Tiêm thuốc tê khi nhổ răng, nam thanh niên ngưng hô hấp tuần hoàn nghi do phản vệ
Tối 16/8, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho biết, đơn vị đang điều trị tích cực cho một trường hợp ngưng hô hấp tuần hoàn ngoại viện nghi do phản vệ thuốc tê.
Trước đó, ngày 11/8, bệnh nhân N.H.T.K (22 tuổi, ngụ xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng hô hấp tuần hoàn. Người nhà bệnh nhân cho biết, chiều 11/8, anh N.H.T.K đi nhổ răng tại một phòng khám và được gây tê bằng một loại thuốc.
Sau khi tiêm thuốc tê khoảng 15 phút, bệnh nhân khó thở kiểu nuốt nghẹn, mệt, tái mặt dần và được xử trí bằng 3 – 4 ống adrenalin tiêm bắp. Sau đó, anh K được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom trong tình trạng ngưng tuần hoàn hô hấp. Các y, bác sĩ đã tiến hành cấp cứu ép tim, dùng thuốc, đặt nội khí quản và chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.
Video đang HOT
Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất thực hiện ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng qua nội khí quản, dùng thuốc.
Sau khi hồi sinh tim phổi thành công, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Tim mạch can thiệp để đặt máy tạo nhịp tim tạm thời rồi chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực. Tại đây, bệnh nhân tiếp tục được cho thở máy, truyền kháng sinh, hội chẩn toàn viện để đưa ra hướng xử trí tiếp theo.
Đến ngày 16/8, bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, sốt cao từng cơn, mạch dao động từ 120 – 140 lần/phút… tiếp tục được điều trị tích cực, lọc máu liên tục.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán, bệnh nhân ngưng hô hấp tuần hoàn đã hồi sinh, phù não lan tỏa, block tim hoàn toàn độ 3 đã được đặt máy tạo nhịp, phản vệ độ 4 nghi do thuốc tê, viêm phổi, suy đa cơ quan.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân trước khi nhổ răng phải thông báo đầy đủ tiền sử bệnh, các loại thuốc đang sử dụng; trước khi gây tê cần kiểm tra tiền căn dị ứng xem có dị ứng với thành phần nào của thuốc hay không. Người dân phải lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy để thực hiện và có những biện pháp xử trí kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
Cứu sống bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở 10 phút do điện giật
Thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai cho biết, đến ngày 4/6, tình trạng sức khoẻ của ông L.M.T., 41 tuổi, ngụ phường Thống Nhất, thành phố Biên Hoà, Đồng Nai bị ngưng tim, ngưng thở 10 phút do điện giật đã ổn định sức khoẻ, tỉnh táo và đang tiếp tục theo dõi sức khoẻ.
Trước đó, ngày 4/6, ông L.M.T. nhập viện trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở ngoại viện 10 phút do bị điện giật tại nhà. Đáng lưu ý, bệnh nhân không được sơ cứu trước khi vào bệnh viện.
Ngay lập tức, các bác sĩ thực hiện sốc điện 2 lần kết hợp cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn nâng cao. Sau 5 phút giành giật sự sống, người bệnh có nhịp tim trở lại, bắt đầu có những nhịp tự thở, phản xạ đồng tử có phản ứng nhưng huyết áp tụt, phải dùng thuốc vận mạch.
Sau khi cấp cứu ban đầu, các bác sĩ nhận định bệnh nhân cần can thiệp những biện pháp chuyên sâu, ê kíp trực đã nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Võ Văn Út, khoa Khám bệnh cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai cho biết, điện giật là tai nạn nguy hiểm thường gặp, tác động của dòng điện có thể làm tử vong hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận hay chức năng của cơ thể con người. Do đó, việc sơ cứu người bị nạn đúng và an toàn góp phần cứu sống nạn nhân, tránh các nguy cơ tổn thương não do thiếu oxi như sa sút trí tuệ, hôn mê nằm tại chỗ, sống thực vật. Trường hợp này rất may mắn vì được đưa đến khoa cấp cứu kịp thời và được sốc điện lập tức để giải quyết rối loạn nhịp nên giảm được những biến chứng về sau.
Các bác sĩ khuyến cáo, việc cấp cứu ngừng tim cần thực hiện ngay lập tức tại hiện trường, ngay sau khi đã đưa người bệnh ra khỏi vị trí nguy hiểm. Người phát hiện nên lập tức thực hiện ép tim ngoài lồng ngực cho người bệnh và gọi cấp cứu hỗ trợ. Trong quá trình vận chuyển đến bệnh viện, nếu người bệnh chưa hồi tỉnh, hãy cố gắng đảm bảo duy trì ép tim ngoài lồng ngực liên tục. Có thể kết hợp thổi ngạt đúng cách (nếu biết), hoặc nếu không chỉ cần đảm bảo ép tim liên tục là đã góp phần tăng khả năng hồi phục và giảm nguy cơ tổn thương não, giúp cho tiên lượng sống của người bệnh sau này cao hơn.
Ngoài ra, người thân cần chú ý kiểm tra các chấn thương kèm theo do té ngã sau khi nạn nhân bị điện giật, nhất là chấn thương cột sống cổ. Khi vận chuyển, nên để người bệnh nằm thẳng kèm theo cố định cột sống cổ, nếu không có phương tiện chuyên dụng, có thể dùng gối hoặc khăn vải cuộn tròn chèn 2 bên cổ tránh di động đầu cổ nhiều trong khi vận chuyển. Không nên bồng vác, xốc người bệnh nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống.
Đặc biệt, người dân cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện trong nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Người đàn ông phải cấp cứu sau bữa ăn một mình tại nhà Sau ăn 30 phút, ông T. xuất hiện dấu hiệu tê lưỡi, buồn nôn và khó thở. Gia đình đã vội vàng đưa đi cấp cứu nhưng bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, ngừng thở. Ông H.Đ.T. (68 tuổi, trú tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) được người nhà đưa vào viện cấp cứu do ngộ độc...