luật sư Nông nói.
Luật sư Cồ Lê Huy (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng tán thành quan điểm này. Sử dụng bia rượu nhiều là xấu, nhưng sử dụng có mức độ thì có tác dụng tốt ở mặt nào đó.
Do vậy, luật sư cho rằng cần quy định cụ thể như nghiêm cấm việc xúi giục người khác uống bia, rượu quá nhiều rồi gây ra hậu quả nghiêm trọng (bệnh, tai nạn giao thông, ngộ độc...) thì sẽ dễ hình dung hơn.
Cần hướng dẫn chi tiết
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng luật đang quy định như vậy nhưng lại chưa có giải thích, mô tả cụ thể như thế nào được xem là hành vi "xúi giục, kích động, lôi kéo".
Theo văn hóa "nhậu" của người Việt thì việc "mời mọc, rủ rê" là rất bình thường và ai cũng hiểu, nếu đồng ý là do mình tự nguyện. Song, đối chiếu theo quy định trên thì ranh giới giữa "mời mọc, rủ rê" và "xúi giục, kích động, lôi kéo" là khá mong manh, rất dễ dẫn đến sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật.
"Vì lẽ đó, các nhà lập pháp cần sớm cho văn bản dưới luật hướng dẫn về vấn đề này, và khi chưa có hướng dẫn thì quy định trên chưa thể áp dụng một cách khách quan", luật sư Hưng bày tỏ.
Tài xế vi phạm tốc độ mơ hồ về mức phạt tăng theo nghị định mới
Nhiều người vi phạm bị lập biên bản về lỗi vượt quá tốc độ quy định trên đường Mai Chí Thọ (quận 2, TP.HCM) nói chưa biết mức phạt được tăng cao theo nghị định 100/2019.
"Một văn bản luật muốn đi vào cuộc sống thì câu chữ phải cụ thể, dễ hiểu, ngữ nghĩa rõ ràng. Tôi nghĩ câu chữ như trong luật là chưa rõ ràng, chung chung sẽ dẫn đến việc phát hiện, xử lý hành vi khó khăn", luật sư Huy nêu ý kiến.
Luật sư Nông nói thêm nhằm tránh việc tùy tiện áp dụng luật, nhà làm luật nên giải thích cho rõ thế nào là hành vi "xúi giục, kích động, lôi kéo" người khác uống rượu, bia. Việc rủ, mời nhau uống rượu, bia chắc chắn là hành vi mà pháp luật không thể cấm.
Hoài Thanh
Theo news.zing.vn
Nữ sinh bị dâm ô 2h trong nhà vệ sinh: Trẻ em phải tuyệt đối an toàn! Để bảo đảm an toàn cho trẻ, phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ phía nhà trường. Vụ việc nữ sinh lớp 9 bị dâm ô 2 giờ liền trong nhà vệ sinh ở Trường THCS Hùng Vương, TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắk khiến dư luận thực sự lo lắng, bất an về sự an toàn của con em mình ở...